[Văn 9]: Cần những đề văn thi vào 10

T

thanhdatkien

Last edited by a moderator:
V

vumacdinhchi

em cứ lêm mạng vào google tìm sẽ có rất nhiều đấy :)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-
 
Last edited by a moderator:
L

ljnhchj_5v

Mình cũng có giữ mấy cái đề của 1,2 năm trước!!!

TUYỂN SINH LỚP 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
2010 - 2011 tại ĐÀ NẴNG


Câu 1: (1 điểm)
Nêu tên các phép tu từ từ vựng trong hai câu thơ sau và chỉ rõ những từ ngữ thực hiện phép tu từ đó :
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.
(Hồ Chí Minh, Cảnh khuya)
Câu 2: (1 điểm)
Xét theo mục đích giao tiếp, các câu được gạch chân trong đoạn văn sau thuộc kiểu câu nào?
Đứa con gái lớn gồng đôi thúng không bước vào. (1) Ông cất tiếng hỏi:
- Ở ngoài ấy làm gì mà lâu thế mày ? (2)
Không để đứa con kịp trả lời, ông lão nhỏm dậy vơ lấy cái nón:
- Ở nhà trông em nhá ! (3) Đừng có đi đâu đấy. (4).
(Kim Lân, Làng)
Câu 3: (1 điểm)
Chỉ ra các từ ngữ là thành phần biệt lập trong các câu sau. Cho biết tên gọi của các thành phần biệt lập đó.
a. Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy, và tôi càng buồn lắm. (Nam Cao, Lão Hạc)
b. Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về. (Hữu Thỉnh, Sang thu)
Câu 4: (2 điểm)
Tự lập là một trong những yếu tố cần thiết làm nên sự thành công trong học tập cũng như trong cuộc sống.
Hãy viết một đoạn văn hoặc một bài văn ngắn (khoảng 20 dòng) trình bày suy nghĩ của em về tính tự lập của các bạn học sinh hiện nay.
Câu 5: (5 điểm)
Phân tích đoạn trích sau :
CẢNH NGÀY XUÂN
Ngày xuân con én đưa thoi,
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi
Cỏ non xanh tận chân trời,
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.
Thanh minh trong tiết tháng ba,
Lễ là tảo mộ hội là đạp thanh.
Gần xa nô nức yến anh,
Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân.
Dập dìu tài tử giai nhân,
Ngựa xe như nước áo quần như nêm.
Ngổn ngang gò đống kéo lên,
Thoi vàng vó rắc tro tiền giấy bay.
Tà tà bóng ngả về tây,
Chị em thơ thẩn dan tay ra về.
Bước dần theo ngọn tiểu khê,
Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh.
Nao nao dòng nước uốn quanh,
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang.
(Nguyễn Du, Truyện Kiều)
Ngữ văn 9, Tập 1, NXBGDVN, 2010, tr.84, 85)


Đề thi tuyển sinh 10 tỉnh Quảng Nam năm 2010-2011

Câu 1 (2,0 điểm)
Hãy kể tên các thành phần biệt lập.

Câu 2 (2,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu của đề:
Vừa lúc ấy, tôi đã đến gần anh. Với lòng mong nhớ của anh, chắc anh nghĩ rằng, con anh sẽ chạy xô vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anh. Anh vừa bước, vừa khom người đưa tay đón chờ con. Nghe gọi, con bé giật mình, tròn mắt nhìn. Nó ngơ ngác, lạ lùng. Còn anh, anh không ghìm nổi xúc động…
(Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà)
a. Chỉ ra câu văn có chứa thành phần khởi ngữ.
b. Xác định những từ láy được dùng trong đoạn trích.
c. Hãy cho biết câu thứ nhất và câu thứ hai của đoạn trích được liên
kết với nhau bằng phép liên kết nào?
d. Từ “tròn” trong câu “Nghe gọi, con bé giật mình, tròn mắt nhìn.” đã được dùng như từ thuộc từ loại nào?

Câu 3 (2,0 điểm)
Nêu những điểm chung đã giúp những cô gái thanh niên xung phong (trong truyện “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê) gắn bó làm nên một khối thống nhất.

Câu 4 (4,0 điểm)
Em hãy phân tích vẻ đẹp của người lính lái xe trong bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật.
 
