[Văn 9] Dàn ý tổng quát bài nghị luận xã hội

N

nlht20081997

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Nghị luận xã hội
Có 2 dạng:
+ Nghị luận về 1 vấn đề tư tưởng, đạo lí, tục ngữ, danh ngôn, lời hay, ý đẹp
+ Nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong xã hội.
Dàn bài khái quát:
I. Mở bài:
- Dẫn dắt vấn đề, giá trị khái quát nội dung can nghị luận và trích dẫn đề .
* Nếu đề bài là mẫu truyện ngắn chưa đưa ra vấn đề để trích dẫn thì phải giải mã đề và nêu vấn đề nghị luận.

II. Thân bài:
1.Giải thích nghĩa đen, nghĩa bóng.
2. Biểu hiện
- Trong gia đình
- Trong nhà trường
- Trong xã hội
3.Vận dụng lí lẽ để kết luận vấn đề
- Trong cuộc sống vấn đề ấy quan trọng ntn, đúng hay sau ?, tại sao lại như vậy?
-( Khẳng định đó là bài học chân lí từ lâu đời, là truyền thống, kinh nghiệm.)
-( Nêu dẫn chứng minh hoạ cho vấn đề từ trong thực tế, trong văn học, xã hội, gia đình, nhà trường.)
* Nếu vấn đề nghị luận vừa có yếu tố đúng vừa có yếu tố sai thì can nêu mặt hạn chế của đề ở điểm nào. Dẫn chứng.
4. Phân tích nguyên nhân của vấn đề
5. Phê phán hành vi sai trí về vấn đề ấy trong gia đình, nhà trường và xã hội.
6. Ý nghĩa và hành động đúng
- Vấn đề nghị luận là lời khuyên, lời phê phán, cảnh tỉnh.. lời ca ngợi, bài học đạo lí.
- Mún thực hiện được, ta phải làm gì?, đưa ra giải pháp, hđ chung.
7. Mở rộng vấn đề ( nếu có)
- Nêu quan niệm ngày nay, vấn đề đó can bổ sung, xem xét thêm điều gì?

III. Kết bài:
- Khẳng định lại vấn đề nghị luận
- Liên hệ bản thân
 
N

nlht20081997

Đề 1: “ Con người sinh ra không phải để tan biến như 1 hạt cát vô danh. Họ sinh ra để in dấu lại trên mặt data, in dấu trong tim người khác”
* Vấn đề nghị luận: quan niệm, cách sống có mục đích.
I. Mở đoạn:
- Nêu vấn đề về quan niệm, lí tưởng sống tốt đẹp và trích dẫn đề

II. Thân đoạn:
+ Hình ảnh so sanh, ẩn dụ
 Chỉ cuộc sống vô nghĩa, tẻ nhạt >< cách sống có ích, tích cực.
 Nghĩa cả câu: con người sinh ra không chỉ để sống một cuộc đời tầm thường , vô vị. Đã sinh ra trong cuộc đời, con người phải khẳng định vai trò tích cực của mình với xã hội, những người xung quanh, phải sống có ích, tốt đẹp.
+ Vận dụng lí lẽ để khẳng định vấn đề:
- Con người sinh ra nếu không có lí tưởng sống, cuộc sống sẽ trở nên nhàm chán, vô vị, sống buông xuôi, thậm chí buông thả, bất can đời.
- Sống phải có công danh, sự nghiệp, giúp ích cho đời. Vì khi sinh ra trong trời đất là ta đã mang món nợ với cuộc đời. Mỗi người can trang trải sòng phẳng món nợ sâu nặng đó.
- Khi có quan niệm sống có ích, sống tốt đẹp ta sẽ thấy cuộc đời đẹp, đáng sống.
- Có cống hiến cho đời bằng những việc làm cụ thể, con người mới có thể in dấu của mình trong xã hội.
- Biết sống cho người khác, vì người khác, là yêu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định để con người in dấu trong tim người khác.
+ Nêu dẫn chứng:
- Cha mẹ in dấu trong tim con cái bằng sự chăm sóc, nuôi dưỡng, tình yêu thương, dạy dỗ chu đáo.
- Có những anh hùng dân tộc in dấu trên mặt đất và trong tim chúng ta bằng những hành động chiến đấu phi thường và sự hy sinh anh dũng.
- Các bậc vĩ nhân in dấu trên mặt đất và trong tim chúng ta bằng sự nghiệp long lẫy, sự đóng góp lớn lao cho cuộc đời bằng tấm gương đạo đức sáng ngời: Bác Hồ, Lenin,………
- Những kẻ sống chủ nghãi cá nhân, những tên bạo chúa, những tên sống với tham vọng điện cuồng: Hít – le.
- Những người sống mà như chết hay sống lay lất trong cuộc đời, thừa thải, ăn bám gia đình và xả hội.
+ Nhận thức hành động đúng can có:
- Mỗi người sinh ra can có quan niệm sống tốt đẹp, tích cực, để lại danh thơm, tiếng tốt, bik sống vì người khác, bik đóng góp công sức cho cuộc đời chung: Hành động cụ thể: học tập, lao động tốt, giúp đỡ người khác, lên tiếng với hành động xấu.

