[văn 9]bếp lửa (phần làm văn)

A

anhbadao123

Last edited by a moderator:
B

byakura

MB:
Bây giờ đang là cuối đông, những chiếc lá vàng còn sót lại cuối cùng cũng rụng xuống. Ngoài trời, thời tiết rét muốt, ai ai cũng cố gắng làm việc thật nhanh để có thể sớm trở về với tổ ấm của mình. Ngồi trước bếp lò, ngắm nhìn những ngọn lửa sáng rực kêu tí tách đang ngốn dần những thanh củi khô, tôi lại nhớ tới bà cùng bếp lửa năm nào.
tb:
Tôi vẫn nhớ khoảng tg đó, kg tgian nghèo đói, khổ cực. Năm ấy tôi lên 4, cũng là năm mà nạn đói hoành hành dữ dội, thôn trên xóm dưới nhà ai cũng thiếu lương thực, cuộc sống của mọi người vô cùng khổ cực. Gia đình tôi cũng không phải ngoại lệ, hằng ngày, bố tôi phải đi đánh xe để nuôi gia đình. Hình ảnh bố ngồi trên chiếc xe kéo cùng với con ngựa ốm yếu cứ mỗi sáng lại ra phố làm việc đã in sâu vào tâm trí non nớt của tôi. Hàng ngày, tôi sống cùng bà. Ngồi bên bếp lửa bà nhen, những cuộn khói trắng cứ tới tấp hun nhèm mắt tôi. Giờ nghĩ lại, sống mũi của tôi vẫn còn thấy cay.

Phần còn lại bạn tự viết nhé, mình chỉ giúp tới đây thôi, tại bài dài quá mà mình lại lười gõ. Chúc bạn làm tốt
 
A

anhbadao123

bep lua

Tks bn nhé . Nhưng mà ,bn ơi có thể giúp mịnh đoạn sau lun ko? Minh chẳng có ,ý tưởng gì , trong đầu cả ...


Viết có dấu bạn nhé!
 
Last edited by a moderator:
B

byakura

Lên 8 tuổi, tôi đã quen với việc nhóm lửa cùng bà. Hàng ngày, 2 bà cháu dậy sớm, nhóm bếp lửa sáng rực. Vào lúc đó, kháng chiến nổ ra mạnh mẽ, bố và mẹ tôi đều đi theo kháng chiến nên tôi ở với bà suốt. Tôi được bà dạy cho rất nhiều thứ. Thay một người mẹ, bà dạy tôi những điều hay lẽ phải, những công việc lặt vặt trong nhà. Giống như một người bố, bà đốc thúc việc học tập của tôi, khuyên bảo tôi học tập thật chăm chỉ để sau này có ích cho đời. Bà gầy ốm là thế mà vừa có thể làm việc nhà, vừa dạy dỗ tôi nên người. Nhìn thân hình bà gầy guộc, bàn tay nhăn nheo nhỏ bé mà sao tôi thấy thương bà quá, chỉ mong mình lớn thật nhanh để có thể đỡ đần, phụ giúp được bà phần nào. Trong mắt tôi, bà là một người phụ nữ chịu thương chịu khó.
Năm ấy giặc đến nhà tàn phá, người dân trong làng đều được sơ tán đi nơi khác. Sau khi trở về, cả làng chỉ còn lại một đống tro tàn. Nhà cửa, đồ đạc đều bị giặc đốt cháy tàn cháy lụi. Bà con làng xóm xung quanh thương 25 bà cháu không có ai giúp nên sang phụ bà dựng lại mái nhà tranh để có chỗ ăn, chỗ ngủ. Dì hoàn cảnh khố khăn nhưng bà vẫn dặn tôi rằng:
- Bố mày ở chiến khu bận trăm công nghìn việc. Mày ở nhà mà có viết thư thì cũng đừng kể này kể nọ, cứ nói rằng nhà vẫn được bình yên. Nhớ chưa?
Câu nói ấy của bà cứ vang vọng mãi trong tâm trí tôi. Dù khó khăn bao nhiêu thì bà vẫn chỉ chịu đựng một mình, không bao giờ để con cái phải lo lắng gì cả. Rồi cứ thế sáng rồi lại chiều, bà lại ngồi nhóm lửa. Nhìn ngọn lửa cứ bập bùng theo nhịp thổi của bà làm tôi thấy được cả một cả một ngọn lửa cũng đang cháy rực trong mắt bà, một ngọn lửa mang đầy niềm tin.
Đời bà có lắm lận đận, chông gai. bà hi sinh thân mình cho con, cho cháu. Những bếp lửa bà nhen chứa đầy tình yêu thương bà bà dành cho tôi, dành cho con, cho cháu. Ngọn lửa ánh lên trong mắt bà cháy bập bùng, sáng rực như như niềm tin của bà đối với con cháu. Cùng với bếp lửa này, bà làm ra những món ăn đơn giản nhưng lại mang một hương vị vô cùng đặc biệt, hương vị của tình yêu thương, những niềm vui và cả những ttaam tình tuổi nhỏ, nó lấp đầy tâm trí tôi bằng những ánh sáng kì lạ, huyền ảo mà nó toát ra.

Kết bài thì mình bí, bạn tự làm nhá, giúp đến đây là cùng rồi
 
Top Bottom