[Văn 9] đề thi chuyên văn

H

haoanh_98

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1273047243228966304_574_574.jpg


Chú ý tiêu đề: [Văn 9]+Tiêu đề
Thân!
 
Last edited by a moderator:
M

meoconnhinhanh97

tình cảm gia đình qua bài thơ bếp lửa
đó chính là tình bà cháu thiêng liêng,xúc động
-hình ảnh bếp lửa thật gần gũi thân thương nhưng hơn hết nó biểu tượng cho tình bà ấm nóng
-hình ảnh bếp lửa gợi dậy những năm tháng tuổi thơ,gợi dậy hình ảnh thực của những ngày làng đói mòn đói mỏi,bị thiêu đốt trong đốm lửa,sống trong cơ cực,thiếu thốn đau thưuong,mất mát
==>1 sự nhớ lại trong chíh sự thấu hiểu thương bà và dân tộc trong âm thanh tiếng tu hú->gợi nỗi buồn,sự trống trải thiếu vắng trong cuộc sống 2 bà cháu,nỗi niềm lan tỏa thấm sâu vào không gian và thời gian
==>nỗi niềm của tình bà cháu khắc khoải da diết->niềm tin khát vọng ngày đoàn tụ
-bếp lửa không còn là hình ảnh giản dị bt mà nó đã kì lạ và thiêng liêng:bởi dù trong gian lao vẫn tỏa sáng thiêng liêng vì đó là ngọn lửa của tình yêu thương,sức mạnh của niềm tin khát khao,đó là hình ảnh ấp ủ tình cảm bà cháu hội tụ tất cả những gì đẹp đẽ nhất,tình yêu đất nc chở trong đó là tình yêu cuộc sống
==>chính cái tình cảm ngọt ngào đầy hương vị đó mà 2 bà cháu đã cháy lên ngọn lửa của tình yêu nồng cháy xuất phát từ trái tim để ngọn lửa đó vẫn cháy mãi trong không gian như tình bà cháu đó mãi trường tồn,không hê phai màu

<==>triết lí:những quá khứ kỉ niệm dẫu nhọc nhằn khó khăn thì đó cũng là hành trang nâng đỡ bước đường đời của mỗi người vì vậy ta phải biết trân trong vì ở quá khứ đó luôn có 1 thứ tình cảm vẫn sáng mãi theo dõi bước chân của mỗi ng
@@:tớ cụng lung tung tíb-(
 
T

tunkute123

Tình cảm gia đình qua bài thơ Bếp Lửa của Bằng Việt:

- Tình cảm gia đình, hay nổi bật hơn là tình cảm bà cháu được thể hiện hết sức chân thực qua hình tượng bếp lửa.

- Bếp lửa là hình ảnh quen thuộc trong mỗi gia dình Việt, tượng trương cho sự ấm nóng của gia đình.

- Hình ảnh bếp lửa ẩn dụ cho người bà: Chờn vờn sương sớm, ấp iu nồng đượm.

- Bếp lửa khơi nguồn kỉ niệm, để cháu nhớ lại những năm tháng tuổi thơ được sống cùng bà, được bà chi chút chăm sóc, yêu thương...

- Bếp lửa kì lạ và thiêng liêng:
+ Kì lạ: Cháy mãi bất diệt k bao giờ tắt
+ Thiêng liêng: Là tình bà, là nỗi lòng bà năm tháng tảo tần... Tượng trưng cho tình cảm gia đình

---> Bếp lửa hay phải chăng là tình cảm bà cháu, tình cảm gia đình cháy sáng cuộc đời, cháy sáng hi vọng. Là cội nguồn sức mạnh để người cháu bước tiếp trên con đường tương lai

- Tiếng chim tu hú: Tiếng đồng vọng, thể hiện tình yêu thương của cháu giành cho bà.

--->>> Tình cảm bà cháu, lớn hơn là tình cảm gia đình được thể hiện chân thực, cảm động qua bài thơ bếp lửa. Tình cảm ấy phát triển thành tình yêu nước, thành hành trang nâng đỡ cuộc đời của cháu. Để sau này, khi nhớ về bà, về bếp lửa, người cháu vẫn thấy sống mũi còn cay cay...

------->>>>>>>>>>>> Rút ra bài học nhân sinh: Quá khứ dẫu nhọc nhằn gian khổ vẫn lành hành trang nâng đỡ cuộc đời. Ai quên quá khứ, người đó sẽ k có được thành công.

Mình chỉ làm sơ qua thế. Còn bạn phải đi cặn kẽ hơn nữa nhé.

Chúc bạn học tốt :D.
 
T

tunkute123

I/MB:
- Nêu ý kiến về câu tục ngữ hoặc nêu khái niệm về tục ngữ (lời răn dạy, truyền kinh nghiệm...).
- Nêu giá trị câu tục ngữ: Bài học quí giá về nhắc nhở con người biết sống tốt đẹp.
II/TB:
1. Giải thích ý nghĩa câu "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây":
- Nghĩa đen: ăn quả phải nhớ tới công lao vun xới, chăm bón của người trồng cây cho ta ăn quả.
- Nghĩa bóng: người được hưởng thành quả lao động (về mọi mặt) phải nhớ ơn người đã mất bao công lao để tạo ra những thành quả đó. Hoặc: Thế hệ sau biết ơn thế hệ trước...
2. Bình luận tại sao ăn quả lại phải nhớ kẻ trồng cây:
Vì tất cả thành quả lao động (vật chất + tinh thần) mà chúng ta thừa hưởng ngày nay là do công sức của bao thế hệ đi trước tạo nên, nhiều thành quả phải đánh đổi bằng xương máu (thành quả Cách mạng)... Cho VD.
3. Bình luận về thái độ biết ơn của người ăn quả đối với người trồng cây được thể hiện như thế nào cho đúng? (Trọng tâm)
- Trân trọng, ghi nhớ công ơn.
- Có ý thức vun đắp, bảo vệ và góp phần phát triển những thành quả đã đạt được, mở rộng ra là góp phần làm cho đất nước ngày càng giàu mạnh, cho gia đình ngày càng ấm no, hạnh phúc.
Thực tế lịch sử, cuộc sống, dân tộc ta thực hiện điều này khá tốt. Chứng minh bằng việc đền ơn đáp nghĩa (xây nhà tình nghĩa cho các bà mẹ anh hùng, có công với đất nước...).
- Khẳng định giá trị câu tục ngữ: luôn đúng, nhắc nhở mọi người... Ngày nay, ta đang sống theo đạo lí tốt đẹp đó...
- Từ đó, phê phán những thái độ, quan điểm sai trái, đi ngược đạo lí nhân dân, vô ơn bội nghĩa.
- Thái độ vô ơn, thiếu trách nhiệm đều bị lên án... Đó là biểu hiện của người suy thoái đạo đức, nhân cách.
III/KB:
- Khẳng định ý nghĩa, giá trị câu tục ngữ.
- Có tác dụng nhắc nhở, có giá trị giáo dục, một nét của đạo đức con người trong mọi hoàn cảnh, mọi thời đại.
- Lòng biết ơn là nét đẹp văn hoá cần thiết, cao quí.
- Liên hệ lòng biết ơn của người học sinh trong nhà trường, gia đình và ngoài xã hội.
__________________
 
Top Bottom