Văn [VĂN 9] Chuyện người con gái Nam Xương

V

vykatherine

- các yếu tố kì ảo : phan lang nằm mộng thả rùa mai xanh ; khi chết được thần rùa cứu sống ; vũ nương được các nàng tiên rẽ nước cứu sống ; vũ nương sống dưới thủy cung ; sứ giả Xích Hỗn đưa phan Lang về lại trần gian ; vũ nuơng hiện lên giữa dòng nước lúc ẩn lúc hiện , ....
- Cách đưa các yếu tố kì ảo : đưa những yếu tố kì ảo đan xen với các yếu tố thực ( địa danh : bến Hoàng Giang ; lịch sử : nhà Hồ ; nhân vật lịch sử : Trần Thiêm Bình ; sự kiện : quân Minh xâm lược ) \Rightarrow các yếu tố trên đã là cho thế giới kì ảo lung ling , mơ hồ trở nên gần với cuộc đời thực , làm tăng độ tin cậy khiến người đọc không cảm thấy ngỡ ngàng
- Ý nghĩa : - Làm hoàn chỉnh nét đẹp vốn có của Vũ Nương : dù chết vẫn nặng lòng với quê hương , quan tâm đến chồng con , khao khát được phục hồi danh dự của mình
- Tạo kết thúc có hâu cho tác phẩm , thể hiện ước mơ ngàn đời của nhân dân về sự công bằng : người tốt sau bao oam khuất cuối cùng cũng được minh oan
- Tăng sức tố cáo cho tác phảm " lời nói vọng lại của vũ nương ở cuối truyện : '' đa tạ chàng .... chẳng thể trở về trần gian được nữa '' --> tố cáo sự bát công của XHPK
- Khẳng định niềm thương cảm của tác giả Nguyễn Dữ đối với số phận bi thảm của những người phụ nữ trong XHPK
- Tăng sức hấp dãn , tăng tính bi kịch cho câu truyện ( đã trở về gặ chồng nhưng không thể nào trở về nhân gian )
 
P

phamducanhday

bạn tham khảo nhé hehe


5.Những yếu tố truyền kì:
-Phan Lang nằm mộng rồi thả rùa
-Phan Lang lạc vào động của đức Linh Phi,được đãi tiệc và gặp Vũ Nương,người cùng làng đã chết rồi được Linh Phi rẽ nước đưa về dương thế
-Hình ảnh Vũ Nương hiện ra sau khi Trương Sinh lập đàn tràng giải nỗi oan cho nàng ở bến Hoàng Giang
Ý nghĩa của những yếu tố truyền kì:
Trước hết nó làm hoàn chỉnh thêm nét đẹp của nhân vật Vũ Nương,một người dù đã ở thế giới khác ,vẫn nặng tình với cuộc đời,quan tâm đến chồng con,phần mộ của tổ tiên,khao khát được phục hồi danh dự.Điều quan trọng hơn là những yếu tố truyền kì ấy đã tạo nên một kết thúc có hậu cho tác phẩm,thể hiện mơ ước ngàng đời của nhân dân ta về sự công bằng trong cuộc sống,người tốt dù có trải qua bao nhiêu oan uất cuối cùng cũng được đền trả xứng đáng.
Nhưng tính bi kịch của truyện vẫn tiềm ẩn ở ngay cái lung linh huyền ảo này.Và đièu đó khẳng định niềm cảm thương sâu sắc của tác giả đối với số phận bi thảm của người phụ nữ trong chế độ phong kiến


.........................................
 
M

mycute8aht

yếu tố kì ảo

yếu tố kì ảo có thể thấy rất rõ qua văn bản"chuyện người con gái Nam Xương" là: hình ảnh Phan Lang cứu rùa thần và được cứu lại vào động rùa gặp Linh Phi và Vũ Nương, rôi sau đó là hình ảnh Vũ Nương trở về với võng lọng cờ hoa lúc ẩn lúc hiện"
Tác giả đã thuyết phục người đọc khi đưa ra các yếu tố kì ảo nhưng với mục đích cho người đọc thấy được sự khắc nghiệt của chế độ phong kiến trọng nam khinh nữ lúc bấy giờ. Hình ảnh Vũ Nương là đại diện cho người phụ nữ trong thời đại lúc bấy giờ không thể nói lên suy nghĩ để tự giải oan cho mình để rồi cuối cùng phải tìm đến cái chết. Tác giả đã hướng kêt cục đến cái tốt đẹp nhưng vẫn có một chút khắc nghiệt. Cái tốt đẹp của kết cục đó là cuối cùng thì Trương Sinh cũng biết được nỗi oan của vợ minh và 1 điểm nữa đó là Vũ Nương được sống trong khung cảnh lộng lẫy suốt đời, chi tiết đền ơn đáp nghĩa cũng là 1 chi tiết hướng kêt cục đến sự tốt đẹp.Cái khắc nghiệt đó là Vu Nương không thể đoàn tụ cùng gia đình bởi lời nói của người phụ nữ vẫn chưa có trọng lượng trong thời điểm bấy giờ, Vũ Nương chỉ trở về để làm toát lên rằng người phụ nữ trong xã hội này vĩ đại như thế đấy, cao cả như thế đấy, trong trắng và chung thuỷ vậy đấy.
NHẤN NÚT CẢM ƠN ĐI BẠN ƠI !
 
Top Bottom