[Văn 9]Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh và Hoàng Lê nhất thống chí

L

lamthienas

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

:D:D:D:

các bạn có thể post choi tui một it thông tin về bài "chuyện trong phủ chúa trinh"và"hoàng lê thống nhất chí" đươc ko .tui xin thank you trước

----------------

P/s. Em nên lưu ý khi đặt tên chủ đề bài viết để các thành viên khác tiện theo dõi nhé.

không dùng quá 3 icon
 
Last edited by a moderator:
G

Godot

Chào Lamthienas.

Anh kiếm được một ít tư liệu về tác phẩm này (dưới dạng đề văn và gợi ý làm bài). Post lên cho em và mọi người cùng tham khảo và đóng góp ý kiến nhé.

[FONT=&quot]Đề bài: Em hãy phân tích tác phẩm “ Chuyện cũ trong phủ Chúa Trịnh” , trích “ Vũ trung tuỳ bút” của tác giả Phạm Đình Hổ.[/FONT]
[FONT=&quot] [/FONT]

A – Phần mở bài.
[FONT=&quot]- Phạm Đình Hổ (1768 – 1839), là người có bút pháp nghệ thuật tinh tế tài hoa, một phong thái thư nhàn cao nhã, ông tiêu biểu cho cốt cách kẻ sĩ Bắc Hà cuối thời Lê – Trịnh và thời kì đầu nhà Nguyễn.[/FONT]
[FONT=&quot]- “ Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh” là một trang tuỳ bút đặc sắc, rút trong “ Vũ trung tuỳ bút” của Phạm Đình Hổ. Tác phẩm tập trung đi sâu vào phản ánh cảnh ăn chơi xa hoa của Chúa Trịnh Sâm, cảnh bán hàng của bọn nội thần nội thị, cảnh tấu nhạc của bọn nhạc công cung đình tại chùa Trấn Quốc nơi Hồ Tây giữa TK XVIII, sự nhũng nhiễu của bọn hoạn quan khắp chốn dân gian…[/FONT]
[FONT=&quot] [/FONT]
B – Phần thân bài.
[FONT=&quot]- “ Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh”[/FONT][FONT=&quot] đã sảy ra vào 2 năm Giáp Ngọ – ất mùi (1774 – 1775), đó là lúc Đàng Ngoài “vô sự”, là những năm tháng hoàng kim của Chúa Trịnh Sâm – Khi Đặng Thị Huệ được Chúa sùng ái trở thành nguyên phi – Trịnh Sâm sống xa hoa “ thích đi chơi ngắm cảnh đẹp, thường ngự ở các li cung trên Tây Hồ, núi Tử Trầm, núi Dũng Thuý…”. [/FONT]
[FONT=&quot]- Cảnh đón tiếp với các nghi lễ thật tưng bừng độc đáo. Có “ binh lính dàn hầu vòng quanh bốn mặt hồ”. Có tổ chức hội chợ, do quan nội thần cải trang “ đầu bịt khăn, mặc áo đàn bà, bày bách hoá chung quanh hồ để bán”. Thuyền ngự đi đến đâu thì các quan hô tụng đại thần tuỳ ý nghé vài bờ để mua bán các thứ… Gác chuông chùa Trấn Quốc trở thành nơi hoà nhạc của bọn nhạc công cung đình. Đền đài cung điện được xây dựng “ liên tục” nhằm thoả mãn cuộc sống ăn chơi của bọn vua chúa và bọn quan lại. Bao nhiêu tiền của, vàng bạc, châu báu, nước mắt, mồ hôi của nhân dân bị bòn vét đến kiệt cùng.[/FONT]
[FONT=&quot] => Phạm Đình Hổ đã được mắt thấy, tai nghe những “ Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh” nên cách kể , cách tả của ông ở đây hết sức sống động.[/FONT]