T

thanhdatkien

bạn ơi

Mình cũng có giữ mấy cái đề của 1,2 năm trước!!!

TUYỂN SINH LỚP 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
2010 - 2011 tại ĐÀ NẴNG


Câu 1: (1 điểm)
Nêu tên các phép tu từ từ vựng trong hai câu thơ sau và chỉ rõ những từ ngữ thực hiện phép tu từ đó :
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.
(Hồ Chí Minh, Cảnh khuya)
Câu 2: (1 điểm)
Xét theo mục đích giao tiếp, các câu được gạch chân trong đoạn văn sau thuộc kiểu câu nào?
Đứa con gái lớn gồng đôi thúng không bước vào. (1) Ông cất tiếng hỏi:
- Ở ngoài ấy làm gì mà lâu thế mày ? (2)
Không để đứa con kịp trả lời, ông lão nhỏm dậy vơ lấy cái nón:
- Ở nhà trông em nhá ! (3) Đừng có đi đâu đấy. (4).
(Kim Lân, Làng)
Câu 3: (1 điểm)
Chỉ ra các từ ngữ là thành phần biệt lập trong các câu sau. Cho biết tên gọi của các thành phần biệt lập đó.
a. Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy, và tôi càng buồn lắm. (Nam Cao, Lão Hạc)
b. Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về. (Hữu Thỉnh, Sang thu)
Câu 4: (2 điểm)
Tự lập là một trong những yếu tố cần thiết làm nên sự thành công trong học tập cũng như trong cuộc sống.
Hãy viết một đoạn văn hoặc một bài văn ngắn (khoảng 20 dòng) trình bày suy nghĩ của em về tính tự lập của các bạn học sinh hiện nay.
Câu 5: (5 điểm)
Phân tích đoạn trích sau :
CẢNH NGÀY XUÂN
Ngày xuân con én đưa thoi,
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi
Cỏ non xanh tận chân trời,
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.
Thanh minh trong tiết tháng ba,
Lễ là tảo mộ hội là đạp thanh.
Gần xa nô nức yến anh,
Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân.
Dập dìu tài tử giai nhân,
Ngựa xe như nước áo quần như nêm.
Ngổn ngang gò đống kéo lên,
Thoi vàng vó rắc tro tiền giấy bay.
Tà tà bóng ngả về tây,
Chị em thơ thẩn dan tay ra về.
Bước dần theo ngọn tiểu khê,
Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh.
Nao nao dòng nước uốn quanh,
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang.
(Nguyễn Du, Truyện Kiều)
Ngữ văn 9, Tập 1, NXBGDVN, 2010, tr.84, 85)


Đề thi tuyển sinh 10 tỉnh Quảng Nam năm 2010-2011

Câu 1 (2,0 điểm)
Hãy kể tên các thành phần biệt lập.

Câu 2 (2,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu của đề:
Vừa lúc ấy, tôi đã đến gần anh. Với lòng mong nhớ của anh, chắc anh nghĩ rằng, con anh sẽ chạy xô vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anh. Anh vừa bước, vừa khom người đưa tay đón chờ con. Nghe gọi, con bé giật mình, tròn mắt nhìn. Nó ngơ ngác, lạ lùng. Còn anh, anh không ghìm nổi xúc động…
(Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà)
a. Chỉ ra câu văn có chứa thành phần khởi ngữ.
b. Xác định những từ láy được dùng trong đoạn trích.
c. Hãy cho biết câu thứ nhất và câu thứ hai của đoạn trích được liên
kết với nhau bằng phép liên kết nào?
d. Từ “tròn” trong câu “Nghe gọi, con bé giật mình, tròn mắt nhìn.” đã được dùng như từ thuộc từ loại nào?

Câu 3 (2,0 điểm)
Nêu những điểm chung đã giúp những cô gái thanh niên xung phong (trong truyện “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê) gắn bó làm nên một khối thống nhất.