III. Kết đoạn:
- Khẳng định lại vấn đề trên bằng một câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn:
Trâu chết để da, người chết để tiếng
 
N

nlht20081997

Đề 2: Sự vô cảm của con người trong đời sống xã hội.
I. Mở bài: Giới thiệu sự vô cảm trong đời sống xã hội.

II. Thân bài:
1. Giải thích vấn đề: vô cảm là ko có cảm xu9c1, tình cảm, không có sự rung động của con tin trước ngoại cảnh.
2. Biểu hiện:
- Trong nhà trường: bạo lực học đường, trấn lột bạn học, cổ vũ cho các bạn đánh nhau, ko quan tâm đến tập thể lớp, ………
- Trong gia đình: dửng dung, thờ ơ, không quan tâm đến mọi người trong gia đình, khép myh trong phòng,………
- Trong xã hội: thấy 1 cụ già qua đường k hó khăn nhưng ko giúp, thấy người khác bị nạn mà bỏ mặt, làm ngơ với hành động tiêu cực, ………
3. Phân tích đúng, sai:
- Sai
- Thái độ thờ, lạnh lùng của con người trước những mảnh dời bất hạnh, hoàn cảnh can được giúp đỡ, chính là biểu hiện cho sự chai sạn tình cảm trong tâm hồn, sự lạnh gái của tình người.
+ Một nhà văn người Nga có nói: “ Nơi lạnh nhất không phải là BắcCực mà là nơi không có tình thương”
+ Phân tích truyện cô bé bán diêm.
- Làm khoảng cách giữa con người với con người ngày càng rộng lớn, đó là khoảng cách giữa các tâm hồn, khoảng trống trong long người.
- Sự vô cảm đánh mất dần những giá trị nhân văn tốt dẹp trong cuộc sống vốn có,
- Con người sẽ trở thành những cổ máy vô tri, vô giác khi sống vô cảm.
- Vô cảm cũng là vô tinh tiếp tay cái xấu trong cuộc sống.
4. Nguyên nhân:
- Lối sống thực dụng của nền công nghiệp hiện đại.
- Sự ích kỉ trong long người, sợ vạ lây, mất thời gian.
- Thiếu tình yêu thương trái tim.
5. Biểu hiện ngược.
- Những người sống vị tha, nhâm ái, những nhà hoạt động từ thien, các hiệp sĩ đường phố.
6. Nhận thức hành động đúng, can có:
- Sống quan tâm, yêu thương, vị tha, dũng cảm.
- Hãy mở long với người khác để được sẻ chia và noun nhận, bởi vì chod i9 là nhận lại.

III. Kết bài: Khẳng định vấn đề, vận dụng ca dao, tục ngữ.
 
N

nlht20081997

Đề 3: Viết một bài văn nghị luận ngắn nêu suy nghĩ của em về sự thành công trong cuộc sống.
I.Mở bài: giới thiệu vấn đề: sự thành công trogn cuộc sống.

