[Văn 9] Bài tập liên quan đến truyện Người con gái Nam Xương.

T

tiger_9x

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu 1 : tình huống chuyện nào đã dẫn đến nỗi oan khuất và cái chết bi thảm của Vũ Nương ? Nhận xét về cái chết bi thảm đó?
Câu 2: Khi bị chồng nghi oan Vũ nương có mấy lời thoại? Em hãy tìm chi tiết lời thoại 1 ? qua lời thoại đó em nhận được gì tình cảm của Vũ Nương? tìm chi tiết lời thoại 2 cho biết lời thoại bọc lộ tâm trạng gì của Vũ Nương? Tìm lời thoại 3 và cho biết ý nghĩa của lời thoại đó?
Câu 3: Chi tiét bất ngờ nào khi Trương Sinh đi lính trở vè mang kịch tính? Trương Sinh
vốn có tình đa nghi tin nghe lời con nhỏ nên đã có hành động gì ? Qua đó em thấy Trương Sinh là người như thế nào?
Câu 4: Tìm các yếu tố kì ảo và hiện thực của đoạn cuối chuyện?
Câu 5: Tại sao Vũ Nương không muốn trở về với chồng con rồi lại quyết định trở về. Trở về rồi lại không trở về . Tác giả muốn nhắn gửi điều gì ?
Câu 6 :Có ý kiến cho rằng hành động chẫn mình của Vũ Nương là hành động bộp phát trong cơn nóng giận. Có ý kiến lại cho rằng đó là hành động cho rằng đó là hành động có sự chỉ đạo của lí trí . Em đồng ý với ý kiến nào ? Vì sao?
Câu 7: Nguyễn Dữ đưa thêm đoạn truyện cuối có ý nghĩa như thế nào?
Câu 8: Qua tìm hiểu em thấy nguyên nhân nào đã đến bi kịch cuộc đời Vũ Nương ?
Câu 9: Hình ảnh cái bóng hiện mấy lần trong truyện và có vai trò như thế nào?

Chú ý : Không dùng cỡ chữ quá 4 Thank
Chú ý tiêu đề ( Đã sửa )! ~caoson8a~
 
Last edited by a moderator:
C

c0_p3_dang_iu

câu 9:

___Vai trò của cái bóng___
- Thể hiện tình thương con của Vũ Nương
- Thể hiện mong ước của Vũ Nương muốn có 1 gia đình hạnh phúc
- Thể hiện nỗi nhớ chồng và mong chồng trở về của Vũ Nương

.
.
.
Đúng thì THAK nha!
 
