[Văn 9] Bài tập Về Truyện kiều

B

bongbottuyet

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1)Bút pháp tả cảnh ngụ tình tinh diệu trong 4 câu thơ đầu và 6 câu thơ cuối của đoạn trích "Cảnh ngày xuân" (Nguyễn Du)


2)Cảm nhận nỗi nhớ của Thúy kiều trong đoạn thơ :
"Tưởng người dưới nguyệt chén đồng
.......
Có khi gốc tử đã vừa người ôm"
Trích "Kiều ở lầu Ngưng Bích"(Nguyễn Du)
Để chứng tỏ rằng,Nguyễn Du đã rất thành công trong việc sử dụng ngôn ngữ để diễn tả tâm trạng nhân vật.


@naniliti: Chú ý : Nhan đề : [Văn 9] + tiêu đề nội dung câu hỏi. Đã sửa!
 
Last edited by a moderator:
L

leo345

Câu 1:
Bi kịch nội tâm của Thuý Kiều trên con đường lưu lạc những ngày đầu đã được ngòi bút thiên tài của nhà thơ miêu tả qua hình thái ngôn ngữ nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc.Kiều bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích, "Khóa xuân" ở đây không phải nói tới những cô gái bị cấm cung mà là sự mỉa mai, chua xót cho thân phận nàng kiều. Câu thơ "Bốn bề bát ngát xa trông” như mở ra trước mắt Kiều một không gian rợn ngợp. Từ lầu cao nhìn ra là những dãy núi bát ngát điệp trùng xa mờ và mảnh trăng gần gũi như sắp chạm đầu. Trước mắt nàng là cảnh vật bốn bề xa trông bát ngát, bên thì từng đụn cát vàng nhấp nhô như sóng lượn , bên thì những đám bụi hồng trải khắp dặm kia. Kiều chỉ có một mình để tâm sự, để đối diện với chính mình. Cụm từ “mây sớm đèn khuya” là từ thời gian khép kín. Khuya và sớm, đêm và ngày Kiều lẻ loi trơ trọi chỉ biết làm bạn với mây và đèn. Trong nỗi cô đơn tuyệt đối ấy, lòng Kiều dồn tới lớp lớp những chua xót. Buồn vì cảnh hoang vu, rợn ngợp và buồn vì ái tình riêng khiến lòng như bị xé:
"Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng"​
Nguyễn Du từ cảnh vật trước lầu Ngưng Bích đã nói lên những nỗi lòng của Thúy Kiều. Đó là sự cô đơn, vô vọng đến tuyệt đối và đó là những dư vị của bao tháng ngày gian khổ sưng tấy.

Có tham khảo(phần đầu)
Chúc bạn học tốt
 
B

bongbottuyet

trả lời

Câu 1:
Bi kịch nội tâm của Thuý Kiều trên con đường lưu lạc những ngày đầu đã được ngòi bút thiên tài của nhà thơ miêu tả qua hình thái ngôn ngữ nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc.Kiều bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích, "Khóa xuân" ở đây không phải nói tới những cô gái bị cấm cung mà là sự mỉa mai, chua xót cho thân phận nàng kiều. Câu thơ "Bốn bề bát ngát xa trông” như mở ra trước mắt Kiều một không gian rợn ngợp. Từ lầu cao nhìn ra là những dãy núi bát ngát điệp trùng xa mờ và mảnh trăng gần gũi như sắp chạm đầu. Trước mắt nàng là cảnh vật bốn bề xa trông bát ngát, bên thì từng đụn cát vàng nhấp nhô như sóng lượn , bên thì những đám bụi hồng trải khắp dặm kia. Kiều chỉ có một mình để tâm sự, để đối diện với chính mình. Cụm từ “mây sớm đèn khuya” là từ thời gian khép kín. Khuya và sớm, đêm và ngày Kiều lẻ loi trơ trọi chỉ biết làm bạn với mây và đèn. Trong nỗi cô đơn tuyệt đối ấy, lòng Kiều dồn tới lớp lớp những chua xót. Buồn vì cảnh hoang vu, rợn ngợp và buồn vì ái tình riêng khiến lòng như bị xé:
"Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng"​
Nguyễn Du từ cảnh vật trước lầu Ngưng Bích đã nói lên những nỗi lòng của Thúy Kiều. Đó là sự cô đơn, vô vọng đến tuyệt đối và đó là những dư vị của bao tháng ngày gian khổ sưng tấy.

