DÀN Ý THUYẾT MINH VỀ CÂY LÚA
I.MB: giới thiệu về cây lúa.
II.Thân bài
1.Khái quát
- Lúa là một cây trồng thuộc nhóm ngũ cốc và rất quan trọng đối với người dân Việt Nam
- Là cây lương thực chủ yếu của người dân Việt Nam và các nước trên thế giới
2.Chi tiết về cây lúa
Đặc điểm của cây lúa
+ Cây lúa sống ở dưới nước
+ Thuộc loại cây một lá mầm
+ Là loài cây tự thụ phấn
Cấu tạo của cây lúa: 3 bộ phận
+ Rễ:
- Bộ rễ lúa thuộc loại rễ chùm. Những rễ non có màu trắng sữa, rễ trưởng thành có màu vàng nâu và nâu đậm, rễ đã già có màu đen.
- Thời kỳ mạ: rễ mạ dài 5-6 cm
- Thời kỳ sau cấy: Bộ rễ tăng dần về số lượng và chiều dài ở thời kỳ đẻ nhánh, làm đòng
- Thời kỳ trỗ bông : Bộ rễ đạt giá trị tối đa vào thời kỳ này,chiều dài rễ đạt 2- 3 km/ cây
+ Thân lúa: thân lúa gồm lá lúa, bẹ lúa, lá thìa và tai lá
- Bẹ lá: là phần đáy lá kéo dài cuộn thành hình trụ và bao phần non của thân.
- Phiến lá: hẹp, phẳng và dài hơn bẹ lá ( trừ lá thứ hai).
- Lá thìa: là vảy nhỏ và trắng hình tam giác.
- Tai lá: Một cặp tai lá hình lưỡi liềm
Chức năng của thân:
- Chống đỡ cơ học cho toàn cây, dự trữ tạm thời các Hydratcacbon rước khi lúa trỗ bông . Lá làm nhiệm vụ quang hợp, chăm sóc hợp lí, dảm bảo cho bộ lá khoẻ, tuổi thọ lá lúa sẽ chắc hạt, năng suất cao.
+ Ngọn: đây là nơi bông lúa sinh trưởng và trở thành hạt lúa. Lúa chín có màu vàng và người nông dân gặt về làm thực phẩm.
Cách trồng lúa:
- Hạt lúa ủ thành cây mạ
- Mạ lúa cấy xuống thành cây lúa
- Chăm sóc tạo nên cây lúa trưởng thành và trổ bông
- Lúa chín gặt về tạo thành hạt lúa
Vai trò của lúa: lúa cho hạt
- Trong cuộc sống thường ngày: chế biến thành cơm và các loại thực phẩm khác
- Trong kinh tế: buôn bán và xuất khẩu lúa gạo
Thành tựu về lúa:
- Ngày nay, Việt Nam đã lai tạo hơn 30 loại giống lúa khác nhau và được công nhận là giống lúa quốc gia.
- Từ một nước nghèo đói, lạc hậu. Việt Nam nay là nước thứ 2 xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, chỉ đứng sau Thái Lan.
III. KB: nêu cảm nghĩ và ý nghĩa của cây lúa.
DÀN Ý THUYẾT MINH VỀ CÂY TRE
I.MB: giới thiệu khái quát về cây tre
II. Thân bài
1. Nguồn gốc
- Cây tre đã có từ lâu đời, xuất hiện trong các câu chuyện lịch sử của dân tộc ta từ xưa ( chuyện Thánh Giong, cây tre tram đốt,….)
- Tre có mặt khắp đất nước Việt Nam, từ đồng bằng đến miền núi, từ đầu làng, cuối xóm
2. Phân loại tre
Tre có rất nhiều loại, tùy vào vùng miền hay đặc điểm thiên nhiên mà có các loại tre: tre Đồng Nai, nứa, mai, vầu Việt Bắc, trúc Lam Sơn, tre ngút ngàn rừng cả Điện Biên, và cả lũy tre thân thuộc đầu làng....
3. Đặc điểm của tre
- Dễ thích nghi, cây tre có thể mọc khắp mọi nơi
- Tre thường mọc thành từng buoj, từng khóm
- Thân tre gầy, được nối lại bởi nhiều mắt
- Bên trong thân rỗng, mọc ra những cành cây nhỏ
- Tre có lá mỏng và gai nhọn
- Rễ tre thuộc loại rễ chùm, nhìn bề ngoài khá cằn cội nhưng rễ tre bám rất chắc.
