[Văn 9] Câu hỏi về văn học trung đại

X

xxkillerxx

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1/ Nêu tớm tắt về cuộc đời của Nguyễn Đình Chiểu. Qua cuộc đời của cụ em học được điều gì ?
2/ Theo em nhừng nguyên nhân nào đã góp phần tạo nên thiên tài Nguyễn Du ?
3/Phân tích đoạn thơ sa :
" Mũa xuan con én đưa thoi,
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi
Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa" ( Phân tích thằnh một bài văn ngắn)
5/ Nêu cảm nhận của em về nhân vật Trường Sinh
ai giúp mình vs đi :(

P/s naniliti: Chú ý : Nhan đề : [Văn 9] + tiêu đề nội dung câu hỏi. Đã sửa!
 
Last edited by a moderator:
M

maidoany_nhi

ĐỀ 5
Phân tích nhân vật Trương Sinh:

1.MB:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm => Đi tới nhân vật Trương Sinh- đại diện cho xã hội nam quyền, độc đoán.

2.TB:
- Khái quát nội dung của truyện: nói về người con gái đẹp người đẹp nết tên là Vũ Nuơng nhưng nàng lại phải chịu cái chết đầy bi thảm. Và 1 trong số nguyên nhân dẫn đến bi kịch ấy chính là Trương Sinh. Những hành động, cách xua đuổi mà chàng đối xử với Vũ Nương khiến cho nàng không thể sống.

- Giới thiệu nhân vật Trương Sinh:
+ là con nhà giàu có song lại là kẻ ít học bởi vậy nên danh sách đi lính đứng hàng đầu.
+ Lấy Vũ Nương thực chất chỉ vì mến dung hạnh chứ không có cái thứ gọi là tình yêu chân thực giữa 2 người.

- Tình cảm của Trương Sinh với vợ trước khi nhập ngũ:
+ Bản tính đa nghi, hay ghen khiến anh phòng ngừa quá mức.
+ Là 1 người chồng song anh không hề quan tâm, thân mật với vợ mình. Đã vậy lại còn để ý những sai lầm trong cuộc sống thường ngày của Vũ Nương.
=> Con người ích kỉ chỉ biết nghĩ cho bản thân, đàn ông mà nhỏ nhen, xét nét.
+ Khi Vũ Nương ứa 2 hàng lệ dặn chồng trước lúc lên đường thì Trương chẳng hề mẩy may, lặng thinh trong khi mọi người đều không cầm nổi nước mắt. Anh chỉ coi đó là bổn phận và trách nhiệm mà 1 người vợ bắt buộc phải làm
=> Quá vô tâm

- Sau khi mãn hạn lính trở về:
+ Nghe lời con dại đã nghi vợ ở nhà hư hỏng, không chung thuỷ
+ vốn ghen mù quáng nên chửi bới, nói bóng nói gió rồi đuổi Vũ Nương ra khỏi nhà mặc lời giải thích.
=> đuổi vợ đi mà lòng không thấy trắc ẩn, đau xót. Điều đó lí giải vì sao khi nghe tin vợ mình nhảy sông tự vẫn anh chỉ động lòng thương mà không cảm thấy day dứt, ân hận.
+ Ngay sau khi Vũ Nương mất chưa lâu, cũng từ lời bé Đản Trương Sinh mwois hiểu ra mọi chuyện nhưng việc đã lỡ rồi.=> ân hận, hối tiếc.
+ Trương Sinh lập đàn giải oan cho Vũ Nương đẻ sám hối lỗi lầm nhưng đó là lời sám hối quá muộn.

- Đánh giá về nhân vật: hồ đồ, vũ phu

3.KB:
- phê phán cách sống của TS
- Liên hệ hiện tại để thấy xã hội nam quyền có còn tồn tại hay không.


