[Văn 9]Đề thi hsg>''<

G

ga_cha_pon9x

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Phần I
1,Những câu thơ sau có trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật:
Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim
Và:
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước
Chỉ cần trong xe có một trái tim.
a,Hãy chỉ rõ vị trí,hoàn cảnh xuất hiện củ các câu trên trong bài
thơ.
b,Em có suy nghĩ gì về mối quan hệ ý nghĩa giữa các câu thơ nêu trên.
2,Viết đoạn văn ngắn phân tích lí tưởng sống của người chiến sĩ lái xe trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính
Phần II
1,Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:
Trong cuộc đời đầy truân chuyên của mình,chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp xúc với văn hoá nhiều nước,nhiều vùng trên thế giới,cả ở phương Đông và phương Tây.Trên những con tàu vượt trùng dương,Người đã ghé lại nhiều hải cảng,đã thăm các nước châu Phi,châu Á,châu Mĩ.Người đã từng sống dài ngày ở Pháp,ở Anh.Người nói và viết hạo nhiều thứ tiếng ngoại quốc:pháp,Anh,Hoa,Nga ... và Người đã làm nhiều nghề.
a,Các câu trong đoạn văn liên kết với nhau chủ yếu bằng hai phép lien kết nào?
b,Câu gạch chân trên,nếu phân loại theo cấu trúc ngữ pháp thì câu trên thuộc loại câu nào?Vì sao?
2,Hãy viết đoạn văn khoảng 1 câu,trình bày nội dung theo phương pháp Tổng-phân-hợp,trong đoạn có dùng phần phụ chú.Mở đầu đoạn văn bằng câu:Bác Hồ kính yêu của chúng ta sống thật giản dị và thanh đạm


P/s:Giúp mình nhé,câu nào cũng được,mai phải nộp bài rồi


 
T

thuyhoa_nct


Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim
Và:
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước
Chỉ cần trong xe có một trái tim.

b,Em có suy nghĩ gì về mối quan hệ ý nghĩa giữa các câu thơ nêu trên.

- "Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim": đó ko chỉ là con đường gian nan của các chiến sĩ xa ko kính trên đường đánh quân, diệt giặc mà đó còn là con đường của lý tưởng Cách Mạng, con đường của niềm tin chiến thắng.

- "Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước
Chỉ cần trong xa có một trái tim"


Phía trước ấy có một con đường - con đường chạy thẳng vào tim. Xe vẫn chạy đến phía trước, trên con đường đến với miền Nam.

=> Các câu thơ trên đều là niềm tin vào con đường phía trước, con đường Cách mạng, tin vào chiến thắng ở một ngày ko xa.
 
