Phong cách Hồ Chí Minh :
- Uyên bác, đa dạng về vốn tri thức, văn hoá, người đi nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều nền văn hoá trên thế giới , tiếp thu nhiều cái hay cái đẹp của văn minh nhân loại, Người tìm hiểu, học hỏi về văn hoá, nghệ thuật đến một mức khá uyên thâm.
- Lối sống bình dị, rất phương đông, đậm đặc tính dân tộc : từ nơi ở ( cái nhà sàn nhỏ bé ), cách ăn mặc, vài bộ bà ba nâu,chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp.., Cách ăn uống : những món ăn đơn giản, giàu truyền thống dân tộc, đạm bạc...
=> Vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh là vẻ đẹp của 1 con người vĩ đại, sánh ngang với các bậc hiền triết xưa, là tấm gương sáng cho chúng ta học tập, noi theo... .
Hồ Chí Minh là bậc đại trí, đại nhân, đại dũng. Cả cuộc đời Người là tấm gương sáng về sự tận tụy, đức hy sinh vì nước, vì dân, không một chút riêng tư. Sinh thời, Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân. Thống kê trong di sản Hồ Chí Minh để lại có tới gần 50 tác phẩm bàn về vấn đề đạo đức. Có thể nói đạo đức là một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu của Hồ Chí Minh trong sự nghiệp cách mạng. Đạo đức Hồ Chí Minh gồm 5 nội dung lớn, đó là những phẩm chất của một lãnh tụ vĩ đại, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới, rất cao xa nhưng cũng rất đời thường mà mỗi chúng ta ở những mức độ và cấp độ khác nhau đều có thể học tập và noi theo. Một là, tấm gương trọn đời phấn đấu hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người và nhân loại. Hai là, tấm gương của ý chí và nghị lực tinh thần to lớn, vượt qua mọi khó khăn thử thách để đạt mục đích cách mạng. Ba là, tấm gương tuyệt đối tin tưởng vào sức mạnh của nhân dân, hết lòng hết sức phục vụ nhân dân. Bốn là, tấm gương của một con người nhân ái, vị tha, bao dung, nhân hậu hết mực vì con người. Năm là, tấm gương cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, đời riêng trong sáng, nếp sống giản dị và đức khiêm tốn phi thường. Có thể nói, phong cách Hồ Chí Minh vô cùng phong phú và toàn diện, bao gồm phong cách tư duy, phong cách diễn đạt, phong cách làm việc, phong cách ứng xử, phong cách sinh hoạt… Để học tập phong cách của Người, chúng ta có thể tập trung vào một số đặc trưng nổi bật như: phong cách quần chúng, phong cách khoa học và phong cách nêu gương.