CÁCH LÀM ĐỀ 1 VÀ ĐỀ 2
Trước tiên ngồi đọc lại bài thơ, chỉ cần mười mấy phút thôi, bạn dành ra để đọc bài thơ hai ba lần. Đến lần đọc sau đó thì tưởng tượng như mình đang coi phim, hay coi truyện chữ ấy, rồi hình dung cảnh vật chuyển biến như thế nào.
Để kiểm tra lại thì không nhìn vào bài thơ, không đọc lên bài thơ, mà chỉ tưởng tượng. Hình dung lại câu chuyện từ đâu tới đâu, cái gì xảy ra trước, cái gì xảy ra sau
Kể chuyện là dạng văn tự sự, cần kể theo trình tự thời gian. Không chỉ kể lại mà còn phải có miêu tả cho bài văn hay hơn, đỡ nhàm chán hơn (cảnh vật như thế nào, đẹp xấu, lãng mạn, khô khan, v.v..; nhân vật như thế nào, đồng nghiệp ra sao, bản thân cảm thấy thế nào, tưởng tượng mình sẽ ra sao nếu là nhân vật của câu chuyện). Vừa kể vừa nói lên suy nghĩ cảm xúc nữa (cảm thấy vui vẻ, tự hào, thích thú, có trách nhiệm hay sợ hãi, bồn chồn? v.v.., vì sao lại cảm thấy như vậy, vì nhìn cảnh vật trước mặt?)
Kể lại cho đủ chi tiết là được điểm khá tốt rồi. Nếu muốn hay thì phải dựa vào miêu tả và bộc lộ cảm xúc, và bài văn sẽ phải dài hơn so với chỉ kể đơn thuần (đừng bỏ chi tiết nào chỉ để biểu cảm hay miêu tả, vì kể chuyện nên đầy đủ).
Thủ thuật học là phải thuộc tình tiết câu chuyện, ngồi viết đoạn đầu mà đã nhớ đến đoạn sau (như thuộc tình tiết của một đoạn truyện tranh hay vậy). Cứ tưởng tượng kể lại chuyện cho người chưa biết, nghĩ gì nhớ gì là nói ra, bài văn sẽ được điểm tốt.
CHÚ Ý: phải chính xác với văn bản, không được bịa chuyện. Đừng nói sai với những gì giáo viên đã giảng. Chỉ có thể thêm thắt những gì giáo viên chưa giảng thôi. (vì vậy mà phải thuộc tình tiết cốt chuyện, và phải biết nhân vật nghĩ gì)
++ Nguồn: Yahoo ! Answer ++
DÀN Ý ĐỀ 1
I- MB: Giới thiệu về mình ( Nhân vật trữ tình trong bài thơ)
II- TB : Nhân vật trữ tình kể theo mạch kể riêng của mình nhưng đảm bảo được mạch cảm xúc của bài thơ là:
Bài thơ được mở ra với hình ảnh bếp lửa, từ đó gợi về những kỷ niệm tuổi thơ sống bên bà tám năm ròng, làm hiện lên hình ảnh bà với sự chăm sóc, lo toan, vất vả và tình yêu thương trìu mến dành cho đứa cháu.Từ kỷ niệm, đứa cháu nay đã trưởng thành suy ngẫm và thấu hiểu về cuộc đời bà, về lẽ sống giản dị mà cao qúy của bà.Cuối cùng người cháu muốn gửi niềm thương ,nhớ mong về bà khi ở xa bà.. Ví dụ hình thành mạch kể riêng :
* Cách 1:
1- Hình ảnh bếp lửa khơi nguồn cho dòng hồi tưởng, cảm xúc về bà.
2-Hồi tưởng những kỷ niệm tuổi thơ sống bên bà và hình ảnh bà gắn liền với hình ảnh bếp lửa.
3-Suy ngẫm về bà và cuộc đời bà.
4- Nỗi niềm của cháu khi đã trưởng thành, đi xa về bà
* Cách 2:
1- Hình ảnh bếp lửa đã gợi lên trong tâm trí tôi, quá khứ hiện về như một cuộn phim quay chậm.
2- Tuổi thơ của tôi phải sống trong chiến tranh đầy bom đạn dữ dội.
3-Tuổi thơ của tôi với bao niềm vui sướng , hạnh phúc được ở bên bà.
2- Từ kỷ niệm tuổi thơ ở bên bà, tôi lại nhớ về bà và hình ảnh bếp lửa.