[FONT=&quot]- Để được sống trong xa hoa, hưởng lạc cuộc đời vàng son đế vương, từ Chúa đến quan đều trở thành bọn cướp ngày ra sức hoành hành, trấn lột khắp chốn cùng quê. Chúa thì “ sức thu lấy” những “ loài trân cầm dị thú, cổ mộc quái thạch, chậu hoa cây cảnh ở chốn nhân gian…, không thiếu một thứ gì”. có những cây cảnh “ cành lá rườm rà…như cây cổ thụ mọc trên đầu non hốc đá, rễ dài đến vài trượng” ở bên bắc “phải dùng dến một cơ binh mới mang về nổi” cũng được chúa trở qua sông đem về. Trong phủ chúa “ điểm xuyết” bao núi non bộ trông lạ mắt như “ bến bể đầu non”. Vườn ngự uyển trong những đêm thanh cảnh vắng, tiếng chim kêu vượn hót ran khắp bốn bề, hoặc nửa đêm “ ồn ào như trận mưa xa, bão táp, vỡ tổ tan đàn”.[/FONT]
[FONT=&quot]- Bọn hoạn quan trong phủ Chúa vừa trắng trợn vừa xảo quyệt, như dân gian đã khinh bỉ chửi vào mặt “ Cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan”. Chúng dùng thủ đoạn “ nhờ gió bẻ măng, ra ngoài doạ dẫm”. Chỉ bằng hai chữ “ phụng thủ” biên ngay vào chậu hoa cây cảnh, chim tốt khiếu haycủa bất cứ nhà nào là chúng cướp được. Chúng còn lập mưu “đêm đến” cho tay chân sai lính lẻn vào “ lấy phăng đi, rồi buộc tội đem dấu vật cung phụng để doạ dẫm lấy tiền”. Chúng ngang ngược “ phá nhà, huỷ tường” của dân để khiêng hòn đá hoặc cây cối gì mà chúng cướp được. Đối với nhà giàu thì chúng lập mưu vu cho là “dấu vật cung phụng”để hành hạ, để làm tiền, nhiều người phải “ bỏ của ra kêu van chí chết”, có gia đình “ phải đập bỏ núi non bộ, hoặc phá bỏ cây cảnh để tránh khỏi tai vạ”.[/FONT]
[FONT=&quot]- Gia đình tác giả thuộc hàng quan lại, quý tộc thời Lê – Trịnh. Trước sự nhũng nhiễu hoành hành, mẹ của Phạm Đình Hổ là bà Cung Nhân phải sai người nhà chặt cây lê “ cao vài mươi trượng, lúc nở hoa, trắng xoá thơm lừng” đây là chi tiết rất sống, rất thực là chuyện có thực của chính gia đình tác giả => tạo niềm tin cho người đọc, vừa phê phán bộ mặt tham lam, ghê tởm của bọn quan lại thời Lê – Trịnh, vạch trần sự thối tha trong phủ Chúa.[/FONT]
[FONT=&quot] => Cuộc sống cực kì xa hoa và tàn ác ấy chính là nguyên nhân cho sự sụp đổ ngai vàng sảy ra đối với nhà Chúa Lê – Trịnh sau này - Đó là vào năm 1782, Trịnh Sâm qua đời, loạn kiêu binh bùng nổ, kinh thành Thăng Lonh bị đốt phá tan hoang => 1786 , Nguyễn Huệ kéo quân ra Bắc Hà lần thứ nhất, cơ nghiệp họ Trịnh đã tan trong nháy mắt. Đó là quy luật cuộc đời vô cùng cay nghiệt nhưng cũng hết sức sòng phẳng như Nguyễn Du đã từng nói trong tác phẩm “Văn chiêu hồn”.[/FONT]
[FONT=&quot]“ Thịnh mãn lắm, oán thù càng lắm,[/FONT]
[FONT=&quot]Trăm loài ma mồ nấm chung quanh.[/FONT]
[FONT=&quot]Nghìn vàng không đổi được mình[/FONT]
[FONT=&quot]Lầu ca viện hát, tan tành còn đâu? ”.[/FONT]
[FONT=&quot] [/FONT]
C – Phần kết bài.
[FONT=&quot] - Trang tuỳ bút “ Chuyện cũ trong phủ Chúa Trịnh” của Phạm Đình Hổ là tác phẩm có giá trị lịch sử sâu sắc, nó đã làm hiện lên cảnh vật và con người, cuộc sống ăn chơi xa hoa của vua chúa, hành động ăn cướp, làm tiền trắng trợn của bọn quan lại trong phủ Chúa.[/FONT]
[FONT=&quot] - Tác phẩm thể hiện một ngòi bút rất trầm tĩnh và hết sức sâu sắc. Mọi cảm hứng, suy nghĩ của tác giả về nhân tình thế sự đã được gửi gắm qua những chi tiết, tình tiết, mẩu chuyện rất sống, rất chọn lọc, đậm đà và sâu sắc.[/FONT]
(nguồn: Bài giảng Bạch Kim)
 
