[ Văn 9]Con trâu ở làng quê Việt Nam

M

minhchau0505

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Bài Luyện tập sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết mình

Thầy cho đề trong sgk là : Con trâu ở làng quê Việt Nam

Các bạn gợi ý hoặc cho văn bản mẫu giúp mình với được không?
Mình hok biết nên bắt đầu làm từ đâu , như thế nào là đúng là hay

hic, ngày mai mình phải nộp bài rồi
help me !!!!
 
Last edited by a moderator:
T

tunkute123

Nhắc đến con trâu chúng ta nghĩ ngay đến con vật to khỏe nhưng hiền lành chăm chỉ. Trên những cánh đồng chúng ta bắt gặp hình ảnh con trâu cần mẫn kéo cày. Có thể nói con trâu gắn bó thân thiết với người nông dân VN: con trâu – là đv nhai lai thuộc họ bò, phân bộ nhai lại, nhóm sừng rỗng, bộ guốc chẵn, lớp thú có vú- loài động vật này chủ yếu vào việc cày kéo.
images

Trâu VN có nguồn gốc từ trâu rừng thuần chủng, thuộc nhóm trâu đầm lầy. Lông màu xám hoặc xám đen, thân hình vạm vỡ, thấp ngắn bụng to, mông đốc, bầu vú nhơ, sừng có hình lưỡi liềm. Ngày xưa, người ta phân biệt trâu lành hay trâu dữ là một phần nhờ vào đôi sừng trêm chỏm đầu: sừng dài, uốn cong hình lưỡi liềm cùng cặp mắt to dữ thì phải coi chừng và có biện pháp thuần phục. Nếu trâu cái TB từ 350-400 kg có tầm vóc từ vừa đến to, linh hoạt và hiền lành thì trâu đực nặng từ 400-450kg có tầm vóc lớn, cân đối, dài đòn trước cao sau thấp, tính khí hăng hái nhưng hiền lành.
Không chỉ có thế con trâu còn có 1 vị trí to lớn trong đời sống tinh thần của con người VN . Hình ảnh con trâu đi trước cái cày đi sau đã trở thành hình ảnh gần gũi bao đời nay . Chính vì vậy nó là 1 phần ko thể thíu của người nông dân. Hình ảnh con trâu ung dung gặm cỏ non , xanh mát và trên trời là những cánh diều bay cao giữa không trung đã in sâu trong tâm trí người VN. Chăn trâu thả diều là 1 trong những trò chơi của trẻ em nông thôn , 1 thú vui đầy lý thú . Trên lưng trâu còn có bao nhiu là trò như đọc sách , thổi sáo ..Những đứa trẻ đó lớn dần lên , mỗi người mỗi khác nhưng sẽ ko bao giờ quên được những ngày thơ ấu:

Trâu ơi ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta,
Cái cày nối nghiệp nông gia,
Ta đây trâu đấy ai mà quản công.

Ngoài ra trâu con gắn liền với những lễ hội truyền thống như chọi trâu đâm trâu . Lễ hội chọi trâu ở HP là nổi tiếng nhất .Hải Phòng là vùng đất có truyền thống văn hoá với nhiều di tích lịch sử và danh thắng mang đặc trưng của miền biển. Trong những di sản văn hoá ấy, nổi bật là lễ hội chọi trâu Đồ Sơn - một lễ hội mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc. Lễ hội nói chung là một sinh hoạt văn hoá, tôn giáo, nghệ thuật truyền thống phản ánh cuộc sống vật chất và tâm linh của một cộng đồng trong quá khứ. Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn được khôi phục lại hơn 10 năm nay và được Nhà nước xác định là 1 trong 15 lễ hội quốc gia, bởi lễ hội này không chỉ có giá trị văn hoá, tín ngưỡng, độc đáo mà còn là điểm du lịch hấp dẫn với mọi người.
Con trâu cũng có mặt trong lễ hội đình đám Việt Nam như tục chọi trâu ở Đồ Sơn (Hải Phòng), tục đâm trâu ở Tây Nguyên, nhưng từ lâu lắm rồi người Đồ Sơn đã lưu truyền câu ca dao cổ:

"Dù ai buôn đâu, bán đâu
Mồng chín tháng tám chọi trâu thì về
Dù ai bận rộn trăm bề
Mồng chín tháng tám nhớ về chọi trâu"

Cũng có nhiều ý kiến về nguồn gốc ra đời của lễ hội chọi trâu đưa ra những căn cứ giải thích khác nhau, nhưng ở Đồ Sơn vẫn có câu thành ngữ "Trống mọi làng cùng đánh, thánh mọi làng cùng thờ" để lập luận Hội chọi trâu ra đời cùng với việc trở thành hoàng làng. Không những thế để nói lên sự sung túc, thành công của nhà nông có câu:

