[Văn 9] Đề thi thử

H

huongmot

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Hôm nay vừa mới thi cái bài này xong ;))

Phần I:
Ở vùng biển nước ta( trừ vùng tây nam đất nước), từ trên đất liền không thể thấy cảnh mặt trời lặn xuống biển. Vậy mà nhà thơ Huy Cận lại viết: "Mặt trời xuống biển như hòn lửa"
Câu 1: Theo em nhà thơ đã đứng ở đâu để có thể quan sát được cảnh "mặt trời xuống biển"
Câu 2: Chép chính xác khổ thơ có chứa câu thơ "Mặt trời xuống biển như hòn lửa". Cho biết tên bài thơ và hoàn cảnh ra đời của bài thơ đó.
Câu 3: Trong đoạn thơ em vừa chép, tác giả đã sử dụng những biện pháp tu từ nào? Phân tích tác dụng của những biện pháp tu từ ấy.
Câu 4: Bằng một đoạn văn quy nạp khoảng 10 câu, hãy phân tích khổ thơ em vừa chép để thấy rõ bức tranh cảnh biển vào đêm đang mở ra một ngày lao động mới của con người. Trong đoạn có sử dụng hợp lý thành phần tình thái và phép nối để liên kết câu (chỉ rõ).

Phần II:
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
"Quen rồi. Một ngày chúng tôi phá bom đến năm lần. Ngày nào ít: ba lần. Tôi có nghĩ tới cái chết. Nhưng một cái chết mờ nhạt, không cụ thể. Còn cái chính: liệu mìn có nổ, bom có nổ không? Không thì làm cách nào để châm mìn lần thứ hai? Tôi nghĩ thế."
(Lê Minh Khuê, Những ngôi sao xa xôi)
Câu 1: "Chúng tôi" được nhắc đến trong đoạn văn trên là những ai? Họ có quan hệ với nhau như thế nào?
Câu 2: Các câu:"... liệu mìn có nổ, bom có nổ không? Không thì làm cách nào để châm mìn lần thứ hai?" là lời nó hay ý nghĩ của nhân vật nào? Lời nói hay ý nghĩ ấy của nhân vật đã gợi ra trong em những suy nghĩ gì về ý thức trách nhiệm trong công việc của thế hệ trẻ ngày nay?
Câu 3: Kể tên 2 tác phẩm được học trong chương trình Ngữ văn 9 có cùng đề tài với " Những ngôi sao xa xôi" của Lê Minh Khuê
 
H

hochoidieuhay

Phần I:
Câu 2:
Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then đêm sập cửa
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
Câu hát căng buồm với gió khơi
-Đây là bài thơ''Đoàn thuyền đánh cá'', năm 1958, trong không khí phấn khởi thi đua của toàn miền Bắc tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, nhà thơ Huy Cận trong một dẹp đi thực tế ở Hòn Gai đã sáng tác bài thơ "Đoàn thuyền đánh cá".

Câu 3:
''Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then đêm sập cửa''
-Cảm hứng vũ trụ, các biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa đã tạo nên những vần thơ đẹp cho người đọc nhiều ấn tượng.
''Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
Câu hát căng buồm với gió khơi.''
- Nghệ thuật tương phản: giữa cảnh ngày tàn với đêm mở ra, giữa cái tĩnh (vũ trụ) và cái động (con người).Nhạc điệu cũng có sự đối lập: tả vũ trụ với những vần trắc liên tiếp (lửa-cửa) như khép lại, và những vần bằng (khơi-khơi) như mở ra, ngân nga kéo dài . Sự đối lập ấy giúp người đọc cảm nhận được nỗi vất vả của việc đánh cá về đêm. Công việc đánh cá ban đêm trên biển là công việc nặng nhọc, đầy bất trắc nhưng đoàn quân xông trân vẫn cất cao tiếng hát. Tiếng hát vút lên cùng với những cánh buồm lộng gió.

 
J

joe_sad

Câu 1: chúng tôi là chị Nho, Thao và Phương Định. Họ là ba cô gái thanh niên xung phong cùng tiểu đội trên con đường Trường Sơn. Họ sống với nhau như những người chị em cùng chia ngọt sẻ bùi.
 