Câu 4 (4,0 điểm)
Em hãy phân tích vẻ đẹp của người lính lái xe trong bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật.
bạn có đề thi nào của tỉnh quang trị không
mà có ai có đề thi quãng trị mà thi vào THPT Lê Lợi nha
 
Last edited by a moderator:
T

thanhpr097

mmmmmmmmmmmmmmmmmmm

mình trả lời câu phân tích đề 1
"Ngày xuân con én đưa thoi,
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi.
Cỏ non xanh rợn chân trời,
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.
Thanh minh trong tiết tháng ba,
Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh.
Gần xa nô nức yến anh,
Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân."
Đây có lẽ là bức tranh phong cảnh đẹp đẽ và vui vẻ nhất trong toàn bộ "Truyện Kiều". Không đượm buồn mà tràn đầy thanh sắc của trời xuân. Hơn thế, đoạn thơ còn cho thấy tài năng của tác giả trong nghệ thuật miêu tả.
Phần này, mình sẽ không nói tới những từ khó bới trong chú thích sgk đã có.
1. Hai câu thơ đầu:
Hai câu thơ đầu là giới hạn thời gian cho khung cảnh được miêu tả. Đó là cảnh cuối xuân.
"Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi" nghĩa là mùa xuân có chín mươi ngày thì nay đã được hưon sáu mươi ngày rồi.
2. Cỏ non xanh rợn chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.
Hai câu thơ này là sự tiếp biến của hai câu thơ cổ sau đây của Trung Hoa:
"Phương thảo liên thiên bích,
Lê chi sổ điểm hoa."
(Sắc cỏ lẫn với trời xanh/ Càn lê điểm một vài bông hoa)
Nét đặc sắc trong hai câu thơ của Nguyễn Du thể hiện ở chỗ:
- Tác giả dùng từ "xanh rợn" chứ không phải các từ khác như: xanh biếc, xanh um,...Nó cho người đọc cảm nhận về độ lớn của không gian mà mà xanh bao phủ và cả sắc độ của màu xanh .
(Bạn có thể nghĩ tới từ "rợn ngợp" mà chúng ta vẫn hay sử dụng).
- Cách ngắt nhịp của câu thơ thứ hai: Cành lê trắng điểm/ một vài bông hoa. (2/2/2/2) nhưng theo mình thì nên ngắt nhịp theo cách 3/5: Cành lê trắng/ điểm một vài bông hoa. Hiểu như vậy thì điểm trùng của câu thơ sẽ rơi vào từ "trắng". Nhờ đó mà cái hay của câu thơ mới được bộc lộ rõ ràng.
Trong câu thơ cổ của TQ không có từ "trắng" miêu tả sắc hoa lê. Sắc trắng tạo ra cảm nhận về một mùa xuân thanh khiết. Và nên nhớ rằng ở đây, Nguyễn Du sử dụng bút pháp vẽ mây nảy trăng. Chỉ cần viết về một chút màu xanh, chỉ cần viêt một chữ trắng nhưng nhà thơ vẽ được một bức tranh mùa xuân đẹp đẽ, thanh khiết và tràn đấy sức sống.
3.Bốn câu thơ cuối miêu tả hoạt động của con người trong ngày hội thanh minh. Rộn ràng và vui vẻ.
Ở bốn câu này có ít điều phải bàn nên mình không nói quá nhiều về nó.
Như vậy, tám câu thơ là bức tranh mùa xuân đẹp đẽ, tràn đầy sức sống, không chỉ có cảnh tĩnh, mà còn có hoạt động sinh động của con người. Nó đẹp hơn khi trở thành phông nền cho cuộc gặp gỡ đầu tiên của Thúy Kiều và Kim Trọng.
 
L

ljnhchj_5v

đề thi môn văn lớp 10 tỉnh QUẢNG TRỊ

*2009 - 2010:


PHẦN KIẾN THỨC CHUNG: 5,0 điểm
Câu 1. 1,0 điểm
Cho các từ sau: hoa hồng, ngân hàng,, bàn tay..
Nhận xét sự thay đổi về nét nghĩa của các từ: hoa hồng, ngân hàng, khi kết hợp với các từ mới: bạch, đề thi.
Nghĩa của của từ “trắng” trong câu: “Sau bao năm bươn chải nơi đất khách quê người, cuối cùng lão lại trở về với hai bàn tay trắng”.

