um!........thế thì mit' thử post mí bài lên cho mọi người xem xem dk hem ná....cho mít lời nhận xét :
Chính Hữu là một nhà thơ lớn của dân tộc ta. Chính Hữu từ người lính trung đoàn thủ đo trở thành nhà thơ quân đội , ông hoạt động trong quân đội , ông hoạt động trong quân đội suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ . Thơ của ông viết ít nhưng viết đề, hầu như chỉ tập trung vào tác phảm dầu súng trăng treo được xuất bản năm 1966.
Bài thơ " đồng chí "được sáng tác vào đầu năm 1948, sau khi tác giả đã cùng đồng đội tham gia chiến đẩutong chiến dịch Viẹt Bắc ( thu đông năm 1947 ). Bài thơ thể hiện hình tượng người lính cách mạng và sự gắn bó keo sơnqua những chi tiết , hình ảnh, ngôn ngữ giản dj, cô đọng, giàu sức biẻu cảm.
Đầu tiên cảm nhận được khi chúng ta đọc bài thơ là hình ảnh người lính hiện lên chân thực, thực như trong cuộc sống còn nhìu vất vả lo toancủa họ. Ngỡ như từ cuộc đời thật họ đã bước thẳng vào trang th. Trong cái môi trường quen thuộc bình dị thường thấy ơt các làng quê còn đói nghèo lam lũ
" Quê hương anh nước mặn đồng chua
bình dị, chất thơ mộc mạc, đáng iêu như tâm hồn người trai cày ra trận đánh giặc.
Năm câu thơ tiếp theo nói lên một quá trình thương mến :"từ đôi người xa lạ" rồi "thành đôi tri kỉ", về sau kết thành "đồng chí". Câu thơ đồng chí là một câu đặc biệt , khẳng định tình đồng chí, là bản lề gắn kết đoạn 1 và đoạn 2.
Ba câu thơ tiếp theo nói lên hai người đông chí cùng nhau một nỗi nhớ : nhớ ruộng nương, nhớ bạn thân cày, nhớ gian nhà , nhớ giếng nước, gốc đa. Hình ảnh nào kũng thắm thiết một tình quê vơi đầy :
"Ruộng nương anh gửi bạn thân cày,
Gian nhà không mặc kệ gió lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính".
Giếngnước gốc đa là hình ảnh thân thương của làng quê được nói nhiều trong ca dao xưa : "Cây đa cũ, bến đò xưa....Gốc đa, iếng nước, sân đình...", được Chính Hữu vận đ
đưa vào thơ rát đậm đà, nói ít mà gợi nhiều, thấm thía. Gian nhà, giếng nước, gốc đa được nhân hóa, đang đêm ngày dõi theo bóng hình anh trai cày ra trận? Hay "người ra lính"vẫn đêm ngày ôm ấp hình bóng quê hương? Có cả hai nỗi nhớ ở cả hai phía chân trời. Tình yêu quê hương đã góp phần làm hình thành tình đồng chí, làm nên sức mạnh tinh thần để người lính vượt qua mọi thử thách gian lao, ác liệt.
Bảy câu thơ nối tiếp ngồn ngộn những chi tiết rất thực phản ánh hiện thực kháng chiến buổi đầu. Sau 80 năm bị thực dân Pháp thống trị, nhân dân ta đã quật khởi đứng lên giành lại non sông. Rồi vs gậy tầm vông, vs giáo mác ,... nhân dân ta phải chống lại xe tăng, đại bác của Pháp xâm lược. Những ngày đầu nhân dân ta đã vô cùng khó khăn: thiếu vũ khí, thiếu quân trang, thiếu lương thực, thuốc men,...Người lính ra trận áo vải chân không đi truy lùng giặc, áo quần rách tả tơi, ốm đau, bệnh tật, sốt rét rừng,"sốt run người vầng trán ướt mồ hôi:
"Anh vs tôi biết từng cơn ớn lạnh
Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi.
Aó anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay"
Chữ "
biết trong đoạn thơ này nghĩa là nếm trải, cùng chung chịu gian nan thử thách. Các chữ " anh vs tôi","áo anh...quần tôi" xuất hiện trongtrong đoạn thơ như một sự kết dính, gắn bó keo sơn tình đồng chí thắm thiết cao đẹp. Câu thơ bốn tiếng cấu trúc tương phản:"
miệng cười buốt giá"thể hiện sâu sắc tinh thần lạc quan của hai chiến sĩ, hai đồng chí. Đoạn thơ được viết dưới hình thức liệt kê, cảm xúc dồn nén bỗng ào lên :" thương nhau tay nắm lấy bàn tay". Tình thương đồng đội , đồng chí được biểu hiện bằng cử chỉ thân thiết, yêu thương : "tay nắm lấy bàn tay".Anh nắm lấy tay tôi. tôi nắm lấy tay anh, để động viên nhau. truyền cho nhau tình thương và sức mạnh, để vượt qua mọi thử thách, đi tới và làm nên thắng trận.
Phần cuối bài thơ ghi lại 2 người chiến sĩ- hai đồng chí trong chiến đấu. Họ cùng"đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới". Cảnh tượng chiến trường là "rừng hoang sương muối", một đêm đông vô cùng lạnh lẽo hoang vu giữa núi rừng chiến khu. Trong gian khổ ác liệt. trong căng thẳng"chờ giặc tới"hai chiến sĩ vẫn"đứng cạnh bên nhau", vào sinh ra tử có nhau. Đó là đêm trăng trên chiến khu. Một thứ thơ đẹp bất ngờ xuất hiện:
" Đầu súng trăng treo"
Người lính đi phục kích giặc giữa một đêm đông" rừng hoang sương muối" thì có " đầu súng trăng treo". Cảnh vừa thực vừa mộng. Về khuya trăng tà, trăng lơ lửng trên khôg như đang treo vào đầu súng. Vầng trăng là biểu tượng cho vẻ đẹp đất nước thanh bình. Súng mang ý nghĩa cuộc chiến đấu gian khổ hy sinh. ''Đầu súng trăng treo" là một hình ảnh thơ mộng, nói lên trong chiến đấu gian khổ, anh bộ đội vẫn iêu đời, tình đồng chi thêm keo sơn gắn bó, họ cùng mơ ước một ngày mai đất nước thanh bình. Hình ảnh "đầu súng trăng treo" là một sáng tạo thi ca mang vẻ đẹp lãng mạn của thơ ca kháng chiến.
Bài thơ đồng chí vừa mang vẻ đẹp giản dị, bình dị khi nói về đời sống vật chất của người chiến sĩ, lại vừa mang vẻ đẹp cao kả, thiêng liêng , thơ mộng khi nói về đời sống tâm hồn, về tình đồng chí của anh- người binh lính nhì buổi đầu kháng chiến.
Ngôn ngữ thơ hàm xúc , mộc mạc như tiếng nói của người lính trong tâm sự tâm tình. Tục ngữ, thành ngữ, ca dao dk Chính Hữu vận dụng rất linh hoạt, tạo nên chất thơ dung dị, hồn nhiên, đậm đà. Sự kết hợp giữa bút pháp hiện thực và màu sắc lãng mạn chung đúc nên hồn thơ chiến sĩ.
"
Đồng chí " là bài thơ độc đáo viết về anh bộ đội Cụ Hồ- người nông dân mặc áo lính, những anh hùng áo vải trong thời đại Hồ Chí Minh. Bsì thơ là một
tượng đài chiến sĩ tráng lệ, cao cả và thiêng liêng.