G

Godot

Còn đây là đề và Gợi ý làm bài cho tác phẩm: Hoàng Lê nhất thống chí (Hồi XIV) của Ngô gia văn phái.

[FONT=&quot]Đề bài: Em hãy phân tích và trình bày suy nghĩ của bản thân về “Hồi thứ XIV” – Trích trong tác phẩm “ Hoàng Lê nhất thống chí” – của Ngô gia văn phái để làm nổi bật lên hình tượng người anh hùng Nguyễn Huệ.[/FONT]

A - Mở bài.
[FONT=&quot]- Cho đến nay, trong lịch sử VHVN chưa có tác phẩm văn học nào tái hiện lại một cách chân thực và sinh động một giai đoạn lịch sử nước nhà như cuốn tiểu thuyết lịch sử “Hoàng Lê nhất thống chí” – của Ngô gia văn phái. Tác phẩm đã khái quát lại một giai đoạn lịch sử với bao biến cố dữ dội, đẫm máu từ khi Trịnh Sâm lên ngôi Chúa đến khi Gia Long chiếm Bắc Hà ( 1868 – 1802) như: loạn kiêu binh, triều Lê – Trịnh sụp đổ, Nguyễn Huệ đại phá quânThanh, Gia Long lật đổ triều đại Tây Sơn,…[/FONT]
[FONT=&quot] - Sự sụp đổ không thể cưỡng nổi của triều đại Lê – Trịnh và khí thế sấm sét của phong trào nông dân Tây Sơn là hai nội dung lớn được phản ánh qua “Hoàng Lê nhất thống chí”. Đặc biệt là “Hồi thứ XIV” đã thể hiện một cách hào hùng sức mạnh quật khởi của dân tộc trước thù trong giặc ngoài và khắc hoạ hình tượng Nguyễn Huệ – người anh hùng dân tộc - đã làm nên chiến công Đống Đa bất tử.

[/FONT]
B – phần thân bài.

[FONT=&quot] 1 - Mở đầu tác phẩm[/FONT][FONT=&quot] “Hoàng Lê nhất thống chí” tác giả Ngô gia văn phái đã viết:[/FONT]
[FONT=&quot]“ Đánh Ngọc Hồi, quân Thanh bị thua trận,[/FONT]
[FONT=&quot]Bỏ Thăng Long, Chiêu Thống trốn ra ngoài”.[/FONT]
[FONT=&quot] => Hai câu thơ trên đã đưa người đọc trở lại những giờ phút khó khăn nhưng cũng rất hào hùng của dân tộc vào cuối năm Mậu Thân ( 1788), đầu năm Kỉ Dậu ( 1789) khi Lê Chiêu Thống rước 29 vạn quân Thanh sang xâm lược nước ta. Vị cứu tinh của dân tộc thủa ấy là Nguyễn Huệ – người anh hùng áo vải Tây Sơn – Trong đoạn trích, hình tượng Nguyễn Huệ hiện lên với những phẩm chất tốt đẹp của người anh hùng như:[/FONT]
[FONT=&quot] + Hành động mạnh mẽ, quyết đoán.[/FONT]
[FONT=&quot]Trong mọi tình huống, Nguyễn Huệ luôn luôn thhể hiện là một con người hành động một cách xông xáo, nhanh gọn, có chủ đích và rất quả quyết. Nghe tin giặc đã đánh chiếm đến tận Thăng Long, chiếm cả một vùng đất đai rộng lớn, Nguyễn Huệ vẫn không hề nao núng, “định thân chinh cầm quân đi ngay”. Rồi sau đó, chỉ trong vòng một tháng ( từ 24/11 -> 30/chạp), Nguyễn Huệ đã làm được bao nhiêu việc lớn : “ tế cáo trời đất” lên ngôi Hoàng đế, “đốc xuất đại binh” ra bắc, gặp gỡ “người cống sĩ ở huyện La Sơn” Nguyễn Thiếp, tuyển mộ quân lính và mở cuộc duyệt binh ở Nghệ An, phủ dụ tướng sĩ, định kế hoạch hành quân, đánh giặc và lên kế hoạch đối phó với nhà Thanh sau chiến thắng.[/FONT]
[FONT=&quot] + Trí tuệ sáng suốt, sâu sắc và nhạy bén.[/FONT]
[FONT=&quot]- > Trí tuệ ấy được biểu hiện trong việc xét đoán và dùng người. Khi đến Tam Điệp, gặp Ngô Văn Sở và Phan Văn Lân “đều mang gươm trên lưng và xin chịu tội”, Nguyễn Huệ đã xử trí vừa có lí vừa có tình. Ông rất hiểu sở trường , sở đoản của các tướng sĩ, khen chê đều đúng người, đúng việc.[/FONT]