II.Thân bài:
1. Giải thích: thành công là đạt được kết quả, tốt đẹp như mình mong muốn.
2. Biểu hiện của sự thành công:
- Đối với một học sinh là thi đậu vào đại học.
- Đối với một doanh nhân là kí được một hợp đồng béo bổ.
- Đối với một người bình thường: mua được một ngôi nàh như mơ ước cũng được coi là sự thành công.
3. Phấn tích vấn đề đúng, sai:
- Khi nói đến sự thành công người ta hay nói đến danh vọng, vật chất, công ăn việc làm, vị trí xã hội.
- Thành công với người này nhưng cũng có thể là that bại với một người có quan niệm khac-- > thành công phải xét đến đối tượng cụ thể, lĩnh vực cụ thể cả về mặt vật chất lẫn tinh thần.
- Nêu dẫn chứng minh hoạ: sở hữu những thứ tiện nghi, sang trọng, đắt tiền hay vị trí xã hội mà nhiều người mơ tưởng thì gọi là thành công. Nhưng gia đình đổ vỡ, bạn bè xa lánh thì lại là that bại và ngược lại. Bỏ mọi mối quan hệ, ăn thua đối với người khác cũng được gọi là thanh công nhưng that bại với chính mình.
- Trong cuộc sống hiện đại thương trường trở thành chiến trường. Để thành công, con người trở thành cổ máy` vô tri, vô giác, luôn nghi kị, cạnh tranh, ganh ghét, chui vào vỏ bọc cảu sự cô đơn, lạnh lùng. Đó là sự thành công mang theo tính chất của sự huỷ diệt.
- Một số người gặp that bại, nhưng đối với họ, that bại là mẹ thành công  tự tin, bước tiếp  thành công vì chiến thắng với bản thân myh.
4. Phê phán các biểu hiện ngược:
- Một số bạn true không dám bước vào đời, sợ va chạm với khó khăn và sợ that bại, sợ thua kém người khác.
- Những kẻ lười biếng.
- Phê phán những kẻ tự đánh bóng tên tuổi của mình hoặc gay ra các vụ tai tiếng động trời mà vẫn ung dung, tự đắc cho là thành công.
- Phê phán những kẻ luôn cố găng keim61 thất nhiều tiền, cố gắng chứng tỏ tài năng mà đánh mất giá trị của cuộc sống.
5. Nhận thức hành động đúng can có:
- Ko có sự thành công nào mà không nếm trace trở, đắng cay, và cũng không có sự thành côngv ĩnh cửu nếu ta không cố gắng liên tục.
- Không nên lầm lẫn giữa phương tiện sống av2 mục đích sống.
- Pahỉ sống tốt, thành công trong tình yêu thương, dầm ấm, sự thanah thản và tình yêu torng tâm hồn.

III. Kết bài: khẳng định là vấn` đề : để thành công pahỉ luôn nỗ lực nhưng không đánh mất giá trị chân that cảu cuộc sống.
- Cuộc đời ko có những thành công lớn hay nhỏ, chỉ có những cảm xúc chân that nhất thời hay vĩnh cửu mà thôi.
 
N

nk0k_sakura

Pài viếk kũg tạm đx nk :D :D :D

Công thức làm văn nghị luận
Trong thể làm văn nghị luận thì 2 môn Chứng Minh và Giải Thích là nền tảng cho các loại còn lại. Binh luận hay Phân tích thực chất cũng là sự kết hợp pha trộn giữa Chứng Minh và Giải Thích. Khi Phân tích thì phần giải thích nặng hơn chứng minh, khi Bình luận thì phần chứng minh nặng hơn giải thích. Do đó, nắm rõ phương pháp Chứng Minh và Giải Thích sẽ giúp cho việc làm văn trở nên dễ dàng hơn.

Ngày trước, có một thầy mà tôi rất nể trọng đã dạy cho chúng tôi bí quyết làm văn dựa vào các công thức có sẵn. nay xin trình bày sơ lược lại kinh nghiệm đó cho các bạn còn đang đi học tham khảo thêm, chắc chắn với các công thức này bạn không phải lo lắng đến việc không tìm ra ý tưởng viết văn nữa, mà bạn chỉ còn phải lo chọn lọc, sắp xếp các ý tưởng của mình tìm được

Cơ bản của phương pháp này là các công thức dễ nhớ, dựa vào các công thức này mà người viết có thể tìm ý, xây dựng khung ý tưởng dồi dào cho bài viết.

