[văn 9]các nhà văn, tác phẩm, hcst

V

vietanh9a

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

ai có vở ghi văn ko ghi lại mình hoàn cảnh sáng tác các bài sau với mình bị lấy trộm vở ghi văn
1) ánh trăng(Nguyễn duy)
2) nói với coi- Y phương
3) Sang Thu––Hữu Thỉnh
4) con cò –– Chế Lan Viên
5) lặng lẽ Sa Pa –– Nguyễn Thành Long
6) Chiếc lược ngà
7) làng
8) khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ

 
Last edited by a moderator:
K

kute2linh

ai có vở ghi văn ko ghi lại mình hoàn cảnh sáng tác các bài sau với mình bị lấy trộm vở ghi văn
1) ánh trăng(Nguyễn duy)
2) nói với coi- Y phương
3) Sang Thu––Hữu Thỉnh
4) con cò –– Chế Lan Viên
5) lặng lẽ Sa Pa –– Nguyễn Thành Long
6) Chiếc lược ngà
7) làng
8) khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ

1) Ánh trăng-> 1978
2) nói với con-> 1980
3) sang thu-> cuối 1977
4)con cò->1962
5) lặng lẽ sa pa ->1970 (kết quả của chuyến đi thực tên lên lào cai của tác giả)
6) chiếc lược ngà->1966(khi tác giả họat động ở chiến trường nam bộ)
7) làng-> 1948 (thời kì đầu cuộc kháng chiến chống pháp)
8) khúc hát ru những em bé lớn trên lựng mẹ-> 1971(khi nhà thơ đang công tác tại chiến trường miền tây Thừa Thiên)

[/SIZE]
 
Last edited by a moderator:
T

thuythumattroi1999

Mình muốn bổ sung cho đầy đủ nữa này


1) ánh trăng(Nguyễn duy)
Được viết vào năm 1978 tại thành phố Hồ Chí Minh, in trong tập "Ánh trăng" - tập thơ đó đạt giải A của Hội nhà văn Việt Nam.
Nguyễn Duy viết bài thơ này vào lúc cuộc kháng chiến chống Mỹ đã khép lại được 3 năm. # năm sống trong hòa bình ấy, không phải ai cũng còn nhớ những gian khổ và kỉ niệm nghĩa tình trong quá khứ...
sách "bồi dưỡng ngữ văn 9"
Cô mình có nói là ông Duy viết bài này để cho các cán bộ nhân viên, sau khi đi lính, họ vì chức vụ cao cả mà quên đi nhân dân, kiểu như lạm dụng chức quyền ấy
2) nói với coi- Y phương
3) Sang Thu––Hữu Thỉnh
4) con cò –– Chế Lan Viên : in trong tập thơ "Hoa ngày thường-Chim báo bão"
5) lặng lẽ Sa Pa –– Nguyễn Thành Long: trong một chuyến đi lên Lào cai hè 1970, truyện rút từ tập "Giữa trong xanh"
6) Chiếc lược ngà
7) làng
8) khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ
 
C

cherrynguyen_298

1
.-Nguyễn Duy viết bài thơ “Ánh trăng” vào năm 1978 ,tại thành phố Hồ Chí Minh -nơi đô thị của cuộc sống tiện nghi hiện đại, nơi những người từ trận đánh trở về đã để lại sau lưng cuộc chiến gian khổ mà nghĩa tình.
- In trong tập thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy –tập thơ đạt giải A của Hội nhà Văn Việt Nam năm 1984.
2.
- Hoàn cảnh ra đời: Bài thơ được sáng tác vào năm 1980, khi thế hệ nhà thơ vừa thoát ra khỏi cuộc chiến tranh khốc liệt kéo dài 21 năm. Nền kinh tế nước ta lúc ấy như người trọng bệnh mới hồi dậy. Cái nghèo khó phủ lên từng con phố, bản làng, gương mặt
3.
- Hoàn cảnh sáng tác:Sang thu được sáng tác vào gần cuối năm 1977, in lần đầu trên báo Văn nghệ, sau in lại nhiều lần trong các tập thơ.Bài thơ là những cảm nhận tinh tế, những rung động bất chợt của nhà thơ về sự biến đổi của đất trời từ cuối hạ sang thu.
4.
- Hoàn cảnh sáng tác:
- Bài thơ “Con cò” được sáng tác năm 1962, in trong tập “Hoa ngày thường – Chim báo bão” (1967)
- Đây là một trong những bài thơ hay và độc đáo của Chế Lan Viên ngợi ca tình mẹ và ý nghĩa của lời ru đối với cuộc sống của con người.
5.
Hoàn cảnh sáng tác:
- “Lặng lẽ Sa Pa” được sáng tác năm 1970, trong chuyến đi thực tế của tác giả ở Lào Cai. Đây là một truyện ngắn tiêu biểu ở đề tài viết về cuộc sống mới hòa bình, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.
- In trong tập “Giữa trong xanh” (1972) của Nguyễn Thành Long.
6.
Hoàn cảnh sáng tác : « Chiếc lược ngà » được viết năm 1966, khi tác giả hoạt động ở chiến trường Nam Bộ, trong thời kì kháng chiến chống Mĩ và được đưa vào tập truyện cùng tên. Văn bản đoạn trích là phần giữa của truyện, tập trung thể hiện tình cảm cha con của ông Sáu và bé Thu.
7.
Hoàn cảnh sáng tác:
- “Làng” được viết và đăng báo trên tạp chí Văn nghệ năm 1948 – giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong thời kì này thì người dân nghe theo chính sách của chính phủ: kêu gọi nhân dân ta tản cư, những người dân ở vùng địch tạm chiếm đi lên vùng chiến khu để chúng ta cùng kháng chiến lâu dài.
8.
Hoàn cảnh sáng tác:
- Bài thơ được Nguyễn Khoa Điềm sáng tác năm 1971 – những năm tháng quyết liệt của cuộc kháng chiến chống Mĩ. Giai đoạn này, cuộc sống của bộ đội và nhân dân ta trên các chiến khu rất gian nan, thiếu thốn. Ở những chiến khu miền rừng núi, cán bộ và nhân dân ta vừa bám rẫy,bám rừng vừa gia tăng sản xuất, vừa sẵn sàng chiến đấu bảo vệ căn cứ.
- In trong tập “Đất và khát vọng” ( 1984).
 
Top Bottom