Từ "vầng trăng" trong suốt bài là chỉ một hình tượng thiên nhiên, khoáng đạt, thể hiện quá khứ thuỷ chung , vẹn nghĩa. Có vầng trăng thì mới có ánh trăng. Khổ cuối sử dụng từ "ánh trăng" biểu tượng cho hình ảnh của "vầng trăng", là cái vầng hào quang của quá khứ, là ánh sáng của lương tâm, lương tri, của đạo đức, cái ánh sáng ấy có khả năng soi rọi, thức tỉnh, xua đi những khuất tối trong tâm hồn, làm bừng sáng tâm hồn con người... Phép nhân hóa "ánh trăng im phăng phắc" ví "ánh trăng" là một người bạn. Câu thơ này nhắc nhở con người ta phải sống ân nghĩa, thủy chung, không được quên đi quá khứ của mình.