B

bffaf

1.Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim
Và:
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước
Chỉ cần trong xe có một trái tim.
a,Hãy chỉ rõ vị trí,hoàn cảnh xuất hiện củ các câu trên trong bài
thơ.
b,Em có suy nghĩ gì về mối quan hệ ý nghĩa giữa các câu thơ nêu trên.
2,Viết đoạn văn ngắn phân tích lí tưởng sống của người chiến sĩ lái xe trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính
Câu a: tự làm
b.Cả 2 câu đều có chung chữ "tim".
Chữ "tim" 1: hoán dụ chỉ miền Nam, trái tim của Tổ quốc, tất cả dân tộc VN đều hướng tới miền Nam. Con đường mà những người lính đi như mạch máu chảy về tim, như nguồn sống để nuôi dưỡng trái tim miền Nam. Nếu thiếu miền Nam, đất nước sẽ như cơ thể thiếu trái tim, sẽ khó mà tồn tại nếu thiếu miền Nam. Những người chiến sĩ luôn hết lòng vì miền Nam, họ sẵn sàng hi sinh cả thân mình để trái tim miền Nam được bảo vệ, được vẹn nguyên, vì miền Nam chính là trái tim đã nuôi sống và thôi thúc họ đứng lên bảo vệ đất nước, bảo vệ miền Nam thân yêu.
Chữ "tim" 2: ẩn dụ chỉ trái tim người lính
- Không có gì có thể cản trở những chiếc xe ấy băng băng ra chiến trường. Mọi thứ của xe có thể không còn nguyên vẹn, chỉ cần vẹn nguyên trái tim người lính và trái tim vì miền Nam thì xe vẫn chay, "tất cả cho tiền tuyến". Đó ko chỉ là sự ngoan cường, dũng cảm vượt lên mọi gian khổ ác liệt mà còn là sức mạnh của tình yêu nước.
- Bom đạn quân thù có thể làm biến dạng cái xe nhưng ko thể đè bẹp tinh thần, ý chí chiến đấu của những chiến sĩ lái xe. Xe vẫn chay ko chỉ vì có động cơ máy móc mà còn có động cơ tinh thần "Vì miền nam phía trước"
- Đối lập với tất cả những cái ko có ở trên là 1 cái "có". Đó là trái tim- sức mạnh của ngừoi lính. Sức mạnh của con người đã chiến thắng bom đạn kẻ thù.
- Trái tim ấy đã thay thế cho tất cả những thiếu thốn"ko kính, ko đèn, ko mui", hợp nhất với người chiến sẽ lái xe thành 1 cơ thể sống ko gì có thể tàn phá, ngăn trở đc. Xe chạy bằng tim, bằng xương máu của người chiến sĩ, trái tim ấy tạo niềm tin, niềm lạc quan và sức mạnh chiến thắng. Những chiếc xe càng thêm độc đáo vì đó là những chiếc xe trái tim cầm lái.
- Trái tim yêu thương, trái tim can trường của người chiến sĩ lái xe vừa là hình ảnh ẩn dụ gợi biết bao ý nghĩa: trái tim là hình ảnh hội tụ vẻ đẹp tâm hồn và phẩm chất của người chiến sĩ lái xe. Trái tim nồng cháy một lẽ sống cao đẹp mà thiêng liến: tất cả vì miền Nam thân yêu, trái tim chứa đựng bản lĩnh hiên ngang, lòng dũng cảm tuyệt vời. Trái tim mang tinh thần lạc quan và một niềm tin mãnh liệt vào ngày thống nhất bắc nam. Trái tim trở thành nhãn tự của bài thơ, cô đúc ý toàn bài, hội tụ vẻ đẹp của người lính và để lại cảm xúc sâu lắng trong lòng người đọc.
- Trái tim người lính tỏa sáng rực rỡ mãi đến muôn thế hệ mai sau khiến ta ko quên một thể hệ thanh niên thời kì chống Mỹ oanh liệt của dân tộc
Rồi tìm mối quan hệ chung == mệt quá, type rõ lâu
Câu 2.ý chính:
- tư thế hiên ngang, tinh thần dũng cảm lạc quan, coi thường gian khổ hiểm nguy
- tâm hồn sôi nổi của tuổi trẻ, tình đồng chí đồng đội sâu sắc
- ý chí chiến đấu giải phóng miền nam thống nhất đất nước.

Có thể liên hệ với bài Đồng chí để thấy sự giống và khác nhau:
- THế hệ trẻ là thế hệ sống rất đẹp, anh hùng. HỌ ý thức sâu sắc về sứ mệnh lịch sử của mình, trong gian khổ hi sinh vẫn phơi phới lạc quan.
- Lòng yêu nước, dũng cảm, sẵn sàng hi sinh vì độc lập tự do của tổ quốc, thái độ bất chấp khó khắn, gian khổ, hiểm nguy, sống lạc quan, có tình đồng chí đồng đội thắm thiết.
- Trong bài, người lính đi sau và cuộc hiến đấu với ý thức giác ngộ về lí tưởng độc lấp tự do gắn với CNXH. Họ ý thức sâu sắc về trách nhiệm của thế hệ mình. Họ sống trẻ trung, yêu đời, lạc quan, tự tin. HÌnh ảnh họ đc thể hiện trong 1 thời điểm quyết liệt và khẩn trương hơn. Đó là 1 thế hệ anh hùng hiên ngang mạnh mẽ.

Tặng em yêu
 
B

bffaf

phép liên kết: phép lặp từ "Người"
Câu trên là câu ghép sử dụng QHT "và"
Hãy viết đoạn văn khoảng 1 câu,trình bày nội dung theo phương pháp Tổng-phân-hợp,trong đoạn có dùng phần phụ chú.Mở đầu đoạn văn bằng câu:Bác Hồ kính yêu của chúng ta sống thật giản dị và thanh đạm

Làm 1 câu bằng niềm tin à 8-}
Outline thôi: giở sách lớp 8 bài đức tính giản dị của bác hồ của Phạm Văn đồng là đc
 
Top Bottom