- Hoa tre thường rất hiếm, vòng đời của tre sẽ khép lại khi tre “ra hoa”.
4. Công dụng của cây tre
- Tre được sử dụng làm các đồ vật như: gia dụng, nhà, (cột, kèo), làm đũa, làm máng nước, làm rổ rá,
- Vật dụng nông nghiệp (gầu, cán cuốc, cán xẻng)
- Thức ăn: Tre non làm thức ăn (măng).Tre khô kể cả rễ làm củi đun.
- Trong chiến tranh, tre được sử dụng làm vũ khí rất lợi hại (chông tre, gậy, cung tên).
5. Ý nghĩa của cây tre
- Trong văn hóa dân gian: tre đã đi vào truyện một cách thân thuộc và ý nghĩa:
+ Truyện cổ tích Cây tre trăm đốt
+ Tre già măng mọc
- Trong chiến tranh
+ Từ thời xa xưa thì thánh going đã dung tre đáng giặc
+ Ngô Quyền đã dung tre làm chống đánh giặc
+ Thời kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ tre không thể thiếu trong các cuộc đấu tranh của nhân dân ta
III.KB: nêu cảm nghĩ.
DÀN Ý THUYẾT MINH VỀ CÂY DỪA
I.MB: giới thiệu về cây dừa.
II. Thân bài:
1. Nơi phân bố
- Trên thế giới: dừa thường phân bố ở vùng châu Á, Thái Bình Dương
- ở Việt Nam: dừa thường tập trung từ Quãng Ngãi đến Cà Mau nhưng nhiều nhất là ở Bình Định và Bến Tre.
2. Đặc điểm
a. Cấu tạo
- Thân dừa: cây dừa cao khỏe, có màu nâu sậm, hình trụ và có những nốt vằn trên thân.
- Lá: lá dài,xanh và có nhiều tàu
- Hoa: trắng và nhỏ
- Quả: phát triển từ hoa, bên ngoài màu xanh dày, bên trong có cơm và nước.
- Buồng dứa: chứa các quả dừa, mỗi buồng thường có 15 quả.
b. Khả năng sinh sống
- Thường sống ở khí hậu nhiệt đới
- Phát triển trên đất pha cát và có khả năng chống chịu tốt
- Dừa cần độ ẩm cao (70–80%+) để có thể phát triển một cách tối ưu
- Phát triển trong khô vực khô cằn
3. Phân loại
- Dừa xiêm: loại dừa này trái thường nhỏ, có màu xanh, nước dừa rất ngọt, thường dùng để uống.
- Dừa bị: trái thường to, vỏ màu xanh đậm, thường được dùng trong chế biến thực phẩm
- Dừa nếp: trái vàng xanh mơn mởn.
- Dừa lửa: lá đỏ, quả vàng hồng.
- Dừa dâu: trái rất nhỏ,thường có màu hơi đỏ.
- Dừa dứa: trái nhỏ, màu xanh, nước ngọt, vì thơm mùi dứa nên gọi là dừa dứa.
- Dừa sáp: cơm dừa vừa xốp, vừa mềm mại lại dẻo như bột đã được nhào sệt, đồng thời lại có màu vàng đục như sáp, chỉ có ở vùng Cầu Kè (Trà Vinh).
4. Công dụng
- Nước dừa: thường được dùng làm nước uống, kho cá, nước chấm,….
- Cơm dừa: làm kẹo, mứt hay làm nước cốt dừa
- Dầu dừa: nấu ăn, thoa tóc, dưỡng da,….
- Xơ dừa: dùng làm dây thừng
- Thân dừa: làm cột nhà, làm cầu bắt qua song,…
- Hoa dừa: dung để trang trí
- Gáo dừa: dung để nấu ăn hay vật dụng trong gia đình,….
- Rễ dừa có thể dùng làm thuốc nhuộm, thuốc sát trùng để súc miệng hay chữa trị bệnh lỵ.
- Làm đồ mỹ nghệ
- Dừa có thể một số bệnh như: khản tiếng, lỵ, giải độc,….
5. Ý nghĩa của cây dừa
- Trong đời sống:
- Trong nghệ thuật:
+ văn học dân gian:
Mài dừa đạp bã cho nhanh
Nấu dầu mà chải tóc anh tóc nàng
Mài dừa dưới ánh trăng vàng
Ép dầu mà chải tóc nàng tóc anh
+ văn thơ hiện đại và cận hiện đại
+ âm nhạc
III.KB: nêu cảm nghĩ.
Nguồn: Vforum.
Chúc bạn học tốt