[Văn 9]: Bài tập tiếng việt

L

lovetoan97

em minh_minh1996 đưa link vào trang chủ hocmai.vn làm gì:p:p
nếu trên đấy có bài tập tiếng việt thì bạn kia đã không lên diễn đàn để hỏi thế này
Ít ra em cũng nên đưa link vào như ở phần chữ kí của em đó.Các BT trắc nghiệm vào 10 hầu hết là TV mà;);)
 
P

phannhungockhanh

bài tập về phép tu từ từ vựng

chỉ ra & phân tích tác dụng của các fep tttv trong các đoạn (câu) thơ sau
1/ ví không có cảnh đông tàn
thì đâu có cảnh huy hoàng ngày xuân (HỒ CHÍ MINH)
2 / xe vẫn chạy vì miền nam phía trước
chỉ cần trong xe có 1 trái tim
3/ THÀ RẰNG LIỀU 1 THÂN CON
HOA DÙ RÃ CÁNH LÁ CÒN XANH CÂY (NGUYỄN DU)
4/ Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then đêm sập cửa
5/ Đầu xanh có tội tình gì
Má hồng đến quá nửa thì chưa thôi
6/ Cho gươm mời đến Thúc lang
Mặt như chàm đổ, mình giường giẽ run
7/ Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi
8/ Đất nước bốn nghìn năm
Vất vả và gian lao
Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước
9/ Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc
10/ Ánh trăng im phăng phắc
Đủ cho ta giật mình

~~> Ghi tiếng Việt không dấu, không rõ ràng
Đã sửa!
 
Last edited by a moderator:
P

phannhungockhanh

tiêp nay

11/Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá
12/Làn thu thủy nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh
13/Bóng hồng nhác thấy nẻo xa
Xuân lan, thu cúc mặn mà cả hai
14/ Hỡi những trái tim không thể chết
Chúng tôi đi theo vết các anh
Những hồn Trần Phú vô danh
Sóng xanh biển cả, cây xanh núi ngàn
( TỐ HỮU)
____________________________
NẾU THẤY HAY THÌ ''THANKS'' HỘ TỚ NHÉ!
 
Last edited by a moderator:
H

heroineladung

;) Bài tập 1. Vận dụng kiến thức đã học về một số phép tu từ để phan tích nét nghệ thuật độc đáo trong đoạn thơ sau:

a.Không có kính rồi xe không có đèn
Không có mui xe thùng xe có xước
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước
Chỉ cần trong xe có 1 trái tim

b.Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
Cảnh khuya như vẻ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà

Tham khảo lời giải sau em nhé!
a,
Đoạn thơ sử dụng nhìu BPNT độc đáo.Đầu tiên là nghệ thuật điệp từ ko khẳng định cho ta tháy dc hiện thực khốc liệt của chiến tranh khiến những chiếc xe ko kính bị bàn phá nặng nề hay càng hỏng hơn.Tuy xe bị tàn phá nhưng xe vẫn chạy, đây là nghệ thuật tương phản đối lập để nêu bât ý chí của những người lái xe.Một hình ảnh hoán dụ tuyêth đẹp kết thúc bài thơ cho thấy tinh thần chiến đấu,khát jhao giải phóng dân tộc của những người cọn đất Bắc đối với miền nam ruột thị

b, Đoạn thơ sử dụng nghệ thuật so sánh tiếng suói nhwu tiếng hát của on người làm cho tiếng suối trở nên gần gũi sinh đọng hơn đối với con người.Một hình ảnh tuyê dep xuất hiện là trăng lồng vào cây có bongd lồng vào hoa............(cái này dở quá học hồi lớp 8 mà)......Tiếp theo là nghệ thuật nhân hoá .Hiện lên trên cảnh khuya có con người ko ngủ mà tác giả lại viêt cảnh khuya như vẽ.............


------------------------------------------------------------------

;) Bài tập 2: Hãy cho biết mỗi từ ngữ in đậm trong các đoạn trích dưới đây là phép liên kết nào?

a. Ở rừng mùa này thường như thế. Mưa. Nhưng mưa đá. Lúc đầu tôi không biết. Nhưng rồi có tiếng lanh canh gõ trên nóc hang. Có cái gì vô cùng sắc xé không khí ra từng mảnh vụn. Gió. Và tôi thấy dâu ướt ở má. ( Lê Minh Khuê, Những ngôi sao xa xôi)
Nhưng, Nhưng rồi, Và thuộc phép nối

b. Từ phòng bên kia một cô bé rất xinh mặc chiếc áo may ô con trai và vẫn còn cầm thu thu một đoạn dây sau lưng chạy sang. Cô bé bên nhà hàng xóm đã quen với công việc này. Nó lễ phép hỏi Nhĩ: “ Bác cần nằm xuống phải không ạ ?”. . ( Nguyễn Minh Châu, Bến quê)
Cô bé – Cô bé thuộc phép lặp; Cô bé – Nó thuộc phép thế.

c. Nhưng cái “ com – pa” kia lấy làm bất bình lắm, tỏ vẻ khinh bỉ, cười kháy tôi như cười kháy một người Pháp không biết đến Nã Phá Luân, một người Mỹ không biết đến Hoa Thịnh Đốn vậy ! Rồi nói: - Quên à! Phải, bây giờ cao sang rồi thì để ý đâu đến bọn chúng tôi nữa ! Tôi hoảng hốt, đứng dậy nói : - Đâu có phải thế ! Tôi... ( L ỗ Tấn, Cố Hương)
- Từ thế thay thế cho cum từ “bây giờ cao sang… chúng tôi nữa ” thuộc phép thế.