[FONT=&quot]- > Trí tuệ ấy còn được biểu hiện trong việc phân tích tình hình thời cuộc và tương quan ta - địch. Trong lời phủ dụ quân lính ở Nghệ An, vua Quang Trung khẳng định chủ quyền dân tộc của ta và hành động xâm lăng phi nghĩa, trái đạo trời của giặc; nêu bật dã tâm của giặc “bụng dạ ắt khác… giết hại nhân dân, vơ vét của cải”; nêu cao truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta từ xưa; kêu gọi quân lính “đồng tâm hiệp lực”; ra kỉ luật nghiêm minh;… Lời phủ dụ như một bài hịch nhắn gọn mà ý tứ thật phong phú, sâu xa, có tác dụng kích thích lòng yêu nước và truyền thống quật cường của dân tộc.[/FONT]
[FONT=&quot] + ý chí quyết thắng và tầm nhìn xa, trông rộng.[/FONT]
[FONT=&quot]Mới khởi binh đánh giặc, chưa giành lại một tấc đất nào, vậy mà Quang Trung vẫn tuyên bố chắc như đinh đóng cột “phương lược tiến đánh đã có tính sẵn”, lại còn tính sẵn cả kế hoạch ngoại giao sau khi chiến thắng với một nước “lớn gấp mười nước mình” để có thể “ dẹp chuyện binh đao”, “cho ta được yên ổn để nuôi dưỡng lực lượng”.[/FONT]
[FONT=&quot] + Tài dụng binh như thần.[/FONT]
[FONT=&quot]Đến tận hôm nay, chúng ta vẫn còn kinh ngạc vì cuộc hành quân thần tốc của nghĩa quân Tây Sơn do Quang Trung chỉ huy. Ngày 25 tháng chạp bắt đầu xuất quân ở Phú Xuân ( Huế), ngày 29 đã tới Nghệ An, vượt khoảng 350km qua núi, qua đèo. Đến Nghệ An, vừa tuyển quân, tổ chức đội ngũ, vừa duyệt binh, chỉ trong vòng một ngày. Hôm sau, tiến quân ra Tam Điệp ( cách khoảng 150km). và đêm 30 tháng chạp đã “lập tức lên đường”, tiến quân ra Thăng Long. Mà tất cả đều là đi bộ. (Có sách nói vua Quang Trung còn dùng cả võng khiêng, cứ hai người khiêng thì một người được nằm nghỉ, luân phiên nhau suốt đêm ngày).[/FONT]
[FONT=&quot]Mặt khác, từ Tam Điệp ra Thăng Long (khoảng hơn 150km), vừa hành quân, vừa đánh giặc mà vua Quang Trung chỉ định trong vòng 7 ngày, (mồng 7 tháng giêng) sẽ vào ăn tết ở Thăng Long. Nhưng trên thực tế, đã thực hiện sớm 2 ngày – trưa mồng 5 đã vào Thăng Long – Hành quân liên tục như vậy, thường quân đội sẽ mệt mỏi, rã rời, nhưng nghĩa quân Tây Sơn thì cơ nào đội ấy vẫn chỉnh tề. đó là do tài tổ chức của người cầm quân: hơn một van quân mới tuyển đặt ở trung quân và quân tinh nhuệ từ đất Thuận Quảng đã bao bọc ở bốn doanh tiền, hậu, tả, hữu.[/FONT]
[FONT=&quot] + Lẫm liệt trong chiến trận.[/FONT]
[FONT=&quot]Hoàng đế Quang Trung thân chinh cầm quân không chỉ trên danh nghĩa, Ông là tổng chỉ huy chiến dịch thực sự: hoạch dịnh phương lược tiến đánh, tổ chức quân sĩ, tự mình thống lĩnh một mũi tiến công, cưỡi voi đi đốc thúc, xông pha tên dạn, bày mưu tính kế…Mặt khác, đội quân của vua Quang Trung không phải là toàn lính thiện chiến, lại vừa trải qua những ngày hành quân cấp tốc, không có thì giờ nghỉ ngơi, thế nhưng dưới sự lãnh đạo tài tình của vua Quang Trung, đội quân ấy đã đánh những trận thật hào hùng, thắng áp đảo kẻ thù ( bắt hết quân do thám của địch ở Phú Xuyên, giữ dược bí mật để tạo thế bất ngờ, vây kín làng Hà Hồi, “quân lính luân phiên nhau rạ ran” làm cho lính trong đồn “ai nấy rụng rời sợ hãi” xin hàng; công phá đồn Ngọc Hồi, lấy ván ghép phủ rơm dấp nước để làm mộc che, dàn trận tiến đánh, khi giáp la cà thì “quăng ván xuống đất, ai nấy cầm dao ngắn chém bừa, những người cầm binh khí theo sau nhất tề xông tới”…). Khí thế của đội quân này làm cho kẻ thù phải khiếp vía, thật là “ tướng ở trên trời rơi xuống, quân ở dưới đất chui lên”. Hình ảnh người anh hùng cũng dược khắc hoạ một cách lẫm liệt, đặc biệt là trong trận đánh đồn Ngọc Hồi, giữa cảnh “khói toả mù trời, cách gang tấc không thấy gì”, nổi bật lên là hình ảnh nhà vua “ cưỡi voi đi đốc thúc”. (Có sách ghi khi Quang Trung vào đến Thăng Long, tấm áo bào màu đỏ đã sạm đen khói súng).[/FONT]
(Còn tiếp.....)
 
