Văn 9 Văn 9 Chuyện người con gái nam xương

_ Yub _

Học sinh chăm học
Thành viên
13 Tháng sáu 2017
802
904
144
20
Hưng Yên
THPT
Dàn ý : bn tham khảo nhé :
_ TS là 1 người đàn ông gia trưởng , hay ghen , luôn đề phòng vợ quá mức vì ít đc học hành ( bản chất của người đàn ông trong xã hội phong kiến )
_ Cuộc hôn nhân giữa TS và VN hoàn toàn ko môn đăng hộ đối ( giàu - nghèo ) , chàng chỉ mến VN vì dung hạnh chứ ko phải tình cảm thật lòng
_ Đi lính về , hay tin me mất chàng vô cùng buồn khổ nay lại nghe con thơ nói vây lại càng nghi là vợ thất tiết nên đánh đuổi VN , ko cho nàng thanh minh và cuối cùng đẩy nàng xuống cái chết vô cùng oan nghiệt
 
  • Like
Reactions: Hainguyentp

Lạc Tử Lộ

Học sinh chăm học
Thành viên
18 Tháng bảy 2017
423
242
91
20
Hà Nội
THPT Phúc Thọ
Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về một trong hai nhân vật: mẹ Trương Sinh, Trương Sinh.
Mọi người giúp với ạ
Mở đầu câu chuyện, Trương Sinh được giới thiệu là con nhà nhà khá giả (hào phú) nhưng thất học, lại có tính hay đa nghi. Trương Sinh chỉ còn có mẹ già. Điều kiện vốn sung túc nhưng Trương Sinh là người lười biếng học tập, không có khát vọng công danh, sớm đã không màn đến việc đèn sách. Tính cách hay đa nghi, cộng với sự kiêu căng, thất học khiến cho trương Sinh thường có những hành động hồ đồ, thiếu khôn ngoan.

Vì yêu mến dung hạnh của Vũ Nương, Trương Sinh đã xin mẹ đem trăm lượng vàng cưới nàng về làm vợ. Nhưng đối với vợ, trương Sinh lại hay phòng ngừa quá mức. Dù Vũ Nương đã hết sức giữ gìn khuôn phép, vợ chồng chưa bao giờ thất hòa nhưng lại luôn thấy tù túng trong một gia đình thiếu lòng tin tưởng. Có ngờ đâu, chính sự đã nghi của Trương Sinh lại gây ra mối tai họa lớn.

Cuộc sum vầy chưa được bao lâu thì giặc Chiêm phá rối biên cương, triều đình hoang mang tìm người trợ giúp. Trương Sinh tuy con nhà hào phú nhưng không có học nên phải đầu quân ra trận. Tuy đã có Vũ Nương ở nhà thay chàng chăm lo mẹ già nhưng chàng vẫn canh cánh trong lòng một nỗi hoài nghi lớn

Chính vì thiếu lòng tin tưởng vợ cho nên khi giặc giữ bị phá, chàng trở về, nghe câu nói ngây thơ của con trẻ, lòng ghen tuông của chàng trỗi dậy lấn át cả tình thương khiến chàng hành động mù quáng. Trương Sinh đã đem lời mắng nhiếc, đánh đập Vũ Nương thậm tệ khiến nàng vô cùng đau đớn. Những lời thô bỉ, tệ hại trên đời chàng đều trút lên đầu vợ cho thỏa con giận bấy lâu, không cần quan tâm đến sự giãi bày, biện minh của vợ.

Trương Sinh còn là một con người hết sức cố chấp, bảo thủ. Nếu đã tin tưởng điều gì thì chàng khó lòng mà thay đổi. Khi Vũ Nương van nài muốn hiểu rõ nguồn cơn sự việc, chàng đã không nói. Bởi Trương Sinh tin tưởng chắc chắc vào điều mình nghĩ là sự thật và sợ nói ra Vũ Nương sẽ tìm lời mà thoái thác, phủ lấp sự việc.

Bao năm chàng ra trận, sự việc diễn tiến đã đủ sâu sắc, nó lại nằm ngoài sự kiểm soát của chàng cho nên Trương Sinh quyết không nói ra sự tình. Hành động ích kỉ, đê tiện ấy đã đẩy Vũ Nương đến sự tuyệt vọng khiến nàng trầm mình trên bến sông Hoàng Giang, chấm dứt nỗi ô nhục trong nỗi dày vò ghê gớm.

Trương Sinh lại là một người vô tình bạc nghĩa. Khi Vũ Nương chết, Trương Sinh tuy giận cũng cũng động lòng thương, tìm vớt thây nàng nhưng không thấy. Sau đó cũng không cất công tìm thêm nữa mặc thân xác nàng nổi trôi phương trời, linh hồn làm ma làm quỷ chốn nhân gian, đời đời kiếp kiếp không được siêu thoát. Dẫu Vũ Nương có bội tình thì đó cũng là vợ nàng, người có công phụng dưỡng mẹ già lúc chàng đi lính. Thế nhưng, Trương Sinh đã không mảy may tưởng đến. Chàng ân đoạn nghĩa tuyệt với nàng, xem nàng là một nỗi ô nhục lớn, một thất bại trong cuộc đời mình.

Cho đến một hôm khi ôm con trong nỗi cô đơn quạnh quẽ, cũng từ câu nói ngây thơ của con trẻ, Trương Sinh hiểu ra mối oan tình của vợ, nhưng việc đã trót qua rồi, Trương Sinh cũng lẳng lặng quên đi, không hề có chút hối hận nào. Dường như đối với Trương Sinh, chàng có quyền làm điều đó, bắt vợ phải phục vụ ý nghĩ của mình, kể cả những ý nghĩ ngu xuẩn nhất. Chàng cho mình có quyền sỉ nhục, lăng mạ hay định đoạt sinh mệnh của người khác.

Đó là tính cách của một con người gia trưởng, ích kỉ, hèn hạ và vô tình, vô nghĩa. Khi chàng lập đàn giải oan trên bến Hoàng Giang, Vũ Nương hiện về nhưng nàng không trở lại với trần thế nữa bởi vì Trương Sinh vì thiết tha sám hối mà lập đàn giải oan cho nàng nhưng lòng chàng vẫn chưa giải trừ được oan nghiệp, tính hồ nghi vẫn còn, lòng hẹp hoài, ích kỉ vẫn lớn, dẫu có trở về trước sau gì nàng cũng sẽ vướng vào một oan nghiệp khác mà thôi.
#Nguồn : Gg
 
  • Like
Reactions: Hainguyentp

Lê anh vân

Học sinh
Thành viên
17 Tháng bảy 2018
128
71
36
22
Đắk Lắk
Thpt chuyên nguyễn du
Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về một trong hai nhân vật: mẹ Trương Sinh, Trương Sinh.
Mọi người giúp với ạ
Có thể nói bóng dáng của người phụ nữ luôn thấp thoáng trong những trang văn trang thơ. Với chuyện người con gái nam xương của nguyễn dữ cx vậy.
- mẹ trương sinh dù xuất hiện k nhiều tỏng tác phẩm nhưng cx có những vai trò và đặc đieerm nhất định. Là một người mẹ thương con, chăm chút cho con. ( nhất là đoạn trương sinh đi lính)
- người mệt rất mực hiền hậu: lúc sắp từ gia cõi đời còn trăn trối vs vũ nương thể hiện tấm lòng người mẹ
 
Top Bottom