S

small_kibo

Hôm nay vừa mới thi cái bài này xong ;))

Phần I:
Ở vùng biển nước ta( trừ vùng tây nam đất nước), từ trên đất liền không thể thấy cảnh mặt trời lặn xuống biển. Vậy mà nhà thơ Huy Cận lại viết: "Mặt trời xuống biển như hòn lửa"
Câu 1: Theo em nhà thơ đã đứng ở đâu để có thể quan sát được cảnh "mặt trời xuống biển"
Câu 2: Chép chính xác khổ thơ có chứa câu thơ "Mặt trời xuống biển như hòn lửa". Cho biết tên bài thơ và hoàn cảnh ra đời của bài thơ đó.
Câu 3: Trong đoạn thơ em vừa chép, tác giả đã sử dụng những biện pháp tu từ nào? Phân tích tác dụng của những biện pháp tu từ ấy.
Câu 4: Bằng một đoạn văn quy nạp khoảng 10 câu, hãy phân tích khổ thơ em vừa chép để thấy rõ bức tranh cảnh biển vào đêm đang mở ra một ngày lao động mới của con người. Trong đoạn có sử dụng hợp lý thành phần tình thái và phép nối để liên kết câu (chỉ rõ).

Phần II:
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
"Quen rồi. Một ngày chúng tôi phá bom đến năm lần. Ngày nào ít: ba lần. Tôi có nghĩ tới cái chết. Nhưng một cái chết mờ nhạt, không cụ thể. Còn cái chính: liệu mìn có nổ, bom có nổ không? Không thì làm cách nào để châm mìn lần thứ hai? Tôi nghĩ thế."
(Lê Minh Khuê, Những ngôi sao xa xôi)
Câu 1: "Chúng tôi" được nhắc đến trong đoạn văn trên là những ai? Họ có quan hệ với nhau như thế nào?
Câu 2: Các câu:"... liệu mìn có nổ, bom có nổ không? Không thì làm cách nào để châm mìn lần thứ hai?" là lời nó hay ý nghĩ của nhân vật nào? Lời nói hay ý nghĩ ấy của nhân vật đã gợi ra trong em những suy nghĩ gì về ý thức trách nhiệm trong công việc của thế hệ trẻ ngày nay?
Câu 3: Kể tên 2 tác phẩm được học trong chương trình Ngữ văn 9 có cùng đề tài với " Những ngôi sao xa xôi" của Lê Minh Khuê


I> 1 Có thể thấy vị trí của nhà thơ đang trên một chiếc thuyền ở khơi xa hoặc trên một vùng biển đảo lúc hoàng hôn
II> Chiếc lược ngà và Làng:)|
 
H

huongmot

Đây là đáp án ạ, mọi người tham khảo ;;)

Phần I:
Câu 3:
- Biện pháp so sánh (mặt trời xuống biển như hòn lửa): gợi tả hình dáng, sắc màu rực rỡ của mặt trời ~> hình dung hoàng hôn trên biển rực rỡ, huy hoàng, ấm áp sự sống
- Biện pháp ẩn dụ (ẩn dụ dựa trên nhân hóa, nói ẩn dụ hay nhân hóa đều đúng) (sóng cái then, đêm sập cửa): những con sống chạy ngang giống như chiếc then cài; màn đêm là cánh cửa.
~> Vũ trụ, thiên nhiên bao la huyền bí, đã trở thành ngôi nhà thân quen ~> cảnh biển vào đêm vừa rộng lớn vừa gần gũi với con người

Câu 4:
- Hình thức: ....
- Nội dụng: Làm rõ các ý sau:
+ Bức tranh cảnh biển vào đêm
~> Biển vào đêm , kết thúc một chu kì của thiên nhiên
+ Một ngày lao động mới của con người bắt đầu (đối lập với trạng thái nghỉ ngơi của thiên nhiên, vũ trụ): công việc lao động quen thuộc, tiếp diễn (lại) trong niềm vui (câu hát) và khsi thế mạnh mẽ đầy phấn chấn (căng buồm) của người lao động
~> Côn người bắt đầu lao động với khí thế hăng say, sôi nổi

Phần II:
Câu 2: Ý thức trách nhiện trong công việc của thế hệ trẻ:
- Nêu ra vấn đề: tinh thần trách nhiệm trong công việc của thế hệ trẻ
- Thống nhất quan điểm: tinh thần trách nhiệm là sự lo lắng, tìm mọi cách để hoàn thành công việc trong điều kiện tốt nhất một cách tự nguyện, coi đó là nhiệm vụ của mình
- Làm rõ tính đúng, sai của vấn đề: biểu hiện của người có tinh thần trách nhiệm và biểu hiện của người chưa có tinh thần trách nhiệm
- Gắn với hoàn cảnh đất nước: đang xây dựng và phát triển xã hội ~> thế hệ trẻ là lực lượng quan trọng nhất. Do đó, những người có ý thức trách nhiệm với công việc đem lại thành quả như thế nào? Trái lại những người thiếu ý thức đó gây ảnh hưởng thế nào?
- Chốt lại bằng thông điệp: để có 1 xã hội tốt đẹp với những con người hoàn thiện thì ý thức trách nhiệm với công việc là quan trọng hàng đầu
 
Top Bottom