Câu 2. 1,0 điểm
Gọi tên và nêu nội dung ý nghĩa của hình ảnh tu từ trong câu thơ sau:
“Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước
Chỉ cần trong xe có một trái tim”
(Phạm Tiến Duật)
Câu 3. 1,0 điểm
Kể tên và cho ví dụ các kiểu câu phân loại theo mục đích phát ngôn.
Hình thức phát ngôn của câu sau đây hàm chứa những ý nghĩa nào: “Anh mà cũng nghĩ là tôi làm việc đó sao?”.
Câu 4. 2,0 điểm
Học sinh chỉ chọn một trong hai phần sau để làm bài:
“Thiện căn ở tại lòng ta
Chữ Tâm kia mới bằng ba chữ Tài”
Câu thơ trên ở phần nào trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du?Viết một đoạn văn ngắn nói về ý nghĩa tích cực của ý thơ trên.

PHẦN LÀM VĂN. 5,0 điểm
Bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy có đoạn:
“…
Ngửa mặt lên nhìn nhìn mặt
có cái gì rưng rưng
như là đồng là bể
như là sông là rừng

Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
Ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình.”
Cảm nhận của em về những tâm sự mà tác giả gửi gắm qua đoạn thơ trên.


* 2011 - 2012:
Câu 1 (1,5 điểm).
a.Thế nào là từ nhiều nghĩa ?
b.Trong những từ ngữ in đậm sau đây,từ nào còn dùng nghĩa gốc?
- già nua, già nửa mét, già lửa; trắng tay, trong trắng, thức trắng đêm.
- ăn ở, ăn ảnh, ăn ý ; đèn đỏ đèn xanh, trò đỏ đen.

Câu 2 (1,5 điểm).
Khi miêu tả tài sắc chị em Kiều, Nguyễn Du có viết:

… “Thông minh vốn sẵn tính trời,
Pha nghề thi hoạ đủ mùi ca ngâm
Cung thương làu bậc ngũ âm.
Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương
”.

a. Khổ thơ trên viết về nhân vật nào?
b. Nội dung hai câu thơ in đậm nói về tài năng nổi bật gì của nhân vật?

Câu 3 (2,0 điểm).
Viết một đoạn văn ngắn( dưới 300 từ) có sử dụng phép thế, phép lặp và các cụm từ sau: một nắng hai sương, hạt cơm thơm, đầu tắt mặt tối, ghi lòng tạc dạ.

Câu 4 (5,0 điểm).
Cảm nhận của em về tình cha con sâu sắc và cảm động trong truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng. ( Ngữ văn 9- Tập 1)
 
G

gakonnguyen

*2009 - 2010:


PHẦN KIẾN THỨC CHUNG: 5,0 điểm
Câu 1. 1,0 điểm
Cho các từ sau: hoa hồng, ngân hàng,, bàn tay..
Nhận xét sự thay đổi về nét nghĩa của các từ: hoa hồng, ngân hàng, khi kết hợp với các từ mới: bạch, đề thi.
Nghĩa của của từ “trắng” trong câu: “Sau bao năm bươn chải nơi đất khách quê người, cuối cùng lão lại trở về với hai bàn tay trắng”.

Câu 2. 1,0 điểm
Gọi tên và nêu nội dung ý nghĩa của hình ảnh tu từ trong câu thơ sau:
“Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước
Chỉ cần trong xe có một trái tim”
(Phạm Tiến Duật)
Câu 3. 1,0 điểm
Kể tên và cho ví dụ các kiểu câu phân loại theo mục đích phát ngôn.
Hình thức phát ngôn của câu sau đây hàm chứa những ý nghĩa nào: “Anh mà cũng nghĩ là tôi làm việc đó sao?”.
Câu 4. 2,0 điểm
Học sinh chỉ chọn một trong hai phần sau để làm bài:
“Thiện căn ở tại lòng ta
Chữ Tâm kia mới bằng ba chữ Tài”
Câu thơ trên ở phần nào trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du?Viết một đoạn văn ngắn nói về ý nghĩa tích cực của ý thơ trên.

PHẦN LÀM VĂN. 5,0 điểm
Bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy có đoạn:
“…
Ngửa mặt lên nhìn nhìn mặt
có cái gì rưng rưng
như là đồng là bể
như là sông là rừng

Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
Ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình.”
Cảm nhận của em về những tâm sự mà tác giả gửi gắm qua đoạn thơ trên.