G

Godot

Hoàng Lê nhất thống chí (tiếp theo)

[FONT=&quot](tiếp theo...)

2 – Nghệ thuật:[/FONT]

[FONT=&quot] - Cách trần thuật của đoạn văn thật đặc sắc, không chỉ nhằm ghi lại những sự kiện lịch sử diễn biến gấp gáp, khẩn chương qua từng mốc thời gian,mà còn chú ý miêu tả cụ thể từng hành động, lời nói của nhân vật chính, từng trận đánh và những mưu lược tính toán, thế đối lập giữa hai đội quân ( một bên thì xộc xệch, trễ nải, nhát gan, một bên thì xông xáo dũng mãnh, tổ chức nghiêm minh). Qua đó, hình ảnh người anh hùng được khắc hoạ khá đậm nét, có tính cách quả cảm, mạnh mẽ, có trí tuệ sáng suốt, nhạy bén, có tài dụng binh như thần,là người tổ chức và là linh hồn của những chiến công vĩ đại. [/FONT]
[FONT=&quot] - Dường như có sự mâu thuẫn giữa nhan đế tác phẩm với nội dung tác phẩm. Nhan đề mang ý nghĩa ca ngợi nhà Lê, nhưng nội dungtác phẩm lại vạch rõ sự thối nát, mục ruỗng của triều đình nhà Lê, và ca ngợi người anh hùng áo vải Tây Sơn Nguyễn Huệ. Điều đó nói lên quan điểm phản ánh hiện thực của các tác giả là tôn trọng sự thực lịch sửý thức dân tộc. dù có cảm tình với nhà Lê, họ không thể bỏ qua sự thực một ông vua nhà Lê hèn yếu đã cõng rắn cắn gà nhà. Dù không theo Tây Sơn, họ không thể không thấy chiến công lừng lẫy của vua Quang Trung là niềm tự hào lớn lao của dân tộc. Bởi thế mà hình tượng người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ hiện lên một cách oai phong lẫm liệt và hết sức chân thực trong tác phẩm. [/FONT]

C – Phần kết bài.

