[Văn 9] Cảm nhận của em về những phẩm chất tốt đẹp của 2 người?

E

edodeptrai

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Mẫy chục năm rồi đển tận bây giờ

Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm

Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm

Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi

Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui

Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ

Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa!

(Bằng Việt – Bếp lửa)


Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn

Sống trên đá không chê đá gập ghềnh

Sống trong thung không chê thung nghèo đói

Sống như sông như núi

Lên thác xuống ghềnh

Không lo cực nhọc

(Y Phương – Nói với con)

Cảm nhận của em về những phẩm chất tốt đẹp mà người bà nhóm lên trong cháu và người cha mong muốn ở con trong hai đoạn thơ trên.
 
H

hieuhaohung

I. Mở bài:
- Giới thiệu được vấn đề nghị luận.
II. Thân bài: Học sinh phân tích lần lượt từng vấn đề:
* Vấn đề 1: Những phẩm chất tốt đẹp mà người bà “nhóm lên” trong cháu qua đoạn thơ trích bài “Bếp lửa” (Bằng Việt)
- Khái quát chung: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, và vấn đề.
- Phân tích, làm rõ:
+ Đoạn thơ thể hiện những suy ngẫm của người cháu về bếp lửa và người bà.
+ Tác giả khẳng định: suốt đời bà không khi nào khác được, luôn vất vả, tảo tần và giàu đức hi sinh. Vì thương con, thương cháu mà bà tự nguyện lận đận trọn kiếp người. Tác giả thương bà thật thấm thía, chân thành.
+ Điệp từ “nhóm” được nhắc lại 4 lần mang những ý nghĩa khác nhau, bồi đắp cao dần, ngày càng toả sáng.
+ Khi bà “ nhóm bếp lửa” cũng là lúc bà nhóm lên tình yêu thương, nhóm lên niềm vui sưởi ấm, sự san sẻ, và cả tâm tình tuổi thơ.
+ Bà “nhóm lên” trong cháu, truyền cho cháu tình ruột thịt nồng ấm, khơi dậy tình làng nghĩa xóm, thắp sáng hoài bão, ước mơ....
+ Nhờ ngọn lửa mà bà “ủ”, bà “nhen”, bà “giữ”, cháu thêm hiểu, thêm yêu con người, đất nước, sống ân nghĩa, thuỷ chung, cháu có nghị lực để vượt qua gian khó, trưởng thành.
* Vấn đề 2: Những phẩm chất tốt đẹp mà người cha “mong muốn” ở con qua đoạn thơ trích bài “Nói với con” (Y Phương)
- Khái quát chung: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, và vấn đề.
- Phân tích, làm rõ:
+ Đoạn thơ là lời tâm tình nhắn nhủ thể hiện nỗi niềm mong muốn của người cha đối với con.
+ Qua những hình ảnh giản dị, quen thuộc của núi rừng Việt Bắc: “đá gập ghềnh”, “thung”,”sông”,”suối”…, cha mong ở con:
_ Dù sống trong nghèo khổ, gian khó, nhưng vẫn phải thủy chung, gắn bó với quê hương, cội nguồn.
_ Phải sống thật mạnh mẽ, có ý chí nghị lực, không lo cực khổ, không ngại gian nan, biết lên thác xuống ghềnh.
* Nhận xét điểm giống và khác nhau:
- Mỗi đoạn thơ, bài thơ ra đời trong những hoàn cảnh khác nhau, được viết bởi tác giả khác nhau, nghệ thuật và nội dung khác nhau nhưng đều đề cập đến tình cảm gia đình, đến những phẩm chất tốt đẹp, có ý nghĩa đối với mỗi con người. Phẩm chất ấy giúp con người sống tốt hơn, ý nghĩa hơn, là động lực mỗi khi con người vấp ngã, đưa con người đến thành công, đến chân thiện mĩ.
III. Kết bài: Khẳng định lại vấn đề.
google
 
Top Bottom