Nguồn: Hocmai Diễn đàn - Lưu Trữ

BÀI LÀM
Chuyện người con gái Nam Xương” trích trong “Truyền kì mạn lục” của Nguyễn Dữ là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất trong giai đoạn văn học thế kỉ XVI – XVII. Tác phẩm từ lâu đã được đưa vào giảng dạy trong trường phổ thông. Các nhân vật trong truyện đều được đem ra phân tích một cách chi tiết, sâu sắc. Tuy nhiên, xưa nay, hầu hết chúng ta đều có cách nhìn nhận về nhân vật Trương Sinh trong truyện vẫn còn nhiều vấn đề cần xem xét một cách thấu đáo. Trước tiên, có thể nói, trong truyện cổ tích, nhân vật Trương Sinh là một loại nhân vật chức năng. Nhà văn xây dựng nhân vật này nhằm phát triển nội dung câu chuyện, nhằm thể hiện những điều mà nhà văn muốn nói. Những hành động, lời nói của nhân vật chức năng chỉ nhằm làm nổi bật phẩm chất, đức hạnh của nhân vật trung tâm của truyện. Trong “Chuyện người con gái Nam Xương”, Nguyễn Dữ đã phát triển nhân vật chức năng này thành một nhân vật chính có vai trò quyết định đến sự phát triển của truyện. Tuy nhiên, những đặc điểm cơ bản của nhân vật chức năng vẫn hiện hữu một cách đầy đủ trong nhân vật Trương Sinh. Do vậy, khi tìm hiểu về nhân vật này, chúng ta cần xem xét một cách toàn diện trên tất cả các bình diện. Xưa nay, hầu hết các thầy cô giáo khi giảng cho học sinh đều cho Trương Sinh là một kẻ ngu si, thô bạo. Chàng là con nhà hào phú nhưng lại không được học hành đầy đủ. Chính chi tiết đó làm cho mọi người “Kết tội” chàng Trương là vô học. Thực ra, theo tôi, đó không phải là mục đích mà Nguyễn Dữ muốn đề cập đến. Chi tiết không có học chỉ là điều kiện để sau này chàng Trương mặc dù là con nhà hào phú nhưng vẫn phải đi lính. Về thực chất có thể thấy chàng Trương hoàn toàn không phải là một kẻ vô học, thô bạo, ngu si. Chàng là một người biết yêu và trân trọng cái đẹp. Chính vẻ đẹp người, đẹp nết của Vũ Thị Thiết đã cuốn hút chàng. Việc Trương Sinh đem trăm lạng vàng cưới nàng về làm vợ đã chứng tỏ điều đó. Rõ ràng chàng là người biết nâng niu và trân trọng cái đẹp. Một người không có đầu óc, thiếu văn hoá sẽ không thể biết điều đó. Nhiều người dựa vào chi tiết “mang trăm lạng vàng cưới về làm vợ” để kết luận rằng cuộc hôn nhân đó hoàn toàn là mua bán, không có tình yêu. Thực chất, “trăm lạng vàng” kia chính là sính lễ mà nhà trai đem đến để rước dâu. Đó là tục lệ ngàn đời của dân tộc ta còn tồn tại đến ngày nay. Do đó, việc đem trăm lạng vàng để cưới Vũ Nương của Trương sinh là một việc làm hoàn toàn bình thường, đúng với đạo lý ở đời. Nguyễn Dữ nhấn mạnh chi tiết này để khẳng định thêm về giá trị, vẻ đẹp của Vũ Nương mà thôi. Trong cuộc sống, vợ chồng họ rất hạnh phúc. Lấy nhau đã lâu mà không có lúc nào có chuyện thất hoà quả là việc không dễ. Đó không chỉ do cố gắng của một mình Vũ Nương được. Bởi hạnh phúc gia đình phải do tất cả các thành viên cùng vun trồng xây đắp mới trở nên tốt đẹp được. Một người, dù có cố gắng đến mức nào cũng không thể cứu vãn được nếu những người còn lại không ủng hộ. Chúng ta có thể thấy điều đó ở phần sau của câu chuyện. Dù Vũ Nương có cố níu kéo nhưng hạnh phúc gia đình không thể cứu vãn được khi Trương Sinh cố ý đạp đổ nó. Như vậy có thể thấy rằng Trương Sinh cũng hết lòng chăm chút nâng niu tổ ấm của mình. Nguyễn Dữ nhấn mạnh tính hay ghen của Trương Sinh để làm nổi bật sự giữ gìn khuôn phép của Vũ Nương, nhưng không có nghĩa ông phủ nhận những cố gắng của Trương Sinh trong việc vun đắp hạnh