* 2011 - 2012:
Câu 1 (1,5 điểm).
a.Thế nào là từ nhiều nghĩa ?
b.Trong những từ ngữ in đậm sau đây,từ nào còn dùng nghĩa gốc?
- già nua, già nửa mét, già lửa; trắng tay, trong trắng, thức trắng đêm.
- ăn ở, ăn ảnh, ăn ý ; đèn đỏ đèn xanh, trò đỏ đen.

Câu 2 (1,5 điểm).
Khi miêu tả tài sắc chị em Kiều, Nguyễn Du có viết:

… “Thông minh vốn sẵn tính trời,
Pha nghề thi hoạ đủ mùi ca ngâm
Cung thương làu bậc ngũ âm.
Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương”.

a. Khổ thơ trên viết về nhân vật nào?
b. Nội dung hai câu thơ in đậm nói về tài năng nổi bật gì của nhân vật?

Câu 3 (2,0 điểm).
Viết một đoạn văn ngắn( dưới 300 từ) có sử dụng phép thế, phép lặp và các cụm từ sau: một nắng hai sương, hạt cơm thơm, đầu tắt mặt tối, ghi lòng tạc dạ.

Câu 4 (5,0 điểm).
Cảm nhận của em về tình cha con sâu sắc và cảm động trong truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng. ( Ngữ văn 9- Tập 1)

A Mở bài: Dẫn dắt từ đề tài vầng trăng tho thơ ca [đưa thơ Hồ Chí Minh, Chính hữu "đầu súng trăng treo"...]
->giới thiệu "Ánh trăng" -> đưa đoạn thơ cần phân tích.

B Thân
I. Tổng: nêu nghệ thuật + nội dung toàn bài. có thể tóm tắt ý chính của nhữg khổ trên:
II. Phân:
Sự xuất hiện đột ngột bất ngờ của vầng trăng đã làm thức dậy trong tâm trí nhận vật trữ tình bao cảm xúc [trích thơ]
-tư thế ngửa mặt-nhìn mặt => tư thế tập trung cao độ. Trăng đã được nhân hóa để khoảnh khắc ấy trở thành cuộc gặp gỡ giữa cố nhân với cố nhân, là cuộc đối diện giữa 2 con người: 1 ân tình thủy chung, 1 bội bạc tàn nhẫn.
-nv trữ tình cảm thấy rưng rưng khi gặp lại vầng trăng. Từ láy đã thể hiện cảm xúc dâng trào, nỗi niềm sâu sắc của nhà thơ.
- nhà thơ thấy rưng rưng vì xúc động khi vầng trăng đã gợi ra trong anh cả 1 miền kí ức. là ỉ niện hồi ấu thơ lam lũ, mà hồn nhiên nơi quê hương .... nhữg năm tháng lăn lộn nơi chiến trường với bao nghĩa tình đồng chí đồng đội -> Trăng gợi nhắc anh nhữg nơi anh đã đi qua, đã sống, đã từng gắn bó, từng được nhân dân bao bọc, chở che.
- Lối nói so sánh, liệt kê và điệp từ "như là" càng thể hiện sâu sắc hơn nữa nỗi niềm nhà thơ.


KHổ cuối bài thơ là những suy tư, chiêm nghiệm chân thành mà mang ý nghĩ triết lí sâu sắc:
- từ láy vành vạnh -> là ẩn dụ cho quá khứ nghĩa tình, dù con người có quay lưng, bội bạc thì tất cả vẫn thủy chung, không đòi hỏi đền đáp, ....
- "Ánh trăng im phăng phắc" -> 1 lần nữa trăng đc nhân hóa thành nhân chứng quá khứ. Trăng ko trách móc, lên án con người, nhưng đó lại là lời nhắc nhở "đủ" để con người tự vấn lương tâm, dẫn đến cái giật mình.
-Giật mình nhận ra mình đã sống vô tình, bạc bẽo, nhận ra cacch1 sống sai lầm của mình để từ đó thay đổi. -> tự nhắc nhở không được sùng bái hiện tại mà lãng quên quá khứ vì quá khứ dù gì cũng là phần làm nên chính mình ngày hôm nay...
II. Hợp
-Khái quát
=> Bài thơ là lời tự nhắc mỗi người, để giúp ta sống tốt hơn, đẹp hơn, "người" hơn...