A

anhnd1102

1. Khi ở dưới thuỷ cung.
Đó là một thế giới đẹp từ y phục, con người đến quang cảnh lâu đài. Nhưng đẹp nhất là mối quan hệ nhân nghĩa => Cuộc sống dưới thuỷ cung đẹp, có tình người. Tác giả miêu tả cuộc sống dưới thuỷ cung đối lập với cuộc sống bạc bẽo nơi trần thế nhằm mục đích tố cáo hiện thực, thể hiện ước mơ khát vọng một xã hội công bằng tốt đẹp hơn. Đặt trong hoàn cảnh lịch sử khi Nguyễn Dữ sống và viết truyện ( thế kỷ XVI, triều đình nhà Lê đã bắt đầu khủng hoảng, các tập đoàn phong kiến Lê, Mạc, Trịnh tranh giành quyền bính, gây ra các cuộc nội chiến kéo dài, mang đến thảm cảnh cho nhân dân) thì phải chăng cuộc sống tốt đẹp nơi thuỷ cung kia còn thể hiện ước mơ của tác giả về một nền trị bình xã hội? Chi tiết này phù hợp với tâm lý người đọc, tăng giá trị tố cáo của tác phẩm.
2. Vũ Nương nhờ Phan Lang mang chiếc hoa vàng về cho Trương Sinh và dặn lập đàn giải oan cho nàng được trở về: Các chi tiết đó có tác dụng làm hoàn chỉnh nét đẹp của nhân vật Vũ Nương: dù chết nhưng nàng vẫn muốn rửa oan, bảo toàn danh dự, nhân phẩm cho mình; cũng nói lên tình cảm của nàng với quê hương, chồng con dù nàng chịu nhiều oan ức.
3. Cảnh Vũ Nương hiện về trên bến sông: Vũ Nương có thể trở về dương thế nhưng chỉ thấp thoáng lúc ẩn, lúc hiện trong chốc lát rồi biến mất cùng những lời nói của nàng khi kết thúc câu chuyện" Đa tạ tình chàng, thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa" => Người đã chết, hạnh phúc tan vỡ, chia ly là vĩnh viễn. đó là hiện thực cay đắng không thể phủ nhận. Chi tiết này cũng hiện thái độ dứt khoát từ bỏ cuộc sống đầy oan ức của Vũ Nương, cũng cho thấy Vũ Nương là người trọng ơn nghĩa "Thiếp cảm ơn đức của Linh Phi, thề sống chết không bỏ." Điều đó cho thấy cái nhìn nhân đạo của tác giả.
BàI làm:
Chuyện người con gái Nam Xương là một truyện ngắn đặc sắc cả về nội dung lẫn nghệ thuật trong tác phẩm Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ. Truyện đã thể hiện được sự phối hợp hài hoà giữa chất hiện thực (câu chuyện được lưu truyền trong dân gian) với những nét nghệ thuật đặc trưng của thể loại truyền kì (yếu tố kì lạ hoang đường).
Với đặc trưng riêng của thể loại truyện truyền kì, Nguyễn Dữ đã sáng tạo thêm phần cuối của câu chuyện. Vũ Nương đã không chết, hay nói đúng hơn, nàng được sống cuộc sống khác bình yên và tốt đẹp hơn ở chốn thuỷ cung. ( ý 1)...
Chất hoang đường kì ảo cuối truyện cũng làm tăng thêm ý nghĩa phê phán đối với hiện thực(


Bạn tham khảo thêm nhé
 
C

c0_p3_dang_iu

câu 8

Nguyên nhân dẫn đến nỗi oan khuất của Vũ Nương:
* Nguyên nhân khách quan:
- Xã hội phong kiến trọng nam khinh nữ
- Cuộc chiến tranh các tập đoàn phong kiến
* Nguyên nhân chủ quan:
- Cuộc hôn nhân giữa Trương Sinh và Vũ Nương không bình đẳng
- Tính cách của Trương Sinh đa nghi, hay phong ngừa vợ quá sức
- Do tình huống truyện bất ngờ, lời nói của đứa trẻ ngây thơ dẫn đến sự nghi ngờ của Trương Sinh
- Do cách cư xử hồ đồ, độc đoán của Trương Sinh đã đẩy Vũ Nương đến cái chết
.
.
.
Đúng thì THAk nha
 
A

anhnd1102

1. Nhân vật Vũ Nương:
Trong cuộc sống thường ngày
Khi tiễn chồng đi lính
Khi xa chồng
Khi bị chồng nghi oan
Khi được giải oan
Trong từng hoàn cảnh cụ thể ấy, em thấy Vũ Nương đã bộc lộ những đức tính gì?
+ Giữ gìn khuôn phép
+ Không từng để lúc nào vợ chồng phải đến thất hoà.
Khi tiễn chồng đi lính:
+ Dặn dò chồng một cách đằm thăm, đầy tình nghĩa và lòng khắc khoải nhớ thương.
Khi xa chồng:
Quan sát do?n van sau:
Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong đeo được ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên, thế là đủ rồi. Chỉ e việc quân khó liệu, thế giặc khôn lường. Giặc cuồng còn lẩn lút, quân triều còn gian lao, rồi thế chẻ tre chưa có, mà mùa dưa chín quá kì, khiến cho tiện thiếp băn khoăn, mẹ hiền lo lắng. Nhìn trăng soi thành cũ, lại sửa soạn áo rét, gửi người ải xa, trông liễu rủ bãi hoang, lại thổn thức tâm tình, thương người đất thú! Dù có thư tín nghìn hàng, cũng sợ không có cánh hồng bay bổng.
*Khi xa chồng:
-Là người vợ thủy chung, người mẹ hiền, dâu thảo.
Chuyện người con gái Nam Xương
Khi xa chồng, Vũ Nương là người vợ, người mẹ, con dâu ntn?
Khi bị chồng nghi oan, các lời nói của Vũ Nương đã thể hiện nhân cách của nàng ntn?