Có tham khảo(phần đầu)
Chúc bạn học tốt
bạn ơi..hình như bạn đọc chưa kĩ yêu cầu đề bài...mình muốn chứng minh bút pháp tả cảnh ngụ tình trong 4 câu thơ đầu và 8 câu thơ cuối của bài "Cảnh ngày xuân "
chứ ko phải đoạn trích "Kiều ở lầu Ngưng Bích"/:)/:):):)
 
L

leo345

OK.Mình sẽ làm lại

-Đây là 4 câu đầu
"Ngày xuân con én đưa thoi
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi."​
Mùa xuân về,bầu trời mùa xuân rộn rã tiếng chim,chim én trao liệng như mắc cửi trên nền trời.''Én đưa thoi'' còn gợi về thời gian mùa xuân trôi qua rất nhanh ,vụt qua như cánh én ngang trời.Mặt khác, trong 2 câu thơ người đọc còn nhận ra niềm nuối tiếc thầm kín của con người.Trước mắt con người là một không gian rộng lớn ,mênh mông khoáng đạt.Ánh nắng chan hòa ,ấm áp khắp cảnh.''Thiều quang'' là hơi thở ấm áp của đất trời,là ánh sáng ấm áp của mùa xuân.Vẻ đẹp mùa xuân còn được đặc tả cụ thể qua màu sắc của cỏ cây:
"Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa"​
Thảm cỏ xanh làm nền cho bức tranh xuân, trên cái nền xanh tươi ấy có điểm một vài bông hoa lê trắng tạo sự hài hoà tuyệt diệu.Về nghệ thuật, tác giả đã sử dụng thành công nghệ thuật đảo ngữ trong từ trắng điểm. Không chỉ vậy, từ "điểm" như gợi trước mắt người đọc đường nét sống động của những bông hoa.Sắc xanh của cỏ, của trời khiến màu trắng của hoa lê rõ ràng hơn bao giờ hết. Dường như tất cả vẻ đẹp của mùa xuân đang hội tụ về đông đủ trong những ngày cuối mùa. Như vậy, Nguyễn Du đã cho chúng ta thấy một bức tranh xuân có vẻ đẹp thật thanh tú và tươi mát.

-Đây là sáu câu cuối(mình copy trên mạng ở cái đề thi văn 9):

- Cảnh vẫn mang cái thanh, cái dịu của mùa xuân, mọi chuyển động đều nhẹ nhàng nhưng không khí nhộn nhịp, rộn ràng của lễ hội không còn nữa, tất cả đang nhạt dần, lặng dần theo bóng ngã về tây.
- Cảnh được cảm nhận qua tâm trạng của hai cô gái tuổi thanh xuân với những cảm giác bâng khuâng, xao xuyến về một ngày vui xuân đang còn và những linh cảm về điều sắp xảy ra sẽ xuất hiện : nấm mồ của Đạm Tiên và chàng thư sinh Kim Trọng.
+ Đoạn trích thể hiện nghệ thuật miêu tả thiên nhiên của Nguyễn Du: kết hợp bút pháp tả và gợi, sử dụng từ ngữ giàu chất tạo hình để thể hiện cảnh ngày xuân với những đặc điểm riêng, miêu tả cảnh mà nói lên được tâm trạng của nhân vật.

Chúc bạn làm bài tốt!LOVE YOU(*)
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom