(Văn 9) Cố hương

  • Thread starter thamtulungdanh1234567891
  • Ngày gửi
  • Replies 2
  • Views 1,099

T

thamtulungdanh1234567891

Last edited by a moderator:
H

hang173

Giải thích nguyên nhân vì so mình viết văn Lỗ Tấn đã từng tâm niệm chân thành: Mỗi khi chọn đề tài, tôi đều chọn những người bất hạnh trong xã hội bệnh tật với mục đích lôi hết bệnh tật của họ ra để mọi người chú ý đến tìm cách chạy chữa . Phải chăng đó là ý tưởng sâu sắc, là nguyện ước cao cả cháy bỏng của nhà văn - người chiến sĩ suốt cuộc đời luôn trăn trở đi tìm hạnh phúc cho quê hương, Tổ quuóc. Để rồi ước vọng và nổi niềm ấy đã kết tinh vào hình tượng "cố hương". Câu chuyện lần theo mạch chuyển biến tâm trạng của nhân vật "tôi", mà ở đó quá khứ hồi ức, hiện tại và tương lai như một cuốn phim quay chậm, có nét sống động giữa bao thay đổi nghẹn ngào của tâm hồn người con xa xứ. Để rồi làm nền cho bức tranh tâm trạng ấy lại là hình ảnh quê cũ - Cố hương.
Sau hai mươi năm xa quê đằng đẳng, lần này "tôi" trở về mang theo bồi hồi rạo rực xen lẫn niềm bâng khuâng lưu luyến. Lần về thăm cuối cùngđể rồi vĩnh biệt nơi chôn rau cắt rốn, vĩnh biệt cả tuổi thơ thần tiên. Vậy mà làng cũ lại hiện ra trước bao ngỡ ngàng hụt hẫng. Khung cảnh lạnh lẽo, ảm đạm bao trùm thôn xóm "tiêu điều" đìu hiu quạnh vắng nằm chết lặng dưới "ánh trăng tàn úa". Ngay cả ngôi nhà thân yêu ngày xưa của mình cũng trơ trọi, lẻ loi. Vậy là bao bồi hồi ngóng đợi đã thành mây khói. Lòng se lạnh, cái lạnh khắc khoải, bâng khuâng thoát ra từ tâm hồn có một cái gì đẹp đẽ ngày xưa bây giờ đây đang bị phai mờ.
Ngỡ ngàng, thảng thốt trước bao cảnh sắc đã đổi thay. "Tôi" chỉ còn dồn hết bao hi vọng, niềm tin vào cuộc hội ngộ với những con người mộc mạc, lam lũ mà ở đó Nhuận Thổ là hiện thân nổi bật của "Cố hương".
Tuổi thơ êm đềm, thần tiên vụt sống dậy tưng bừng trong kí ức ngọt ngào, đối với "tôi" ngày ấy Nhuận Thổ là thần tượng. Thì giờ đây hình ảnh người nông dân vàng vọt, thảm hại, khốn khổ cơ cực kia càng gieo vào lòng "tôi" bao xót xa, thất vọng. Chưa hết, cuộc sống đói nghèo, gánh nặng gia đình cùng bao tai hoạ lại liên tiếp giáng xuống đôi vai gầy đã biến Nhuận Thổ thành một gả nông dân mụ mị. Dường như con người này đang cắn răng chịu đựng, chấp nhận một cách vô cảm như một lẽ thường tình " nét mặt vừa hớn hở vừa thê lương, cái môi mấp may…như một pho tượng đá" cùng lời chào cung kính đã đã làm "tôi" bàng hoàng đến quằn quại. Còn có nổi đau nào hơn khi chứng kiến bản chất trong sáng chân thành thân mật, vô tư ngày xưa đã bị chặn đứng bởi quan điểm quá ngu muội, lạc hậu, bởi hàng rào của tư tưởng phân biệt địa vị, tiền tài đã ăn sâu, bào mòn nhân tính con người mà người bạn ấu thơ chính là nạn nhân của nó (thể hiện rõ nét nhất qua chi tiết Nhuận Thổ xin đôi dèn nến và chiếc lư hương).
Xoay quanh mối quan hệ giữa "tôi" và quê cũ, người đọc còn thấy thấp thoáng của bao thế hệ từ già đến trẻ, từ nam đến nữ… Tất cả đều thay đổi đến chóng mặt. Người đầu tiên ôm ấp đón nhận "tôi" trở về trong tình quê là người mẹ. Vậy mà đằng sau nụ cười rạng rỡ niềm vui đoàn tụ kia lại là cả một nỗi niềm thầm kín. Mẹ chê trách Hai Dương, than thở cho Nhuận Thổ, tránh nói chuyện dọn nhà…một con người u buồn lạnh lẽo đến khó hiểu.
