[ Văn 9]Chuyện người con gái nam xương

X

xjnh_gaj_95

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Bác nào giúp mình với

1 . Phân tích nhân vật VŨ nương
2. Cuộc sống thằng Đán sẽ thế nào khi Vũ Nương ko về
3. Vũ Nương có thể làm jì để có thể thoát khỏi cái chết đó
4. Phân tích giá trị hiện thực và nhân đạo của truyện
 
Last edited by a moderator:
V

vampire_knight_1710

Bác nào giúp mình với

1 . Phân tích nhân vật VŨ nương
2. Cuộc sống thằng Đán sẽ thế nào khi Vũ Nương ko về
3. Vũ Nương có thể làm jì để có thể thoát khỏi cái chết đó
4. Phân tích giá trị hiện thực và nhân đạo của truyện
1.Vũ Nương là một người có tính tình nết na,thuỳ mị,tư dung tốt đẹp.Dù Trương Sinh có tính đa nghi nhưng nàng vẫn giữ gìn khuôn phép.
4.Giá trị hiện thực:tố cáo xã hội phong kiến bất công,người phụ nữ phải chịu số phận oan nghiệt.Giá trị nhân đạo:nhờ vào yếu tố kỳ ảo:Linh Phi cứu sống Vũ Nương và nàng được gặp lại Trương Sinh
 
W

winter_angel

1 . Phân tích nhân vật VŨ nương
- Vũ Nương là một người vợ hiền, dâu thảo, tính tình nết na, thùy mị. ( tóm tắt vậy thôi, bạn có thể xem thêm tại nhiều bài văn phân tích truyện này)
2. Cuộc sống thằng Đán sẽ thế nào khi Vũ Nương ko về
- . Như bao đứa trẻ khác, Đản cần sự quan tâm, chăm sóc của người mẹ. Đản đã trở thành một đứa trẻ mồ côi khi Vũ Nương tự vẫn. Bơ vơ giữa xã hội. Người ta thường nói: " Con mất cha ăn cơm với cá, con mất mẹ lót lá mà nằm". Thiếu mẹ, Đản thiếu đi hơi ấm, tình yêu thương và sự che chở của mẹ, đó là thứ mà người cha không thể bù đắp được, đặc biệt là với một người như Trương Sinh. Sự thật phũ phàng, chính từ sự độc đoán và ích kỉ của Trương Sinh, đã đẩy đứa con của mình vào cảnh mồ côi, không được sống như những đứa trẻ khác. ( câu này mình làm không tốt thì phải)
3. Vũ Nương có thể làm jì để có thể thoát khỏi cái chết đó
- Hiện thực là Vũ Nương vẫn chết. Nhưng với lòng cảm thương của tác giả với cuộc đời nghiệt ngã của Vũ Nương. Nàng đã được cứu và sống cuộc sống ở Long cung. Nàng không chết, tức là nàng trong trắng. Vũ Nương thực chất không hề tính toán đến việc thoát chết, vẻ đẹp của tâm hồn nàng đã giúp nàng sống hay đúng hơn, nàng chết nhưng tâm hồn nàng thì bất tử.
4. Phân tích giá trị hiện thực và nhân đạo của truyện
- Qua cuộc đời oan nghiệt của nhân vật Vũ Nương, truyện như một lời tố cáo của Nguyễn Dữ dành cho xã hội phòng kiến.
- Từ các yếu tố kì ảo của truyện, cho ta thấy lòng cảm thương của tác giả với số phận của người phụ nữ Việt Nam. Thể hiện ước mơ của nhân dân ta: " ở hiền thì gặp lành."
Không biết có giúp gì cho bạn không nữa, mình nghĩ bạn nên tìm đọc vài loại sách tham khảo, sẽ rất có ích cho việc này.
 
S

seagirl_41119

Em ơi, các đề kia trong 4rum đều có rồi, em hãy chọn chế độ tìm kiếm để tìm lại. Riêng ở đề 2 thì hình như chưa có.
Thiếu hình bóng ng mẹ thì đứa con dĩ nhiên sẽ rất thiếu thốn TY thương. Chị nghĩ cái này cũng không khó cho em làm đâu.
 
L

lan_phuong_000

Nhận vật Trương Sinh trong "Chuyên người con gái Nam Xương" mặc dù được sinh ra trong một gia đình giàu có nhưng không có học nên khi triều đình tòng quân thì bị ghi vào sổ loại đầu
Đổi nghìn vàng lấy được vợ vừa đẹp người lại vừa đẹp nết nhưng tinhtinhf hay ghen bóng gió lại thêm tính đa nghi
(*) cô mình phân tích đó ^^
 
T

tunkute123

Cho tớ mượn topic này để thảo luận về tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương luôn nhé. Cảm ơn chủ pic :-*. THÂN
 
L

lan_phuong_000

Nêu giá trị nghệ thuật của hình ảnh "cái bóng" trong tác phẩm Người con gái Nam Xương?
 
T

tunkute123

Nêu giá trị nghệ thuật của hình ảnh "cái bóng" trong tác phẩm Người con gái Nam Xương?


Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật thì nó dễ làm hơn.
mở hàng trước

Giá trị nội dung:
- Số phận bất hạnh của người phụ nữ trong xã hội phong kiến nam quyền với đầy rẫy những bất công: bị xã hội rẻ rúng, coi khinh, vùi dập
- Thực trạng vợ chia xa chồng, gia đình chia xa người thân mà nguyên nhân là do chiến tranh, loạn lạc
- Hình ảnh cái bóng tượng trưng cho hạnh phúc gia đình.
- Phải chăng hạnh phúc của con người trong cuộc sống chỉ là ảo ảnh như hình ảnh cái bóng mà thôi?
- Cái bóng là tình yêu thương của Vũ Nương giành cho con, lấp đầy tình cảm bao ngày con thiếu vắng bóng cha
- Cái bóng là mơ ước hạnh phúc gia đình của Vũ Nương, mơ ước vợ chống được như hình với bóng

- Hình ảnh cái bóng xuất hiện ở đầu tác phẩm tưởng như chẳng mấy đặc biệt nhưng lại là nguyên nhân dẫn đến bi kịch

- Song nó cũng là chi tiết mở nút mọi mối nghi ngờ, sự bất hòa

- Một lần nữa khẳng định vẻ đẹp nhân phẩm của người phụ nữ

Giá trị nghệ thuật:

- Là chi tiết nghệ thuật đặc sắc, thể hiện tính sáng tạo của Nguyễn Dữ

- Chi tiết thắt, mở nút

- Làm nên tình huống kịch tính

---> Tô đậm số phận bất hạnh của con người, đặc biệt là người phụ nữ trong xã hội phong kiến.

--->> Khắc sâu ý nghĩa tố cáo---> Sự thể hiện sâu sắc của tấm lòng nhân đạo


--->>>
Hình ảnh mang tính đa nghĩa
--->>>

Đã xong

check hộ tớ nhé các bạn
 
F

freakie_fuckie

Ý nghĩ của chiếc bóng
~ Một chi tiết nhỏ nhưng vô cùng quan trọng, là chi tiết thắt nút cũng như là mở nút cho câu chuyện

Với Vũ Nương : đó là cách mà nàng dỗ con, vừa giúp đứa con nàng khuây khỏa nỗi nhớ cha, vừa giúp nàng nguôi niềm nhớ chồng
Chỉ bóng của mình để nói đấy là chồng, cái bóng ở đây, phải chăng tượng chưng cho cái tình vợ chồng bền chặt, chan hòa , gắn bó như hình với bóng.
Với bé Đản : đó là người cha , đầy lạ kỳ và bí ẩn
Vớ Trương Sinh
Bóng 1 : là bằng chứng không chối cãi cho sự hư thân mất nết, quên nghĩa thủy chung của vợ. là cái cớ đầy thuyết phục để chàng ruồng rẫy kẻ đã phản bội chàng, quên nghĩa cũ tình xưa

Bóng 2 : đó là cái bóng đã mở mắt cho chàng về cái tội ác tày đình mà chàng đã gây ra cho vợ, là lời minh oan cho phẩm hạnh trong trắng của Vũ Nương


Có lẽ, cái bóng đó còn mang một chút gì màu sắc huyền bí và ma quái: cái bóng nhỏ nhoi vô tri vô giác mà có thể tàn phá hạnh phúc của một người phụ nữ tài sắc thế kia, nhiêu đó cũn đủ để ta thấy cái phận mong manh, trôi nổi và dễ tan vỡ đến mức đau thương của người phụ nữ phong kiến

mong cmt này không vô nghĩa , nếu nó đi xa topic thì bạn LP xóa giùm :))
 
T

tunkute123

Ý nghĩ của chiếc bóng
~ Một chi tiết nhỏ nhưng vô cùng quan trọng, là chi tiết thắt nút cũng như là mở nút cho câu chuyện

Với Vũ Nương : đó là cách mà nàng dỗ con, vừa giúp đứa con nàng khuây khỏa nỗi nhớ cha, vừa giúp nàng nguôi niềm nhớ chồng
Chỉ bóng của mình để nói đấy là chồng, cái bóng ở đây, phải chăng tượng chưng cho cái tình vợ chồng bền chặt, chan hòa , gắn bó như hình với bóng.
Với bé Đản : đó là người cha , đầy lạ kỳ và bí ẩn
Vớ Trương Sinh
Bóng 1 : là bằng chứng không chối cãi cho sự hư thân mất nết, quên nghĩa thủy chung của vợ. là cái cớ đầy thuyết phục để chàng ruồng rẫy kẻ đã phản bội chàng, quên nghĩa cũ tình xưa

Bóng 2 : đó là cái bóng đã mở mắt cho chàng về cái tội ác tày đình mà chàng đã gây ra cho vợ, là lời minh oan cho phẩm hạnh trong trắng của Vũ Nương


Có lẽ, cái bóng đó còn mang một chút gì màu sắc huyền bí và ma quái: cái bóng nhỏ nhoi vô tri vô giác mà có thể tàn phá hạnh phúc của một người phụ nữ tài sắc thế kia, nhiêu đó cũn đủ để ta thấy cái phận mong manh, trôi nổi và dễ tan vỡ đến mức đau thương của người phụ nữ phong kiến

mong cmt này không vô nghĩa , nếu nó đi xa topic thì bạn LP xóa giùm :))


có nghĩa lắm mày ạ. nhưng dịp khác tớ sẽ tks

bài viết của mày khá sắc nét

p/s: box này tớ quản lí, LP đâu có quyền del bài mày, yên tâm :))
 
Last edited by a moderator:
B

blue_star_311

Nguyên nhân
+ Do lời nói ngây thơ của bé Đản
+ Do tính đa nghi , hay ghen , gia trưởng của Trươg Sinh
+ Do cuộc hôn nhân khôg bình đẳng
+ Lễ giáo hà khắc khiến người phụ nữ ko có quyền tự bảo vệ cuộc sống của mình
+ Do cuộc chiến tranh phog kiến gây ra cảnh sinh li
 
Top Bottom