Bài của mình thế có ai góp ý thêm thì giúp mình nha!:Mfoyourinfo:
 
T

thanhdatkien

dàn bàn bạn làm khá tốt rùi

A Mở bài: Dẫn dắt từ đề tài vầng trăng tho thơ ca [đưa thơ Hồ Chí Minh, Chính hữu "đầu súng trăng treo"...]
->giới thiệu "Ánh trăng" -> đưa đoạn thơ cần phân tích.

B Thân
I. Tổng: nêu nghệ thuật + nội dung toàn bài. có thể tóm tắt ý chính của nhữg khổ trên:
II. Phân:
Sự xuất hiện đột ngột bất ngờ của vầng trăng đã làm thức dậy trong tâm trí nhận vật trữ tình bao cảm xúc [trích thơ]
-tư thế ngửa mặt-nhìn mặt => tư thế tập trung cao độ. Trăng đã được nhân hóa để khoảnh khắc ấy trở thành cuộc gặp gỡ giữa cố nhân với cố nhân, là cuộc đối diện giữa 2 con người: 1 ân tình thủy chung, 1 bội bạc tàn nhẫn.
-nv trữ tình cảm thấy rưng rưng khi gặp lại vầng trăng. Từ láy đã thể hiện cảm xúc dâng trào, nỗi niềm sâu sắc của nhà thơ.
- nhà thơ thấy rưng rưng vì xúc động khi vầng trăng đã gợi ra trong anh cả 1 miền kí ức. là ỉ niện hồi ấu thơ lam lũ, mà hồn nhiên nơi quê hương .... nhữg năm tháng lăn lộn nơi chiến trường với bao nghĩa tình đồng chí đồng đội -> Trăng gợi nhắc anh nhữg nơi anh đã đi qua, đã sống, đã từng gắn bó, từng được nhân dân bao bọc, chở che.
- Lối nói so sánh, liệt kê và điệp từ "như là" càng thể hiện sâu sắc hơn nữa nỗi niềm nhà thơ.


KHổ cuối bài thơ là những suy tư, chiêm nghiệm chân thành mà mang ý nghĩ triết lí sâu sắc:
- từ láy vành vạnh -> là ẩn dụ cho quá khứ nghĩa tình, dù con người có quay lưng, bội bạc thì tất cả vẫn thủy chung, không đòi hỏi đền đáp, ....
- "Ánh trăng im phăng phắc" -> 1 lần nữa trăng đc nhân hóa thành nhân chứng quá khứ. Trăng ko trách móc, lên án con người, nhưng đó lại là lời nhắc nhở "đủ" để con người tự vấn lương tâm, dẫn đến cái giật mình.
-Giật mình nhận ra mình đã sống vô tình, bạc bẽo, nhận ra cacch1 sống sai lầm của mình để từ đó thay đổi. -> tự nhắc nhở không được sùng bái hiện tại mà lãng quên quá khứ vì quá khứ dù gì cũng là phần làm nên chính mình ngày hôm nay...
II. Hợp
-Khái quát
=> Bài thơ là lời tự nhắc mỗi người, để giúp ta sống tốt hơn, đẹp hơn, "người" hơn...

Bài của mình thế có ai góp ý thêm thì giúp mình nha!:Mfoyourinfo:
dàn bài của bạn mình thấy cũng khá tốt rùi nhưng bạn có thể viết thành bài văn cho minh tham khảm đc ko
 