Ruộng sâu, trâu nái

Tìm hiểu nguồn gốc ấy để thấy rằng lễ hội chọi trâu có một ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống người Đồ Sơn từ xưa tới nay. Ngoài nhu cầu vui chơi, tìm hiểu, qua lễ hội người ta tưởng nhớ đến công ơn của các vị thần, duy trì kỷ cương làng xã, để cầu nguyện cho "nhân khang, vật thịnh".Chọi trâu không chỉ đơn thuần "hai con trâu chọi" mà nó đã trở thành tục lệ, tín ngưỡng độc đáo ở vùng biển Đồ Sơn. Người dân đặt vào lễ hội niềm tin và hy vọng bởi những cặp trâu chọi sẽ quyết định thắng thua, thành bại cho phe giáp ngày trước, phường xã ngày nay. Người Đồ Sơn gắn lễ hội chọi trâu với việc thờ cúng thành hoàng làng với mong muốn những chuyến đi biển thuận buồm xuôi gió, cho nên ngày Hội càng trở nên thiêng liêng, trang trọng. Vào Hội, mọi người được dịp hoà mình vào cộng đồng để tình cảm kết nối bền chặt, gắn bó hơn. Vì thế mà tinh thần đoàn kết, ý thực cộng đồng cũng được duy trì, khẳng định.
Con trâu được xem là một con vật linh thiêng bởi vì nó nằm trong mười hai con giáp mà người VN cũng như người phương Đông dùng để tính tuổi, tính năm. Ngoài ra, con trâu còn được đưa vào nhiều bức tranh của làng tranh Đông Hồ nổi tiếng như bức tranh “Trẻ em cưỡi trâu thổi sáo”. Và con trâu cũng đã được xem là biểu tượng của Seagames 22. ĐNA tổ chức tại VN. Biểu tượng Trâu Vàng mặc quần áo cầu thủ đón các vận động viên của các nước bạn vào ngày 25/12/2002 là sự tôn vinh con trâu VN người dân VN.
Con vật thiêng này cũng là con vật đã in đậm vào kí ức tuổi thơ khi nhớ về làng quê. Nhà thơ Giang Nam đã ghi nhận kí ức tuổi thơ khi nhớ về quê hương:

“Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường
Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ
Ai bảo chăn trâu là khổ
Tôi mơ màng như chim hót trên cao.”
Ngày nay, có rất nhiều máy móc hiện đại đã xuất hiện khắp nơi trên cánh đồng làng quê VN nhưng con trâu vẫn là con vật gắn bó thân thiết với người nông dân. Trâu luôn là con vật không thể thiếu ở lầngng quê VN-con vật linh thiêng trong sâu thẩm tâm hồn người dân VN. Con vật thiêng ấy sẽ mãi mãi in đậm trang kí ức của người dân V nhất là những người xa xứ
 
  • Like
Reactions: linhdang3001
T

tuntun301

các bạn tìm giúp mình cái dàn bài đi :(
mai mình làm TLV rồi
thank trước nha :)
 
T

tuntun301

các bạn tìm giúp mình cái dàn bài đi :(
mai mình làm TLV rồi
thank trước nha :)
 
H

hongnhung.97

Dàn bài:
MB: Giới thiệu đối tượng thuyết minh [ở đây là con Trâu]

TB:
- Nguồn gốc: Từ Trâu Rừng... [ngoài ra còn 1 số ý nữa]
- Đặc điểm:
+ Ngoại hình: [Sử dụng miêu tả tại đây]. Chú ý thuyết minh từ cái chung đến cái riêng từ cái lớn đến cái nhỏ. Nên thuyết minh thêm về cái xoáy của Trâu. Đây là đặc điểm đặc sắc nhưng ít được quan tâm [cái xoáy đó là điểm nổi bật - xem trong các bức tranh đông hồ ^^]
+ Sinh sản: 3 tuổi thì có thể sinh, 1 năm/1 lứa, mỗi lứa có số lượng con là...
+ ....
- Giá trị
+ Kinh tế: Kéo cày, cho thịt, sữa, phân...
+ Văn hóa: Vẻ đẹp đặc trưng của miền quê VN [tranh dân gian, tác phẩm nghệ thuật..]các lễ hội, SEA Games ...
~> Giá thành của nó:..
- Cách chăm sóc: liên hệ thực tế ah ^^
- Tương lai: Đất nước ta đang trong thời kì công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Máy móc dần thay thế sức kéo trâu bò... nhưng dù thế, hình ảnh con Trâu vẫn tồn tại mãi với thời gian, vẫn là một nét đẹp một... của dân tộc ta...