3- Giờ đây tôi đã trưởng thành. ,nhưng tôi không thể nào quên hình ảnh bà gắn với hình ảnh bếp lửa
III- KB: Niềm mong ước , suy nghĩ của nhân vật trữ tình từ hình ảnh bà và bếp lửa
BÀI THAM KHẢO ĐỀ 1
I- MB: Giới thiệu về mình ( Nhân vật trữ tình trong bài thơ)
VD: Tôi là một sinh viên đang học ở nước ngoài. Ở phương trời Tây, tuyết thường rơi trắng xoá vào buổi sáng. cái lạnh ở nơi đây làm tôi liên tưởng đến bếp lửa của quê nhà chờn vờn trong sương sớm. Bếp lửa toả sáng bập bùng, in bóng bà tôi trên vách bếp. Ôi hình ảnh bếp lửa đã khơi dòng cảm xúc, hồi tưởng về bà và những kĩ niệm với bà,
II- TB : Nhân vật trữ tình kể chuyện
1- Hình ảnh bếp lửa đã gợi lên trong tâm trí tôi, quá khứ hiện về như một cuộn phim quay chậm.
Tuổi thơ của tôi được sống bên bà, cùng bà nhóm lửa là tuổi thơ với nhiều gian khổ, thiếu thốn, nhọc nhằn. Lên bốn tuổi tôi đã quen mùi khói. Năm 1945 nạn đói khủng khiếp xảy ra do chính sách cai trị của Thực dân Pháp nên gia đình tôi cũng đói mòn , đói mỏi. Cha tôi đi đánh xe ngựa chở hàng thuê. Xóm làng điêu tàn ngập trong mùi khói , nhĩ lại đến giờ sống mũi còn cay, nước mắt cứ chực ứa ra.
2- Tuổi thơ của tôi phải sống trong chiến tranh đầy bom đạn dữ dội.
Năm ấy, giặc càn vào làng đốt nhà cháy tàn, cháy lụi. Làng xóm phải giúp bà cháu tôi dững lại túp lều tranh để che mưa nắng. Bố mẹ tôi đi công tác bận không về, bà tôi dặn nếu có viết thư cho bố thì đừng kể này kể nọ, cứ bảo rằng ở nhà mọi việc bình yên để bố mẹ yên tâm công tác. Chao ôi! tôi hiểu lòng bà và càng yêu quý bà hơn.
3-Tuổi thơ của tôi với bao niềm vui sường , hạnh phúc được ở bên bà.
Suốt tám năm ròng, tôi ở cùng bà, sớm sớm chiều chiều cùng bà nhóm lửa. Bà kể cho chúng tôi nghe những nghày lưu lạc ở Huế. Bà dạy tôi điều hay lẽ phải. Bà là người thầy đầu tiên trong cuộc đời tôi . Tôi lớn lên trong sự chăm sóc , dạy bảo của bà. Mỗi lần nghe tiếng chim tu hú kêu, lòng tôi trỗi dậy những hoài niệm nhớ mong, muốn được ở gần bà, sợ phải xa bà.
4- Từ kĩ niệm tuổi thơ ở bên bà, tôi lại nhớ về bà và hình ảnh bếp lửa.
Hình ảnh bà tôi mái tóc bạc phơ, thân hình còm cỏi luôn đi đôi với bếp lửa rực hồng . Hình ảnh bà luôn gắn liền với hình ảnh bếp lửa. Bếp lửa do tay bà nhóm lên toả hơi ấm khắp căn lều nhỏ và suởi ấm lòng tôi, khơi dây ở tôi những tâm tình của thời thơ dại. Bà là người phụ nữ Việt Nam muôm thuở với vẽ đẹp tần tảo , nhẫn nại và đầy yêu thương. Bếp lửa là tình bà nồng ấm, bếp lửa là tay bà chăm chút, bếp lửa gắn với những khó khăn gian klhổ của đời bà. Ngày ngày bà nhóm lên bếp lửa cũng là nhóm lên niềm vui , sự sống, niềm yêu thương chi chút dành cho tôi và mọi người. bà không những là người nhóm lửa, giử lửa, mà còn là người truyền lửa, truyền niềm tin , sự sống cho tôi.
5-Giờ đây tôi đã trưởng thành. Tôi có những niềm vui mới, tình cảm mới, bến bờ mới. Tổ quốc đã chấp cánh cho tôi bay vào bầu trời thênh thang của tri thức khoa học,nhưng tôi không thể nào quên hình ảnh bà gắn với hình ảnh bếp lửa mà bà tôi ấp iu nhen lên mỗi sớm, mỗi chiều ở nơi quê nhà.
III- KB: Tôi ước ao được về ngay bên bà, ôm chặt lấy bà để được tiếp thêm sức mạnh , niềm tin
Những gì là thân thiết nhât của tuổi thơ mỗi người đều có sức toả sáng, nâng đở con người trong suốt hành trình dài rộng của cuộc đời phải không các bạn ? Tình yêu thương , lòng biết ơn trong gia đình chính là cội nguồn của tình yêu quê hương đất nước, con người.
++ Nguồn: Zing Blog - Lương Xuân Tuyến ++
****************************************************
- Đó là những gì mình có thể giúp bạn ! Đề 1 có dàn bài chi tiết và bài làm tham khảo, bạn có thể dựa vào đề 1 để làm đề 2, tương tự như cách làm mình nêu ở đầu. Chúc bạn may mắn !