*Lời thoại1:"Thiếp vốn con kẻ khó..nghi oan cho thiếp": Phân trần cho chồng hiểu rõ tấm lòng mình.
-Lời thoại 2:"Thiếp sở dĩ nương tựa vào chàng ...Núi Vọng Phu kia nữa": Nỗi đau đớn thất vọng trước sự đối đãi bất công của chồng, mong muốn trở thành hình ảnh thờ chồng hóa đá.
-Lời thoại 3:" Kẻ bạc mệnh..phỉ nhổ:?Thất vọng đến tột cùng, mượn dòng nước con sông quê hương để giải tỏ tấm lòng trong trắng của mình.
* Khi bị chồng nghi oan:
-Phân trần cho chồng hiểu rõ tấm lòng mình.
-Đau đớn, thất vọng trước sự đối đãi bất công của chồng.
-Lấy cái chết để bảo toàn danh dự .
Chuyện người con gái Nam Xương
Đó là người phụ nữ xinh đẹp, nết na hiền thục, lại đảm đang tháo vát, thờ kính mẹ chồng rất mực hiền thảo, một dạ thủy chung với chồng? Vậy mà lại phải chết một cách oan uổng,đau đớn.
Chuyện người con gái Nam Xương
? Qua 4 tình huống xử lý, Vũ Nương đã thể hiện tính cách gì?
Nguyên nhân dẫn đến cái chết bi thảm của Vũ Nương?

* Nguyên nhân trực tiếp
- Cuéc h«n nh©n gi÷a Tr­¬ng Sinh vµ Vò N­¬ng: kh«ng b×nh ®¼ng: xin víi mÑ ®em tr¨m l¹ng vµng c­íi vÒ
- Tr­¬ng Sinh: kh«ng cã häc, ®a nghi, xử sự hồ đồ, thô bạo
- Lêi con trẻ ngây thơ vô tình hại mẹ
- Bản thân Vũ Nương yếu đuối
* Nguyên nhân gián tiếp
- Chiến tranh, loạn lạc.
Cái chết của Vũ nương có ý nghĩa gì?
- Tố cáo XHPK xem trọng quyền uy của người đàn ông trong gia đình
- Bày tỏ niềm cảm thông của tác giả đối với số phận oan nghiệt của người phụ nữ
 
C

c0_p3_dang_iu

Câu 4

Chi tiết kì ảo:
- Rùa mai xanh liên quan đến người phụ nữ áo xanh
- Phan Lang được Linh Phi cứu
- Phan Lang gặp Vũ Nương
- Phan Lang rẽ nước trở về
- Trương sinh lập đàn giải oan cho Vũ Nương trở về
.
.
.
Đúng thì THAK nha!
 