Chưa đủ, gây ấn tượng khó chịu và sâu sắc nhất là chị Cam Pha, cuộc sống cùng cực đã biến nàng Tây thi Đậu Phụ nhàn nhã ngày xưa tha nhành mụ dần bà ngoa ngoắt, tham lam, suuồng sã đến ti tiện. Mục đích của mụ ta phải cướp bằng được những gì mình đã thấy. Liệu rồi cuộc, tính cách của chị ta, người phụ nữ một thời chẳng chịu thua kém ai sẽ trôi nổi như thế nào?
Lặnh lẽ quay về quá khứ, hình ảnh bố Nhuận Thổ cũng hiện lên sinh động, với bản chất cố hữu của lớp người đi trước, cũng đôi mắt húp mạng khắc khổ như Nhuận Thổ lại cộng thêm tư tưởng mê tín (lạc hậu) trong việc đặt tên, đeo vòng cho con. Rõ ráng trình trạng ngheo khổ, lạc hậu đã trở thành truyền thống lâu đời của làng cũ.
Không chỉ có vậy, thế hệ mới của "Cố hương" cũng là một mắt xích quan trọng làm nổi bật bức tranh quê cũ. Thuỷ Sinh cũng giống bố, lại không bằng Nhuận Thổ ngày xưa. Rõ ràng thế hệ tiếp nối còn có nguy cơ thảm hại hơncha ông ngày trước, đang dẫm lại vết xe đổ của những con người tối tăm hèn nhát, một tương lai không kém phần mù mịt, thảm hại đang bao phủ những cuộc đời bèo bọt.
Tất cả, từ xa đến gần, dù được khắc hoạ đậm nét hay thoáng qua chính là hình ảnh thu nhỏ của bức tranh làng cũ, xã hội nông dân Hoà Quốc ngày xưa đang chìm đắm trong đói nghèo nô lệ. Bởi sự buông xuôi bất lực, vô ý thức của những con người quen sống trong tối tăm, ngột ngạt.
Để rồi chín ngày ngắn ngủi ở quê là khoảng thời gian vô tận với bao trống trải, tù túng của tâm hồn "tôi". Được tận mắt chứng kiến bao sự mất mát đến không ngờ cuả quê cũ từ cảnh sắc đến tình người lòng "tôi" lại quặn đau tê tái và lạnh lẽo vô cảm.
Ngồi trên thuyền, hình ảnh quê cũ chỉ còn hiện lên mờ ảo, tẻ nhạt giữa ráng chiều, giữa những con người đến tiễn chân thì ít mà "vơ vét" đồ đạc thì nhiều. Quê cũ sau bao nhiêu năm trời đằng đẵng đã không còn là hình ảnh rực sáng, là niềm tin trong kí ức ngày xưa, đau đớn bất lực, trăn trở và day dứt, hình ảnh "Cố hương" trỗi dậy như một nổi niềm nhức nhối khôn nguôi.
Trong tâm niệm nguyện ước của "tôi" hình ảnh quấn quýt giữa Thuỷ Sinh và Hoàng phải chăng hé mở một chút ánh sáng về tương lai có sự đổi thay không còn bức rào tàn nhẫn như "tôi" và Nhuận Thổ.
Để rồi khép lại những tâm sự u ám, uất ức đến bất lực, hình ảnh "Cố hương" bỗng bừng sáng ở niềm hi vọng chứa chan được hội tụ rắn chắc ở tư tưởng "con đường". Không chỉ có đắng cay bất lực, không chỉ có tiếng lòng nghẹn ngào tê tái. "Tôi" đã tâm niệm mở ra niềm động viên vô bờ với những hi vọng ước mong có sự đổi đời đưa làng cũ - nhân dân Tung Quốc hay một dân tộc ra khỏi hoạ diệt vong. Một con đường tươi sáng không đói nghèo, ngu muội thay đổi cả cuộc sống, nhân cách và tình người. "Cố hương" là biểu tượng cho những gì tàn tạ suy vong mà ở đó "tôi" là đỉnh cao của tư tưởng sống, tư tưởng tiến bộ. Hình ảnh con đường ở đây đã trở thành một chân lí: Số phận con người không phải đã được an bài sắp đặt sẵn khi sinh ra mà hoàn toàn tự mình định đoạn. Con người có thể quyết định đường đời, nhân cách sống của mình.
"Cố hương" không phải là những dư âm nhạt nhoà mà còn ý nghĩa thời sự. Chừng nào nhân loại còn gánh chịu những bất công vô lí, còn có những số phận khổ như Nhuận Thổ và những người dân quê thì chúng ta còn tìm đến "Cố hương" để chia sẻ nỗi niềm, khơi dậy ý thức xoá bỏ ranh giới giàu nghèo, để giúp cho mỗi con người mãi đến với nhau bằng tấm lòng bè bạn.
Có thể nói "Cố hương" là hình tượng bao trùm xuyên suốt trong toàn bộ câu chuyện, là tình yêu nồng cháy, trách nhiệm cao cả của một tư tưởng đầy nhân văn -danh nhân văn hoá Lỗ Tấn. /
 
Top Bottom