T

thanhdatkien

có ai ko

anh chị cố gắng tìm giúp em thêm mấy cái đề nữa để em ôn nha thanks very much
 
M

mike_9696

ĐỀ CHÍNH THỨC
Câu 1: (1 điểm)
Trong truyện ngắn Làng, Kim Lân đã xây dựng một tình huống truyện làm bộc lộ sâu sắc tình yêu làng quê và lòng yêu nước của nhân vật ông Hai. Đó là tình huống nào? Câu 2: (1 điểm)
Kim vàng ai nỡ uốn câu,
Người khôn ai nỡ nói nhau nặng lời.
Câu ca dao trên khuyên chúng ta điều gì? Điều đó liên quan đến phương châm hội thoại nào?
Câu 3: (3 điểm)
Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con,…”
(Theo Lí Lan, Cổng trường mở ra)
Từ việc người mẹ không “cầm tay” dắt con đi tiếp mà “buông tay” để con tự đi, hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 01 trang giấy thi) bàn về tính tự lập.
Câu 4: (5 điểm)
Cảm nhận về cảnh mùa xuân trong bốn câu thơ đầu và sáu câu thơ cuối của đoạn trích
Cảnh ngày xuân:
Ngày xuân con én đưa thoi,
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi.
Cỏ non xanh tận chân trời,
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.
[…]
Tà tà bóng ngà về tây,
Chị em thơ thẩn dan tay ra về
Bước dần theo ngọn tiểu khê,
Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh.
Nao nao dòng nước uốn quanh,
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang.
(Nguyễn Du, Truyện Kiều)
BÀI GIẢI GỢI Ý
Câu 1:
Trong truyện ngắn Làng, Kim Lân đã xây dựng một tình huống truyện làm bộc
lộ sâu sắc tình yêu làng quê và lòng yêu nước của nhân vật ông Hai: Trong lúc đang
sống ở vùng tự do, ông Hai được biết tin làng của ông đã trở thành một làng Việt gian.
Tin đó đã mang lại rất nhiều xúc động cho ông. Nó khiến ông có nhiều tâm trạng, suy
nghĩ và hành động. Qua đó, nó thể hiện lòng yêu làng, yêu nước của ông Hai.
Câu 2:
Câu ca dao trên với một số hình ảnh ẩn dụ, kết cấu so sánh đặc sắc: Kim vàng -
uốn câu // Người khôn – nặng lời đã đưa ra lời khuyên: chúng ta cần phải có thái độ tế nhị, lịch sự khi nói năng, hội thoại với nhau trong giao tiếp. Điều này liên quan đến phương châm hội thoại lịch sự: khi giao tiếp cần chú ý đến sự tế nhị, khiêm tốn và tôn trọng người khác.
Câu 3:
Học sinh có thể làm nhiều cách khác nhau miễn là có đủ một số ý theo quy định. Sau đây là một cách làm cụ thể:
* Mở bài: nêu lại câu văn trên đề bài để dẫn đến tính tự lập
Khi còn nhỏ, chúng ta sống trong sự bảo bọc của ông bà, cha mẹ nhưng không phải lúc nào người thân yêu cũng ở bên cạnh chúng ta. Bàn tay dìu dắt của cha mẹ, đến một lúc nào đó cũng phải buông ra để chúng ta độc lập bước vào đời. Hai chữ “buông tay” trong câu văn của Lý Lan như một bước ngoặt của hai trạng thái được bảo bọc, chở che và phải một mình bước đi. Việc phải bước đi một mình trên đoạn đường còn lại chính là một cách thể hiện tính tự lập.
* Thân bài:
+ Giải thích: tự lập là gì? ( nghĩa đen: tự đứng một mình, không có sự giúp đỡ của người khác. Tự lập là tự mình làm lấy mọi việc, không dựa vào người khác).
Người có tính tự lập là người biết tự lo liệu, tạo dựng cuộc sống cho mình mà không ỷ lại, phụ thuộc vào mọi người xung quanh.
+ Phân tích:
_ Tự lập là đức tính cần có đối với mỗi con người khi bước vào đời.
_ Trong cuộc sống không phải lúc nào chúng ta cũng có cha mẹ ở bên để dìu dắt, giúp đỡ ta mỗi khi gặp khó khăn. Vì vậy, cần phải tập tính tự lập để có thể tự mình lo liệu cuộc đời bản thân.
_ Người có tính tự lập sẽ dễ đạt được thành công, được mọi người yêu mến, kính trọng.
_ Dẫn chứng.