Làm văn ai cũng biết có 3 phần Mở bài - Thân bài - Kết Luận

1. Mở bài: là chìa khóa cho toàn bộ bài văn, phần mở bài gồm có 3 phần:
Gợi - Đưa - Báo : tức là GỢI ý ra vấn đề cần làm - sau khi gợi thì ĐƯA vấn đề ra - cuối cùng là BÁO - tức là phải thể hiện cho biết mình sẽ làm gì.

Khó nhất là phần gợi ý dẫn dắt vấn đề, có 3 cặp /6 lối để giải quyết như sau:

Tương đồng / tương phản : đưa ra một vấn đề tương tự/hoặc trái ngược để liên tưởng đến vấn đề cần giải quyết, sau đó mới tạo móc nối để ĐƯA vấn đề ra, cách này thường dùng khi cần CM-GT-BL về câu nói, tục ngữ, suy nghĩ.

Xuất xứ / đại ý: dựa vào thông tin xuất xứ/ đại ý để dưa vấn đề ra, cách này thường dùng cho tác phẩm/tác giả nổi tiếng

Diễn dịch/ quy nạp: cách này thì cũng khá rõ về ý nghĩa rồi.

2. Thân bài

Thân bài thực chất là một tập hợp các đoạn văn nhỏ nhằm giải quyết một vấn đề chung. Để tìm ý cho phần thân bài thì có thể dùng các công thức sau đâyđể đặt câu hỏi nhằm tìm ý càng nhiều và dồi dào càng tốt, sau đó có thể sử dụng toàn bộ hoặc một phần ý tưởng để hình thành khung ý cho bài văn:

Đối với Giải thích: Gì - Nào - Sao - Do - Nguyên - Hậu
Đối với Chứng Minh: Mặt - Không - Giai - Thời - Lứa

2.1 Đối với Giải thích: Gì - Nào - Sao - Do - Nguyên - Hậu
Gì: Cái gì, là gì
Nào: thế nào
Sao: tại sao
Do: do đâu
Nguyên: nguyên nhân
Hậu: hậu quả

hãy tưởng tượng vấn đề của mình vào khung câu hỏi trên , tìm cách giải đáp câu hỏi trên với vấn đề cần giải quyết thì bạn sẽ có một lô một lốc các ý tưởng

2.2 Đối với Chứng Minh: Mặt - Không - Giai - Thời - Lứa
Mặt: các mặt của vấn đề
Không: không gian xảy ra vấn đề (thành thị, nông thôn, việt nam hay nước ngoài...)
Giai: giai đoạn (vd giai đoạn trước 1945, sau 1945..)
Thời: thời gian - nghĩa hẹp hơn so với giai đoạn (có thể là, mùa thu mùa đông, ùua mưa mùa nắng, buổi sáng buổi chiều..)
Lứa: lứa tuổi (thiếu niên hay người già, thanh niên hay thiếu nữ...)

2.3 Hình thành đoạn văn từ khung ý tưởng:
Sau khi dựa vào công thức bạn hình thành được khung ý tưởng, điều tiếp theo là từ từng ý tưởng đó ta triển khai ra các đoạn văn hoàn chỉnh. Cách triển khai đoạn văn dùng công thức
Nào - Sao - Cảm
Nào: thế nào
Sao: tại sao
Cảm: cảm xúc, cảm giác, cảm tưởng của bản thân

Cứ như vậy bạn sẽ có nhiều đoạn văn, các đoạn văn này hợp lại là thân bài

3. Kết bài
Có công thức Tóm - Rút - Phấn để thực hiện phần này
Tóm: tóm tắt vấn đề
Rút: rút ra kết luận gì
Phấn: hướng phấn đấu, suy nghĩ riêng của bản thân

Như vậy trên đây là những kinh nghiệm cô đọng nhất về cách tìm ý cho bài văn dựa vào công thức, phương pháp này do thầy giáo dạy tôi năm cấp 2 hướng dẫn, ông đã áp dụng để giảng dạy học sinh từ những năm 60 của thế kỷ trước, tới nay vẫn còn hiệu quả.
 

cẩm duyên

Học sinh mới
Thành viên
14 Tháng chín 2018
2
2
6
21
Phú Yên
THPT Lê Lợi
Dàn bài: Anh chị nêu suy nghĩ của mình về câu nói không có con đường cùng, chỉ sợ k có chí và niềm tin
 
  • Like
Reactions: Hilldy28
Top Bottom