KB: Suy nghĩ + Tình cảm...

P.s Nên dùng ngôi xưng thứ 1 ^^. Dàn ý còn nhiều chỗ không hợp lý, bà con xem và sửa cho em tham khảo với nha :x
 
S

star_lucky_185

mấy đề này cô tui hông cho.
seo trong này chỉ có vài bài đơn giản thui vậy.
có hình ảnh con trâu đang làm trên đồng ruộng không?????????
 
S

shanki_nguyen

mà sao ai xóa rồi nhỉ? chưa chép xong.tại mẹ mới khởi đọng lại máy thì không thấy nữa
 
N

ngocchau235

Dàn bài giới thiệu về con trâu việt nam

DÀN BÀI GIỚI THIỆU VỀ CON TRÂU VIỆT NAM

Mở bài:Giới thiệu con trâu, người bạn thân thiết dối với người nông dân ở làng quê Việt Nam.
Thân bài:Giới thiệu đặc điểm của con trâu ở làng quê Việt Nam.
1.Giới thiệu nguồn gốc,đặc điểm đời sống:
-Nguồn gốc:Trâu Việt Nam có nguồn gốc từ trâu rừng được thuần hóa,thuộc nhóm trâu đầm lầy.
-Đặc điểm đời sống:
+Lông màu xám,xám đen hoặc xám trắng.
+Thân hình vạm vỡ,chân thấp,mình ngắn,bụng to,mông dốc,bầu vú nhỏ,sừng hình lưỡi liềm.
+Trâu ba tuổi có thể đẻ lứa đầu,cuộc đời trâu có thể cho 5 hoặc 6 lứa,nghé sơ sinh nặng khoảng 22 đến 25kg.
+Người nông dân ở làng quê nuôi trâu chủ yếu để lấy sức kéo,lực kéo trung bình khoảng 70-75kg.
2. Giới thiệu con trâu ở làng quê Việt Nam:
-Con trâu trên đồng ruộng:
+Con trâu có một vị trí quan trọng trong đời sống người nông dân Việt Nam.
+Trâu cùng người nông dân vất vả trên đồng ruộng sớm trưa . Hình ảnh con trâu đi trước cái cày theo sau là hình ảnh quen thuộc ở làng quê Việt Nam, đặc trưng của nền văn minh lúa nước.
-Con trâu với tuổi thơ:
+Bức tranh cậu bé ngồi trên lưng trâu thổi sáo gợi lên hình ảnh một làng quê thanh bình,yên ả.
+Chăn trâu thả diều,ngồi trên lưng trâu đọc sách,đánh trận giả là một trong những trò chơi,những niềm vui của trẻ em ở nông thôn.
+Những đứa bé đó lớn dần lên,mỗi người mỗi khác nhưng sẽ không bao giờ quên tuổi thơ với những kỉ niệm ấy.
-Con trâu đi vào đời sống văn hóa,nghệ thuật:
+Con trâu gắn liền với những lễ hội truyền thống như chọi trâu,đâm trâu.Lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn,Hải Phòng là nổi tiếng nhất, không chỉ mang nét đặc trưng văn hóa,tín ngưỡng độc đáo mà còn tạo nên một địa điểm du lịch hấp dẫn đối với mọi người.
“Dù ai buôn dâu,bán đâu
Mồng chín tháng tám chọi trâu thì về
Dù ai bận rộn trăm bề
Mồng chín tháng tám nhớ về chọi trâu”​
+Hình ảnh chú bé chăn tâu thổi sáo trong tranh Đông Hồ làm nên nét đẹp đặc trưng của văn hóa dân gian.
+Hình ảnh con trâu được chọn làm biểu tượng vui của SEA Game 22 tại Việt Nam.
+Con trâu còn là nguồn đề tài gợi cảm hứng cho sáng tác thơ, nhạc.
Ai bảo chăn trâu là khổ
Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao.
(Giang Nam)​
III Kết bài:
-Con trâu là người bạn thân thiết,là tài sản quý của người nông dân.
-Ở nông thôn ngày nay,cuộc sống nhiều nơi đã dược hiện đại hóa nhưng hình ảnh con trâu trên dồng ruộng,con trâu gắn bó với cuộc sống ở thôn quê vẫn là hình ảnh in dấu ấn sâu đậm,khó phai.
 
B

boboi

Em thấy chị Tunkute viết hay , nhưng bài văn vẫn có 1 số lỗi thường gặp như lỗi nhắc lại các câu văn trước (ko bik vo tinh hay huu ý)
VD : con trâu – là đv nhai lai thuộc họ bò, phân bộ nhai lại
 
Top Bottom