------------------------------------------------------------------

;) Bài tập 3: Tìm hàm ý của các câu in đậm dưới đây. Cho biết trong mỗi trường hợp, hàm ý đẫ được tạo ra bằng cách cố ý vi phạm phương châm hội thoại nào?

a. Tớ thấy họ ăn mặc rất đẹp.
Hàm ý là:- “Đội bóng huyện chơi không hay”. “Tôi không muốn bình luận về việc này”. - Người nói cố ý vi phạm phương châm v ề quan hệ

b. Tớ báo cho Chi rồi.
Hàm ý là: “Tớ chưa báo cho Nam và Tuấn” - Người nói cố ý vi phạm phương châm về lượng.

Chúc em học tập tốt nhé!



 
H

heroineladung

Bài tập về phương hội thoại

Câu 1:
Trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du, đoạn kể về Thuý Kiều bị đưa vào lầu xanh, Từ Hải - một bậc anh hùng cái thế – gặp Kiều nơi này, song vẫn tâm sự:
“ Thiếp danh đưa đến lầu hồng”
Theo em Từ Hải có “vi phạm” phương châm hội thoại nào không? vì sao?
Gợi ý:
- Từ Hải đã vi phạm phương châm hội thoại về chất (0,5 điểm)
- Vì: Kiều đang sống ở lầu xanh – một nơi xấu xa. Từ Hải lại gửi thiếp danh đến lầu hồng – chỉ nơi ở của người con gái đài các.

Song chính cách nói đó của Từ Hải người đọc mới ngỡ ngàng để rồi thấm thía hơn tình cảm nhân văn bình dị của một bậc anh hùng cái thế, luôn trân trọng nhân phẩm của Thuý Kiều, cảm thông với cuộc sống bị đầy đoạ của nàng.

Câu 2: Sau đây là ba lượt lời của nhân vật chị Dậu nói với nhân vật cai lệ trong “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố:
+ Lượt lời thứ nhất: “- Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, ông tha cho!”.
+ Lượt lời thứ hai: “ - Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ!”.
+ Lượt lời thứ ba: “ – Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!”.
Từ ba lượt lời trên, em hãy cho biết:
a) Từ ngữ xưng hô đã làm cho vai xã hội của các nhân vật thay đổi như thế nào?
b) Sự tuân thủ và không tuân thủ phương châm lịch sự của người nói được thể hiện ra sao?
c) Ý nghĩa của sự thay đổi từ ngữ xưng hô của nhân vật?

Câu 3:
Câu tục ngữ “ Lời nói gói vàng” và câu “ Lời nói chẳng mất tiền mua – Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” có phải mâu thuẩn nhau không ? Dựa vào phương châm hội thoại em hãy lý giải điều đó.
Gợi ý
Khẳng định không mâu thuẩn (0,5 điểm)
Giải thích:
+ Lời nói gói vàng là sự so sánh giá trị của lời nói (gói vàng). đó là khi ta phát huy được hiệu quả lời nói trong giao tiếp, làm thỏa mãn người nghe.(1 điểm)
+ Lời nói ……Vừa lòng nhau: Không có nghĩa là lời nói không có giá trị, mà là tài sản chung của cộng đồng xã hội. Khi giao tiếp chúng ta sử dụng, lựa chọn sao cho phù hợp để lời nói phát huy được hiệu quả trong giao tiếp (1 điểm)

Câu 4:
a/ Em hãy kể tên các phương châm hội thoại.
b/ “Chim khôn kêu tiếng rảnh rang,
Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe.”
Nội dung câu ca dao trên khuyên ta trong giao tiếp nên tuân thủ phương châm hội thoại nào?

Câu 5:
Hãy nêu ví dụ cho mỗi phương châm sau:
1. Phương châm về lượng
2.Phương châm về chất

3.Phương châm quan hệ.
4.Phương châm lịch sự
5.Quan hệ giữa phương châm hội thoại với tình huống giao tiếp
6. Những trường hợp ko tuân thủ phương châm hội thoại (cái này có 3 trường hợp. lấy cả 3 VD luôn nha).


Câu 6: Viết đoạn văn ngắn trong đó đã sử dụng các phương châm đã học ( Phương châm về lượng và Phương châm về chất )
Bài làm:

Ngày hôm nay quá mệt mỏi đối với tôi.muốn khóc nhưg tự nhủ lòng fai nến lại.muốn hét lên thật to nhưng lại sợ người ta nghe thấy.cuộc đời wa la những chuỗi ngày dài.có đôi khi ta ko là ta.ta là một ai đó một người nào đó núp dưới thể xác ta.ước mơ hi vọng cuối cùng cũng chỉ là những hạt cát nỏ bé bị cuốn trôi giữa dòng đời xuôi ngược.cố gắng rất nhiều nhưng nhận được chẳng là bao hạnh phúc fai chăng quá xa vời hay là do chính bản thân tôi ko nhận thấy ko cảm nhận đc ko trân trọng mà để nó vụt qua lúc nào ko hay

phương châm về lượng nói ko thừa cũng ko ít->có
phương châm về chất-> rất đúng theo sự thật



Chúc em học tập tốt nhé!

 
Top Bottom