[FONT=&quot]- Tóm lại, với quan điểm lịch sử đúng đắn và niềm tự hào dân tộc, cá tác giả “Hoàng Lê nhất thống chí” đã tái hiện chân thực, sinh động hình ảnh người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ qua những chiến công thần tốc đại phá quân Thanh và tự hào hơn về truyền thống yêu nước của dân tộc ta, đồng thời càng hiểu thấu tim đen của quân xâm lược phương Bắc và âm mưu của Thiên triều cũng như bộ mặt dơ bẩn của bọn Việt gian bán nước.[/FONT]
(nguồn: Bài giảng Bạch Kim)
 
L

linhsj

theo em,họ không p? có cảm tỳnk với nhà Lê ,mà họ là quan thần thời Lê,buộc phải theo vua chúa của họ
 
C

congchuakieuki61

bạn linhsj nói thế sai rồi bọn quan lại nhà lê ỉ thế vua chúa nên mới dám ăn hiếp dân chúng như thế chứ
 
B

baby_beautiful_kute_33

Nhà nguyễn là triều đại quân chủ cuối cùng.. Chuyện Cũ Trong Phủ Chúa trịnh được viết vào những năm đâu thế kỷ 19 ở nước ta, thuộc triều Nguyễn. Lúc này, Trịnh Sâm, ăn chơi sa đọa vô cùng, thích thứ gì là sai quân hầu đi tìm về bằng được.
 
L

lgkut3

:Dcác bạn ơi ! làm hộ m đề này nha !"Em hiểu gì về xã hội phong kiến Việt Nam cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XĨ qua văn bản Chuyện cũ trong Phủ chúa Trịnh":D:D

không dùng quá 3 icon
đã sửa
thân~
 
Last edited by a moderator:
N

nhoclovely1021

Chuyện cũ trong phủ chúa trịnh

Văn 9: CHUYỆN CŨ TRONG PHỦ CHÚA TRỊNH

Đề : Tình trạng đất nước ta vào thời vua Lê – chúa Trịnh cuối thế kỉ XVIII qua đoạn trích “Chuyện cũ trong phú chúa Trịnh” (trích “Vũ trung tùy bút” của Phạm Đình Hổ).


DÀN Ý​

A. Mở bài :

+ Giới thiệu tác phẩm Vũ trung tùy bút của Phạm Đình Hổ.

+ Đoạn trích : tình trạng đất nước vào thời vua Lê – chúa Trịnh cuối thế kỉ XVIII và thái độ phê phán của tác giả.

B. Thân bài :

1.Tổng :

a. Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh : bộ mặt của giới cầm quyền phong kiến thời Lê - Trịnh được kể lại một cách sinh động, chân thực.

b. Ngôn ngữ miêu tả và kể chuyện của tác giả không che giấu thái độ căm ghét những kẻ gây hại cho nhân dân.

2. Phân :

a. Những thú xa hoa của chúa Trịnh Sâm : tô vẽ phô trương vẻ hào nhoáng, thú chơi phong lưu, sính đàn ca nhã nhạc. Ngôn ngữ miêu tả của Phạm Đình Hổ tỉ mỉ chi tiết giúp người đọc hình dung đầy đủ.

b. Bọn cận thần “nhờ gió bẻ măng” : lời kể cụ thể từng vụ việc và thủ đoạn bất lương của bọn tay chân nhà Chúa.

c. Tình cảnh khốn khổ của nhân dân : nhà văn ghi lại câu chuyện có thực kể lại việc xảy ra trong nhà mình.

d. Thái độ bất bình của nhà văn qua giọng kể.

3. Hợp :

a. Nghệ thuật tùy bút đem lại cái nhìn sinh động về bọn người quyền quý cũng như nỗi khổ của nhân dân.

b. Giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của tác phẩm

C. Kết bài :

Nêu cảm nhận sâu sắc của bản thân.

BÀI VIẾT GỢI Ý

Tác phẩm Vũ trung tùy bút(tuỳ bút viết trong những ngày mưa) của danh sĩ Phạm Đình Hổ là tập bút kí sinh động về xã hội Việt Nam thời Lê – Trịnh, vào những năm cuối thế kỉ XVIII. Mặc dù được viết theo thể tuỳ bút khá tự do, nhưng những điều được ghi lại trong đó đã chứa đựng một giá trị hiện thực rất sắc sảo, đồng thời bộc lộ rõ cái nhìn phê phán của tác giả với thói xa hoa vô độ của vua chúa phong kiến. Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnhlà một trong những câu chuyện được kể lại trung thực giúp ta hiểu về bộ mặt thật xấu xa của tập đoàn chúa Trịnh được che đậy trong lớp vỏ vàng son hào nhoáng.

Phạm Đình Hổ (1768 – 1839) là người nổi tiếng với biệt danh Chiêu Hổ, là người am hiểu văn hoá nếp sống của Thăng Long – Kẻ Chợ. Vốn dòng dõi quan lại đời Lê nên ông có điều kiện hiểu rõ những kẻ thuộc giới quý tộc kinh kì. Những điều nhà văn ghi lại tưởng như là sự ghi nhận về thời vô sự – bốn phương yên hưởng thái bình. Mỉa mai thay, thực trạng lại là một bức tranh với sắc chói chang của mũ mão cân đai rỡ ràng đối lập với thực tại tinh thần tối sầm những cảm giác bất an trong đời sống dân lành. Thực trạng ấy từng được mô tả trong Thượng kinh kí sựcủa Hải Thượng Lãn Ông, Tang thương ngẫu lục của danh sĩ Nguyễn Án. Nhưng câu chuyện của Chiêu Hổ vẫn có sức hấp dẫn riêng.

Thời gian, khung cảnh câu chuyện được thuật lại tỉ mỉ. Trong bối cảnh trong nước vô sự, việc an hưởng thái bình, du ngoạn cảnh đẹp của một ông chúa có lẽ chẳng có gì đáng nói. Việc ăn chơi của Chúa đáng nói ở chỗ “đình đài được làm liên tục”. Hãy so sánh với những gì trong phủ Chúa được Hải Thượng Lãn Ông mô tả : “ nơi nào cũng lâu đài, đình các, rèm châu cửa ngọc, áng nước mây loà, suốt cõi toàn hoa, hoa cỏ kì lạ, gió thoảng hương trời, thú đẹp chim quý, nhảy nhót bay hót, giữa đất bằng nhô lên một ngọn núi cao, cây to bóng mát, nhịp cầu sơn vẽ bắc qua lạch nước quanh co, lại có lan can làm toàn bằng đá màu…”. Ngoài cung cũng là cả một sự xa xỉ cầu kì như vậy. Chúa thưởng ngoạn cảnh đẹp kéo theo cả một đội quân tiền hô hậu ủng với binh lính, nội thần, các quan hỗ tụng đại thần… Quang cảnh phô bày qua sự mô tả của tác giả khiến người đọc hình dung một sự sắp đặt nhằm làm đẹp lòng Chúa của đám nịnh thần mặt trắng, đồng thời hiện rõ tính chất phồn vinh giả tạo của cuộc sống kinh kì. Thức ngon sẵn bày, đàn hay sáo ngọt. Chỉ cần vài cảnh đã cho thấy sự xa hoa tráng lệ xứng đáng với tiếng tăm Thịnh Vương – quyền hành dưới mà trên cả hoàng đế. Đàng sau những vẻ phô trương hào nhoáng đó là sự lố bịch hiện hình : bọn nội thần mặc quần áo đàn bà đứng bán hàng, cảnh đi chợ của các quan như trò chơi trẻ con cho thấy sự phồn vinh giả tạo. Nhằm thoả mãn nhu cầu ích kỉ của mình, “bao nhiêu những loài trân cầm dị thú, cổ mộc, quái thạch và chậu hoa cây cảnh ở chốn dân gian, Chúa đều sức thu lấy, không thiếu một thứ gì”. Quyền lực, xa xỉ, ngang ngược, hống hách là những gì chúng ta có thể hình dung về ông Chúa nổi tiếng ăn chơi này. Tác giả đã bình bằng một điềm báo : “Mỗi khi đêm thanh cảnh vắng, tiếng chim kêu vượn hót ran khắp bốn bề, hoặc nửa đêm ồn ào như trận mưa sa gió táp, vỡ tổ tan đàn, kẻ thức giả biết đó là triệu bất tường”. Câu văn miêu tả vẽ ra viễn cảnh u ám, đầy âm khí, như kết đọng nỗi oán hờn của dân gian, chứa đựng ý nghĩa cảnh báo sự sụp đổ không thể tránh khỏi của một vương triều quái thai mục ruỗng.