phúc gia đình. Như đã nói ở trên, vì không được học hành đầy đủ mà Trương Sinh phải đi lính. Chi tiết này mở ra một hướng phát triển mới cho câu chuyện. Chàng từ biệt mẹ già, vợ trẻ đang bụng mang dạ chửa để đi ra chiến trường. Khi tổ quốc lâm nguy, chàng cũng sẵn sàng từ bỏ cuộc sống vinh hoa để ra chiến trường chiến đấu giết giặc mang theo nỗi nhớ thương mẹ già vợ trẻ. Khi trở về, mẹ già vừa mất, đứa con nhất định không nhận mình làm cha khiến chàng đau đớn. Hãy đặt mình vào hoàn cảnh của Trương Sinh, chúng ta sẽ lỹ giải được vì sao chàng lại hành động như vậy. Hơn nữa, lời bé Đản rất có lý khiến chúng ta không thể không tin có “điều gì đó” mờ ám diễn ra. - Đêm nào cha Đản cũng đến, mẹ đản đi cũng đi, mẹ đản ngồi cũng ngồi và chẳng bao giờ bế Đản cả. Chỉ có gian phu dâm phụ thì mới lén lút đi lại trong đêm. Nếu đường đường chính chính thì làm gì phải đợi đến đêm mới đến. Còn việc không bế Đản là đương nhiên, làm sao có thể bế bồng, ôm ấp đứa con của “tình địch được”!? Nguyễn Dữ đã khéo léo đặt những lời nói đó vào miệng một đứa trẻ ngây thơ. Hơn ai hết, lời của bé Đản khiến không chỉ Trương Sinh có thể kết luận rằng: Vũ Nương đã ngoại tình. Khi ghen tuông mấy ai còn đủ tỉnh táo và sáng suốt!? Hơn nữa, mẹ vừa mất, vợ lại ngoại tình, còn nỗi đau nào lớn hơn nỗi đau ấy? Nỗi đau đớn khôn cùng ấy tất sẽ dẫn đến hành động thiếu suy nghĩ của Trương Sinh. Chàng không thể chấp nhận một người vợ đã thất tiết. Đó là một hành động tội lỗi không thể tha thứ trong xã hội phong kiến. Do vậy, việc đánh đuổi Vũ Nương hoàn toàn có thể giải thích được. Công bằng mà nói, cái chết của Vũ Nương có một phần lỗi của nàng. Tại sao lại chỉ cho con cái bóng của mình và bảo đó là cha? Có người nói, việc làm đó thể hiện mong muốn gắn bó như hình với bóng của nàng với chồng!? Nhưng một đứa trẻ lên ba liệu có thể hiểu được ý nghĩa sâu xa đó? Thực tế đã chứng minh, hành động đó chỉ đem đến một kết thúc bi thảm đối với nàng. Khi Vũ Nương quyên sinh, Trương Sinh đã đi tìm xác nàng để chôn cất. Đó là một hành động đáng trân trọng. Nó thể hiện tình cảm của chàng đối với người vợ bất hạnh. Vợ đi rồi, một mình chàng lầm lũi nuôi con. Khi nhận ra nỗi oan của vợ thì mọi sự đã quá muộn. Mái ấm gia đình của chàng đã mãi mãi không còn nữa. Chính chàng cũng là một nạn nhân bất hạnh của xã hội phong kiến. Bi kịch gia đình ấy đâu phải chỉ mình Vũ Nương gánh chịu. Nỗi cô đơn, ân hận có lẽ sẽ theo chàng đến hết cuộc đời. Được Phan Lang báo tin, Trương Sinh đã lập đàn tràng giải oan cho Vũ Nương tại bến Hoàng Giang. Đây là cố gắng cuối cùng của chàng để níu kéo hạnh phúc đã mất. Chàng muốn chuộc lỗi với Vũ Nương, muốn xây dựng lại gia đình vốn rất ấm êm, hạnh phúc. Nhưng những gì đã mất thì khó có thể cứu vãn được. Hạnh phúc đã tan vỡ không thể hàn gắn. Kết thúc câu chuyện là một khoảng trống khiến chúng ta phải suy ngẫm nhiều điều. Tất cả các nhân vật đều phải gánh chịu bi kịch của sự đổ vỡ. Không chỉ Vũ Nương mà cả Trương Sinh, bé Đản đều là nạn nhân. Nó cho chúng ta một chân lý: hạnh phúc gia đình không phải chỉ do một người gây dựng và vun đắp mà nó là sự cố gắng của tất cả thành viên trong gia đình ấy. Trong “Chuyện người con gái Nam Xương” không chỉ bé Đản, hay Trương sinh gây ra bi kịch mà có cả Vũ Nương. Do vậy, khi phấn tích, đánh giá về nhân vật Trương Sinh, chúng ta cần có cái nhìn khách quan và đúng đắn hơn để hiểu một cách sâu sắc về điều mà tác giả muốn gửi gắm.