H

huonglai_98

Mọi người tham khảo nha!:D
Câu 1:
Khi niềm ước so có một cuộc sống nghi gia nghi thất của Vũ Nương sắp trở thành hiện thực, nàng tưởng chừng như khi chàng Trương trở về thì nỗi buồn và tủi cực nàng phải nếm trải sẽ tan biến hết nhưng sự thật thì quả là phũ phàng. Khi Trương Sinh trở về thì lại là lúc nàng phải ra đi, chỉ tại CHIẾC BÓNG. Chính chi tiết này đã tạo nên cái kết cho cuộc đời của Vũ Nương. Dù phải chết nhưng có lẽ đối với nàng đó lại là một kết thúc có hậu. Dù không sống trong thực tại nhưng nàng đang có một cuộc sống hạnh phúc tại một thế giới khác. Đó là nơi nàng được sống trong tình yêu thương, được nhận sự quan tâm. Nàng có thể tránh xa sự bất công, phi lí của xã hội đương thời. Mặc dù vậy, cái chết của nàng vẫn còn đọng lại chút dư âm của bi kịch. Nàng vẫn không thể quay về sống trong xã hội thực tại. Nàng không thể sống bên gia đình của mình, phải xa chàng Trương, phải xa bé Đản. Cái chết của Vũ Nương còn cho thấy những hổ tục xưa cũ: Cái xã hội ấy không cho những con người trót lẫm lỡ như Vũ Nương một chơ hội. Vũ Nương nói riêng và người phụ nữ nói chung đã phải chịu quá nhiều đau thương và mất mát, khi sống thì cô đơn mà chết đi cũng lẻ loi đơn chiếc.
 
N

nguvan.thcs

Câu 1 : Tình huống truyện nào đã dẫn đến nỗi oan khuất và cái chết bi thảm của Vũ Nương ? Nhận xét về cái chết bi thảm đó?
Tình huống dẫn đến cái chết của Vũ Nương là : trong những ngày Trương Sinh chồng nàng đi lính ở phương xa, vì nhớ chồng và thương con nên Vũ Nương đã trỏ bóng mình trên vách và bảo đó là cha của bé Đản. Ngày Trương Sinh mãn hạn lính trở về, chàng dẫn con ra mộ mẹ, bé Đản nhất quyết không gọi chàng là cha và nói rằng "thường có một người đàn ông, đêm nào cũng đến, mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi, nhưng chẳng bao giờ bế Đản cả.".Trương Sinh nghe lời con trẻ mà đinh ninh là vợ mình hư. Chàng không nghe lời phân trần của Vũ Nương cũng không nghe dân làng can ngăn khiến Vũ Nương phải trẫm mình xuống dòng Hoàng Giang để minh oan. Như vậy, có thể nói, cái bóng chính là nguyên nhân trực tiếp đẩy Vũ Nương vào nỗi oan thấu trời và cái chết bi thảm.
Cái chết của Vũ Nương là cái chết bi thảm và đau đớn. Vũ Nương cả một đời hi sinh vì chồng vì con nhưng lại bị chính những người thân yêu nhất của mình đẩy nàng đến cái chết.

Câu 2: Khi bị chồng nghi oan Vũ nương có mấy lời thoại? Em hãy tìm chi tiết lời thoại 1 ? qua lời thoại đó em nhận được gì tình cảm của Vũ Nương? tìm chi tiết lời thoại 2 cho biết lời thoại bộc lộ tâm trạng gì của Vũ Nương? Tìm lời thoại 3 và cho biết ý nghĩa của lời thoại đó?
Vũ Nương thanh minh bằng ba lời thoại. Qua mỗi lời thoại ta đều thấy nỗi đau đớn của nàng tăng dần lên, nàng còn tha thiết với hạnh phúc gia đình, có khát khao được sum vầy nhưng là một người giàu lòng tự trọng, Vũ Nương buộc phải chọn cái chết để rửa sạch nỗi oan khiên.
Lời thoại 2 : Thiếp sở dĩ nương tựa vào chàng vì có cái thú vui nghi gia nghi thất. Nay đã bình rơi trâm gãy, mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió, khóc tuyết bông hoa rụng cuống, kêu xuân cái én lìa đàn, nước thẳm buồm xa, đâu còn có thể lên núi Vọng phu kia nữa. Lời thoại này thấy rõ được Vũ Nương dù còn tha thiết với hạnh phúc gia đình nhưng không thể níu kéo khi Trương Sinh một mực nghi oan cho nàng. Đến đây, ta thấy Vũ Nương là một người phụ nữ giàu lòng tự trọng.
Lời thoại 3 : Kẻ bạc mệnh này duyên phận hẩm hiu......và xin chịu khắp mọi người phỉ nhổ. Đây là lời thề nguyền của Vũ Nương trước khi nàng trẫm mình xuống sông tự vẫn. Lời nói có vẻ rắn giỏi, cương quyết nhưng chẳng thiếu thiết tha. Nàng đem cả danh dự của mình để khẳng định tấm lòng trinh nguyên, thanh sạch.