“Thượng bất chính, hạ tắc loạn” (Trên không nghiêm, dưới sinh loạn) ! Quả thật, những gì Phạm Đình Hổ diễn tả tiếp nối về hành động của bọn tay chân nhà Chúa đục nước béo cò, “nhờ gió bẻ măng, ra ngoài dọa dẫm”. Nhà dột từ nóc, bởi thế người đọc không nghi ngờ gì về bản chất thối nát của vương triều Lê – Trịnh. Tất yếu, những hành vi của chúng gây tác hại cho dân lành lương thiện như thế nào : bị vu oan, hãm hại cửa nát nhà tan. Không phải là cách nói ví von mà Phạm Đình Hổ còn kể lại câu chuyện sinh động : “Hòn đá hoặc cây cối gì to lớn quá thì thậm chí phải phá nhà hủy tường để khiêng ra”. Người giàu có của bỗng thành miếng mồi ngon cho bầy diều quạ hung dữ mượn danh Chúa đục khoét, hành hạ. Không những thế, người kể chuyện còn đưa ra bằng chứng ngay trong gia đình mình như xác minh tính chân thực của câu chuyện kể : “Nhà ta ở phường Hà Khẩu, huyện Thọ Xương, trước nhà tiền đường có trồng một cây lê, cao vài mươi trượng, lúc nở hoa trắng xoá thơm lừng ; trước nhà trung đường, cũng trồng hai cây lựu trắng, lựu đỏ, lúc ra quả trông rất đẹp, bà cung nhân ta đều sai chặt đi cũng vì cớ ấy” . Bản thân gia đình tác giả thuộc hàng quý tộc chốn cung đình, vậy mà còn trở thành nạn nhân của Chúa Trịnh. Ta chứng kiến cái đẹp bị hủy hoại bởi lẽ không cái đẹp nào có thể được phát triển tự nhiên dưới ách bạo quyền. Câu chuyện kết thúc ở đó, nhưng giá trị tố cáo đã thật đầy đủ, không cần nói thêm, viết thêm.

Một chuyện cũ viết lại qua lời kể chuyện, miêu tả sinh động của Phạm Đình Hổ đã giúp ta hình dung tất cả sự thối nát tàn bạo của triều đình vua Lê - chúa Trịnh và hiểu rõ nguyên nhân sụp đổ của nó. Khi những kẻ cầm quyền chỉ biết vun vén bản thân, bỏ mặc nhân dân, chắc chắn sẽ mất lòng dân, lời ta thán của dân chúng sẽ biến thành sức mạnh khởi nghĩa lật nhào chế độ. Có lẽ, đó còn là lời nhắc nhở, cảnh tỉnh của Chiêu Hổ cho triều đại nhà Nguyễn đương thời. Ông đã vạch đúng bản chất chung của giai cấp phong kiến, qua những trang tùy bút đặc sắc .

Vũ trung tùy bútlà tập kí họa về thời đại qua tài hoa của cây bút Phạm Đình Hổ. Dù thời ấy đã qua, nhưng những câu chuyện trong đó vẫn còn giá trị tư liệu, giá trị lịch sử và văn chương. Người đọc có thể nhận thấy sức mạnh hủy diệt của thế lực đồng tiền khi song hành với quyền lực và bả phù hoa làm hủy hoại nhân tính con người đến mức nào !

Hy vọng là có thể giúp được bạn :) :) :) :)
 
Top Bottom