Chú ý: Bạn nên chỉnh sửa lại tên tiêu đề trước khi bị các Mod nhắc nhở, xử lí nhé :D
Thân ~ Nhi

Nguồn: phongdiep.net


----------
-----------

ĐỀ 2

Có một số nhân tố sau đây làm nên thiên tài Nguyễn Du:
1 Tư chất thông minh: ND ngay từ nhỏ đã rất thông minh, đõ tam trường thi hương 1783.
2 Gia đình: gia đình ND vốn giàu truyền thống văn hoc, cha là Nguyễn Nghiễm đõ tiến sĩ và làm đến chức tể tướng thời Lê.
3 Biến động xã hội: chế độ phong kiến VN khủng hoảng trầm trọng, giai cấp thống trị thối nát, khởi nghĩa nổ ra khắp nơi. Đặc biệt là cuộc khởi ngiã Tây Sơn. Vốn trung thành với nhà Lê nên ông từng chống lại TS, nhưng thất bại, trốn vào Nam theo Nguyễn ÁNh, việc bị lộ, ông bị bắt giam, ít lâu được tha. Ông lưu lạc nhiều năm (1786 - 1796), rồi về ở ẩn (1796 - 1802), nếm đủ mùi gian khổ. Trong thời gian này ông rất thông cảm với nhiều nỗi đau thương khổ cực của nhân dân. N.Anh vời ông ra là quan, được cử đi sứ TQuốc 2 lần
4 Trái tim nhân đạo: trong dịp đi sứ ông đã cảm nhận được ở đâu người dân cũng đều bị áp bức bất công, điều đó làm ông vô cùng xót xa (sở kiến hành, độc tiểu thanh kí,..). chính một con người từng trải nhưng phải có trái tim giàu lòng thương yêu mới có thể để lại cho hâu thế nhiều kiết tác , trong đó, có TKiều. TK là một sáng tạo độc đáo của ND, là đỉnh cao của thơ lục bát dân tộc, là tiếng kêu xé lòng cho cuộc đời và số phận chủa người phụ nữ trong xã hội xưa.
5 Ham học hỏi: ông rất chịu khó học tập trong lời ăn tiếng nói hàng ngày, trong lao đông rồi tinh lọc tất cả để đưa vào trong tác phẩm của mình. khiến cho câu từ trong các tác phẩm của ông (nhất là truyện Kiều) khó lòng ai thây thế được bằng câu chữ khác mà hay bằng ông


CHÚC BẠN MAY MẮN :D
Thân ~ Nhi


Nguồn: Yahoo Answers
Fr naniliti: Chú ý : Copy từ web khác phải dẫn nguồn. Đã sửa!
------------
------------
------------
 
Last edited by a moderator:
L

letrang2404

1. nguyễn đình chiểu(1822-1888) sinh tại quê mẹ ở Gia Định,quê cha ở Huế
cuộc đòi sớm lận đận ,bị lỡ thi ,mù loà,bội hôn
là người đạo cao đức trọng,được nhân dân yêu mến,ông dạy học ,bốc thuốc ,chữa bệnh cho nhân dân và sáng tác thơ văn
giàu lòng yêu nước và tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm
Sự nghiệp văn học:lục vân tiên,dương từ-hà mậu
=>truyền dạy đạo lí làm người
Văn tế nghĩa sĩ Cần giuộc ,chạy giặc,Thơ điếu trương định