Câu 3: Chi tiét bất ngờ nào khi Trương Sinh đi lính trở về mang kịch tính? Trương Sinh vốn có tình đa nghi tin nghe lời con nhỏ nên đã có hành động gì ? Qua đó em thấy Trương Sinh là người như thế nào?
Bé Đản không nhận Trương Sinh là cha.
Trương Sinh nghe lời con trẻ, không suy xét đúng sai mà một mực nghi oan cho vợ.
Trương Sinh là người chồng đa nghi, hồ đồ

Câu 4: Tìm các yếu tố kì ảo và hiện thực của đoạn cuối truyện?
Phan Lang được Linh Phi cứu để trả ơn và mời xuống động Rùa
Vũ Nương trở về trên chiếc kiệu hoa với xe cờ võng lọng rực rỡ đầy sông

Câu 5: Tại sao Vũ Nương không muốn trở về với chồng con rồi lại quyết định trở về. Trở về rồi lại không trở về . Tác giả muốn nhắn gửi điều gì ?
Vũ Nương dù khi sống hay lúc đã thác làm ma đều khát khao hạnh phúc gia đình. Nàng vì phải chịu nỗi oan cay nghiệt mà chết . Nhưng vì lòng thanh sạch mà được sống dưới thủy cung. Trong những ngày sống cuộc sống nơi cung nước, Vũ Nương vẫn không quên mong nhớ dương gian và thầm mong chồng sẽ giải oan cho nàng. Vũ Nương nhờ Phan Lang nhắn Trương Sinh lập đàn giải oan là để chính chồng nàng chiêu tiết cho nàng, và hiểu tấm lòng chung thủy của nàng. Âm dương cách trở, nàng chỉ hiện về trong thoáng chốc rồi biến mất. Qua chi tiết này tác giả không chỉ khắc họa sâu sắc bi kịch của Vũ Nương mà còn khẳng định một lần nữa vẻ đẹp tâm hồn của nàng.

Câu 6 :Có ý kiến cho rằng hành động trẫm mình của Vũ Nương là hành động bộc phát trong cơn nóng giận. Có ý kiến lại cho rằng đó là hành động cho rằng đó là hành động có sự chỉ đạo của lí trí . Em đồng ý với ý kiến nào ? Vì sao?
Vũ Nương trầm mình xuống sông vì nàng là người có lòng tự trọng và không thể chịu tiếng xấu nhơ nhớp đó.

Câu 7: Nguyễn Dữ đưa thêm đoạn truyện cuối có ý nghĩa như thế nào ?
Khẳng định vẻ đẹp tâm hồn của Vũ Nương : chung thủy, giàu lòng vị tha, tình yêu thương
Khắc sâu bi kịch đau đớn của nàng : khát khao sum vầy nhưng bị chia cách âm dương

Câu 8: Qua tìm hiểu em thấy nguyên nhân nào đã đến bi kịch cuộc đời Vũ Nương ?
Tính hay ghen, đa nghi của Trương Sinh
Chế độ phong kiến dung túng cho thói cường quyền của người đàn ông
Chiến tranh phong kiến phi nghĩa

Câu 9: Hình ảnh cái bóng hiện mấy lần trong truyện và có vai trò như thế nào?
2 lần cái bóng xuất hiện
Cái bóng xuất hiện lần đầu là nguyên nhân gây ra nỗi oan cho Vũ Nương, đẩy nàng đến cái chết, có ý nghĩa thắt nút kịch tính câu chuyện
Cái bóng xuất hiện lần 2 khiến Trương Sinh vỡ lẽ là mình đã nghi oan cho vợ
 
Top Bottom