a/
Bài thơ “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm có câu thơ ẩn chứa một hình ảnh ẩn dụ thật độc đáo:
Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng.
“Mặt trời” trong câu thơ thứ nhất là mặt trời của cõi tự nhiên vĩnh hằng đem ánh sáng nuôi sống muôn loài trên trái đất.
Còn "Mặt trời" trong câu thơ thứ hai chính là em bé trên lưng mẹ. Em bé là mặt trời của mẹ cũng giống như mặt trời của cõi tự nhiên vĩnh hằng vô cùng cần thiết đối với muôn loài vậy. Đó là một ẩn dụ độc đáo.
ở đây, Cu tai, đứa con tuy còn nhỏ đang nằm trên lưng mẹ nhưng là linh hồn của người mẹ Tà Ôi. Đứa con là nguồn sống, là nguồn động viên lớn lao đối với người mẹ, là ánh sáng của đời mẹ, đem lại cho người mẹ tất cả bao hy vọng ước mơ và sức mạnh vượt gian nan, cực nhọc nguy hiểm, làm cho người mẹ có một nghị lực phi thường tìm đến với cách mạng, phát rẫy, trỉa bắp, nuôi con, nuôi bộ đội, phục vụ kháng chiến….
Nguyễn Khoa Điềm đã dùng hình ảnh mặt trời để so sánh ngầm, coi đứa con là mặt trời trong tâm hồn của người mẹ. Đây cũng là một ẩn dụ độc đáo mới lạ đã thể hiện được tình cảm, sự gắn bó không rời giữa hai mẹ con, là tấm lòng của người mẹ, là tình mẹ đối với con, là niềm hạnh phúc của người mẹ được sống vì con..
Đó là một ẩn dụ tạo nên sự thành công của bài thơ “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ”.
st
b/
Ngoài thềm rơi chiếc lá đa
Cũng là nghệ thuật đảo ngữ: động từ “rơi” được đưa lên trước “chiếc lá đa” vừa tạo sự nhịp nhàng cho câu thơ, vừa gợi tả sự vận động thật dịu nhẹ, khẽ khàng của chiếc lá .
Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng
Nghệ thuật ẩn dụ (thuộc kiểu ẩn dụ chuyển đổi cảm giác): “mỏng” chỉ đặc điểm, kích thước của sự vật (được cảm nhận bằng thị giác, xúc giác) ( “mỏng” (tiếng rơi được cảm nhận qua thính giác). Bên cạnh đó, tác giả còn sử dụng nghệ thuật so sánh, miêu tả trạng thái rơi của chiếc lá thật độc đáo “rơi nghiêng”, tạo ra hình ảnh thơ vừa giàu chất tạo hình vừa mang giá trị biểu cảm cao. Chiếc lá đa lìa cành không chỉ được cảm nhận bằng xúc giác, thị giác, thính giác mà bằng cả tâm hồn tinh tế, nhạy cảm của nhà thơ .
st