2. nguyễn du sinh ra trong 1 gia đình có truyền thống về văn học
gắn bó sâu sắc vs những biến cố lịch sử giai đoạn XVIII-XIX
2 LẦN đi sứ TQ ,tiếp xúc nhiều vs văn chương TQ và am hiểu văn hoá dân tộc
 
M

maidoany_nhi

ĐỀ 2

Bài a
Bốn câu thơ đầu gợi tả khung cảnh thiên nhiên mùa xuân:
"Ngày xuân con én đưa thoi
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi
Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa"
Hai câu đầu vừa nói thời gian vừa gợi tả không gian mùa xuân. Chim én là tín hiệu riêng của mùa xuân. Hình ảnh "chim én đưa thoi" vừa gợi không gian mùa xuân, vừa ngầm ý ngày xuân trôi qua quá nhanh, mới đó mà đã hết sáu muơi ngày xuân. Mùa xuân có ba tháng, lúc này đã là tháng ba. Trong tháng cuối cùng của mùa xuân, những cánh chim én vẫn dập dìu bay liệng giữa bầu trời cao rộng, trong sáng.
Hai câu sau là bức tranh tuyệt đẹp về mừa xuân với những hình ảnh, màu sắc hài hòa. Làm nền cho bức tranh xuân là màu xanh tươi mát, bất tận của thảm cỏ non trải rộng đến chân trời. Trên nền màu xanh non ấy điểm xuyết nhẹ nhàng nổi bật vài bông hoa lê trắng vô cùng thanh khiết. Cái hồn riêng của mùa xuân hiện ra trong một không gian bao la, trong trẻo, cảnh vật tinh khôi, giàu sức sống. Hoa cỏ vốn vô tri vô giác nhưng chữ "điểm" đã làm cho cành hoa lê trở nên có hồn. Màu sắc trong bức tranh xuân của Nguyễn Du là những màu rất đặc trưng của mùa xuân, tao nhã và nhẹ nhàng, làm nên một cảnh xuân vừa êm ái vừa sinh động, những nét chấm phá nhẹ nhàng của màu trắng trên nền xanh tạo những điểm nhấn rất riêng biệt khiến bầu trời ngày xuân không thể bình yên hơn thế :)




Bài b
Bốn câu thơ mở ra một không gian hưu sắc hứu tình và nên thơ. Cả không gian ấy như tràn ngập khí xuân, sắc xuân. Khung cảnh không gai " mùa xuân " - mùa ngọt ngào , yêu thương; mùa của sự sống; mùa của lễ hội. Hòa quyên vào tâm hồn nhạy cảm, luôn khắc khoải cùng nhịp đập của cuộc sống, đằng ssau cánh én "thoi đưa" vội vã vút qua , vút lại, chao liệng ấy là thơi gian trôi nhanh, mùa xuan như cũng đang hối hả.Thời điểm này không phải là đàu xuân với cái làn mưa bụi và cái se lạnh còn sót lại của múa đông, hay một nàng xuân đang đôh chín nồng mà là mùa xuân bước sang tháng ba.Thời khắc gởi một cảm giác chơi vơi. Và trong tiết xuân ấm áp , cảnh vật nha khoác lên bộ áo mới :
Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa
Những thảm cỏ non trải dài, trải rộng tận chân trời. Trong khí xuân ấm áp ấy ánh lên sức xuân mơn mởn, ngọt ngào.Điểm xuyến trên nền của tấm thảm xanh khổng lồ ấy là cái "trắng" thanh khiết của hoa lê mới hé lộ. Tạo nên một bức tranh hài hòa về màu sắc rất cụ thể, rất thực như hiện lến trước mắt người đọc
.
CHÚC BẠN MAY MẮN :D
Thân ~ Nhi



Nguồn: Violet : Trường Thcs Lê Anh Xuân
Fr naniliti: Chú ý : Copy từ web khác phải dẫn nguồn. Đã sửa!
--------------
--------------
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom