[Văn 9]: Các đề văn nâng cao

N

nlht20081997

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu 1: cảm nhận hình tượng người lính qua bài thơ về tiểu đội xe không kính và bai đồng chí.
Câu 2: cảm nhận về Thúy Kiều qua các đoạn trích : Kiều ở lầu Nb, chị em thúy kiều.
Câu 3: phân tích ước nguyện cống hiến của Thanh Hải(ta làm con chim....xao xuyến) với Viễn Phương trong VLB ( khổ cuối)
 
Last edited by a moderator:
N

nlht20081997


Phân tích riêng thì mình biết bạn à, dù gì cũng cảm ơn bạn. Tuy nhiên, mình không biết cách lồng ghép ý giữa nhiều bài với nhau, bạn có thể chỉ mình một bài mẫu được không? thanks trước ^^
 
C

candyxbaby

Mình tìm không thấy dàn bài, thôi thì bạn xem cái này nha, hy vọng giúp ích được.
1/Hòan cảnh cô đơn của Kiều :
Sáu câu đầu là bức tranh thiên nhiên tại lầu Ngưng Bích . Gợi tả hòan cảnh cô đơn của Kiều
Trước hết là hình ảnh bị giam lỏng : “Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân”.
Khóa xuân là khóa kín tuổi xuân, ý nói là bị cấm cung. Hai chữ cấm cung cho thấy Kiều bị giam trong lầu Ngưng Bích như co gái bị cấm cung . Nàng trơ trọi giữa một khung cảnh thiên nhiên vắng lặng, heo hút , không một bóng người :
“Vẻ non xa tấm trăng gần soi chung.
Bốn bề bát ngát xa trông,
Cát vàng cồn nọ, bụi hồng dặm kia”.
Câu thơ "Bốn bề bát ngát xa trông” như mở ra trước mắt Kiều một không gian rợn ngợp. Từ lầu cao nhìn ra là những dãy núi bát ngát điệp trùng xa mờ và mảnh trăng gần gũi như sắp chạm đầu. Trước mắt nàng là cảnh vật bốn bề xa trông bát ngát, bên thì từng đụn cát vàng nhấp nhô như sóng lượn , bên thì những đám bụi hồng trải khắp dặm xa.
Cảnh thiên nhiên mênh mông hoang vắng đó càng làm nổi bật hơn nỗi niềm cô đơn, buồn tủi của Kiều khiến nàng thêm bẻ bàng chua xót :
“Bẽ bàng mây sớm đèn khuya. Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng”
Cụm từ “mây sớm đèn khuya” là từ thời gian khép kín. Khuya và sớm, đêm và ngày Kiều lẻ loi trơ trọi chỉ biết làm bạn với mây và đèn . Có thể nói đây là lúc nàng cô đơn tuyệt đối.

2/ Tâm trạng Thúy Kiều :
a/ Buồn và nhớ:
Trong xúc cảm, trước hết, nàng nhớ đến Kim Trọng. Nàng hình dung ra người yêu đang sầu tư ngóng đợi. Có lẽ hơn lúc nào hết, trong lúc này, Kiều thương Kim Trọng vô hạn. Trong tình thương ấy có một chút ân hận ,nàng cảm thấy như mình có lỗi với chàng. Để chàng phải ngày đêm trông ngóng, đau khổ, mòn mõi “rày trông mai chờ”, Kiều xót xa, ân hận như một kẻ phụ tình.
“Tưởng người dưới nguyệt chén đồng. Tin sương luống những rày trông mai chờ”.
Càng thương nhớ người yêu , càng tiếc nuối mối tình đầu không trọn vẹn, Kiều càng thấm thía tình cảnh bơ vơ nơi đất khách quê người của mình và càng hiểu tấm lòng sắt son của mình đối với Kim sẽ không bao giờ phai nhạt.
“Bên trời góc bểbơ vơ. Tấm son gột rửa bao giờ cho phai”.
Ở bốn câu thơ còn lại , Kiều xót xa thương nhớ cha mẹ :
“Xót người tựa cửa hôm mai . Quạt nồng ấm lạnh những ai đó giờ ? Sân Lai cách mấy nắng mưa. Có khi gốc tử đã vừa người ôm”
Với cha mẹ, nỗi nhớ thương của Kiều cũng ngập tràn xót xa, da diết . Tuy đã bán mình cứu cha và em khỏi cảnh ngục tù nhưng Kiều vẫn thấy mình chưa trọn đạo làm con . Nàng hình dung ra bóng song thân giàyếu đang ngày đên “tựa cửa” ngóng trông mình và xót xa tự nghĩ ai sẽ là người thay mình chăm sóc cha mẹ . Chỉ với bốn câu thơ độc thọai nội tâm, tác giả đã thể hiện một cách sinh động , cao đẹp và đầy xúc cảm tấm lòng hiếu thảo của Kiều.
Trong đọan thơ này , tài năng của thi hào Nguyễn du còn thể hiện ở chỗ đã đặt tình trước hiếu khi viết về tâm trạng Kiều. Để nàng nhớ người yêu trước rồi mới nhớ đến cha mẹ. Điều này thật chuẩn xác và khách quan vì đối vơi cha mẹ Kiều đả tự bán mình, như vậy cũng đã đền đáp được một phần chữ hiếu, công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ. Còn đối với Kim Trọng, Kiều đã thấy mình lỗi hẹn như một người bạc tình:
“Kim lang ơi, hỡi Kim lang. Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây”
Đây là một chi tiết nhỏ nhưng nó cho thấy cái tinh tế trong tâm lý nhân vật mà Nguyễn Du nhận ra đã thể hiện một cách cực kỳ chính xác.
b/ Buồn và lo :
Tám câu cuối là tâm trạng buồn lo của Kiều qua nghệ thuật tả cảnh ngụ tình :
“Buồn trông cửa bể chiều hôm. Thuyền ai thấp thóang cánh buồm xa xa.
Buồn trông ngọn nước mới sa. Hoa trôi man mác biết là về đâu.
Buồn trông nội cỏ dàu dàu. Chân mây mặt đất một màu xanh xanh”.
“Buồn” và “trông”. Buồn và cô đơn, nhìn đâu cũng thấy cảnh vật như có hồn, như cũng buồn theo mình. Cụm từ “buồn trông” như một điệp khúc vừa tạo ra nhạc điệu du dương vừa thể hiện nỗi buồn lớp lớp trào dâng trong lòng Kiều. Có những nét tả thực với “cửa bể, cánh buồm, chân mây, tiếng sóng…” nhưng đều chứa đựng nhiều nghĩa ẩn dụ , gợi mở những liên tuởng phản ảnh nỗi lòng Kiều . Kúc này nàng đang cảm thấy số phận cô đơn mong manh trong hiện tại và hãi hùng trước tương lai bão táp như đang chực chờ, đe dọa:
“Buồn trông gió cuốm mặt ghềnh. Ào ào tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi”
Nàng tưởng tượng như mình đang ở giữa biển khơi, bốn bề ầm ầm sóng vỗ . sóng dữ gào thét, cuồng nộ, tiếng dội bên tai dâng tràn dội cả vào tâm hồn , vây bủa nàng như dự báo cơn giông bão sẽ đổ ập xuống đầu không biết vào lúc nào…
 
Last edited by a moderator:
K

khanhngoc_96

đề 2

1.MB:
-Truyện Kiều là tác phẩm đặc sắc của đại thi hào Ng Du.
-> Dẫn tới nàng Kiều là nhân vật chính với 15 năm đoạn trường, chịu bao đau đớn.
-Có thể nói, qua 2 đoạn trích "..."-> hình ảnh Thúy Kiều hiện lên đặc sắc cho thấy tài năng nghệ thuật bậc thầy của cụ Nguyễn.
2.TB:
a.Vị trí đoạn trích của 2 đoạn trích trên:
b. Phân tích hình ảnh Kiều:
+Chị em Thúy Kiều: vẻ đẹp của một tuyệt sắc giai nhân , vẻ đẹp ngàn năm có một và nàng không chỉ đẹp về hình thức bên ngoài mà còn có tài...Chính nét đẹp đó như báo hiệu số phận trắc trở của nàng. Phân tích, dẫn thơ kèm theo để dẫn chứng.
+Kiều ở lầu Ngưng Bích:
Bức tranh tâm trạng của nàng hiện lên khá rõ và sâu sắc. Phân tích ở đoạn Kiều nhớ Kim trước rồi mới nhớ cha mẹ, điệp khúc "Buồn trông"...-> không chỉ toát lên tâm trạng Kiều mà còn cho thấy phẩm chất của nàng: chung thủy, hiếu thảo, biết tự ý thức thân phận của mình...
c.Luận:
Đối chiếu hai đoạn trích, nêu điểm giống và khác nhau giữa chúng. VD:Cùng nói về Kiều nhưng ở mỗi đoạn, Ng Du lại thể hiện rất khác nhau...
-Thấy được tài năng uyên bác trong việc sử dụng ngôn từ, hình ảnh của cụ Nguyễn.
3.KB:
Nêu cảm xúc, suy nghĩ về nàng Kiều qua hai đoạn trích trên.
 
Top Bottom