+ Phê phán: _ Tự lập là một phẩm chất để khẳng định nhân cách, bản lĩnh và khả năng của một con người. Chỉ biết dựa dẫm vào người khác sẽ trở thành một gánh nặng cho người thân và cuộc sống sẽ trở nên vô nghĩa. Những người không có tính tự lập, cứ dựa vào người khác thì khó có được thành công thật sự. Cho nên ngay cả trong thế giới động vật, có những con thú đã biết sống tự lập sau vài tháng tuổi.
+ Mở rộng: tự lập không có nghĩa là tự tách mình ra khỏi cộng đồng. Có những việc chúng ta phải biết đoàn kết và dựa vào đồng loại để tạo nên sức mạnh tổng hợp.
+ Liên hệ bản thân: cần phải rèn luyện khả năng tự lập một cách bền bỉ, đều đặn. Để có thể tự lập, bản thân mỗi người phải có sự nỗ lực, cố gắng và ý chí mạnh mẽ để vươn lên, vượt qua thử thách, khó khăn, để trau dồi, rèn luyện năng lực, phẩm chất.
* Kết bài:
Nếu mọi người đều biết sống tự lập kết hợp với tinh thần đoàn kết, tương trợ lẫn nhau thì xã hội sẽ trở nên tốt đẹp hơn và cuộc sống mỗi người sẽ được hạnh phúc.
Câu 4:
Đây là câu nghị luận văn học yêu cầu trình bày cảm nhận về một nội dung trong một đoạn thơ. Bài viết cần đáp ứng yêu cầu của việc viết một bài văn nghị luận văn học với đầy đủ bố cục có 3 phần. Bài viết cũng cần thể hiện kỹ năng cảm thụ và phân tích một đoạn thơ để nói lên cảm nhận của mình về đoạn thơ ấy. Thí sinh có thể có những cách trình bày khác nhau. Sau đây là một số gợi ý:
- Giới thiệu vài nét về Nguyễn Du và tác phẩm Đoạn trường tân thanh (truyện
Kiều).
- Giới thiệu đoạn thơ được dẫn trong đề bài.
- Giới thiệu vị trí của đoạn thơ: 10 câu không liên tiếp trong đoạn trích Cảnh ngày xuân thuộc phần đầu của tác phẩm truyện Kiều. Đoạn thơ miêu tả cảnh mùa xuân trong ngày hội Đạp Thanh.
- Phân tích để trình bày cảm nhận về cảnh mùa xuân trong 4 câu thơ đầu: đó là
quang cảnh tháng thứ ba của mùa xuân với nét đẹp xanh tươi, thanh khiết và phóng
khoáng của: cỏ non xanh tận chân trời, cành lê trắng điểm một vài bông hoa. Chú ý
các chi tiết: hình ảnh con én gợi đến mùa xuân; hình ảnh cỏ non xanh tận chân trời,
cành lê trắng, từ “điểm” mang lại sức sống cho bức tranh cảnh mùa xuân. Thí sinh có
thể liên hệ so sánh với một vài câu thơ miêu tả về mùa xuân (sóng cỏ tươi xanh gợn
đến trời – Hàn Mặc Tử; Mọc giữa dòng sông xanh / Một bông hoa tím biếc – Thanh
Hải) để làm nổi bật nét độc đáo trong nghệ thuật miêu tả của Nguyễn Du.
- Phân tích để trình bày cảm nhận về cảnh mùa xuân trong 6 câu thơ cuối của
đoạn thơ: đó là cảnh buổi chiều lúc chị em Thúy Kiều trở về. Bức tranh buổi chiều
được miêu tả với nét đẹp dịu dàng, thanh nhẹ, nhuốm màu tâm trạng, bâng khuâng,
xao xuyến mà con người thường có sau một cuộc vui và trong một buổi chiều tà. Cảnh
được miêu tả bằng bút pháp tả cảnh ngụ tình. Thí sinh cần khai thác những từ láy
được sử dụng một cách khéo léo trong đoạn thơ: tà tà, thơ thẩn, thanh thanh, nao nao,
nho nhỏ. Những từ láy nói trên vừa có tác dụng miêu tả cảnh vật, vừa gợi tới tâm
trạng của con người trong cảnh vật. Thí sinh cũng có thể liên hệ so sánh với một vài
câu thơ khác (Trước xóm sau thôn tựa khói lồng / Bóng chiều man mác có dường
không / Theo hồi còi mục trâu về hết / Cỏ trắng từng đôi liệng xuống đồng – Trần
Nhân Tông) để làm nổi bật nét riêng của buổi chiều mùa xuân trong 6 câu thơ này.
- Nhận xét đánh giá chung về đoạn thơ ở nghệ thuật, nội dung và ý nghĩa:
nghệ thuật miêu tả đặc sắc, hệ thống từ giàu chất tạo hình; bức tranh mùa xuân đẹp,
thanh khiết, dịu nhẹ và đầy tâm trạng; thể hiện tài năng nghệ thuật của Nguyễn Du.
 
Top Bottom