[Văn 9] Ánh trăng

N

nanahoang1412

Last edited by a moderator:
M

mia_kul

Bon chen tẹo 8-}



Vầng trăng trong khổ thơ đã thực sự thức tỉnh con người:

“Trăng cứ tròn vành vạnh
kề chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình”

Khổ thơ cuối cùnh mang tính hàm súc độc đáo và đạt tới chiều sâu tư tưởng và triết lí. “Trăng tròn vành vạnh” là vẻ đẹp của trăng vẫn viên mãn, tròn đầy và không hề bị suy suyển dù cho trải qua biết bao thăng trầm. Trăng chỉ im lặng phăng phắc, trăng không nói gì cả, trăng chỉ nhìn, nhưng cái nhìn đó đủ khiến cho con người giật mình. Ánh trăng như một tấm gương để cho con người soi mình qua đó, để con người nhận ra mình để thức tỉnh lương tri. Con người có thể chối bỏ, có thể lãng quên bất cứ điều gì trong tâm hồn anh ta . Nhưng dù gì đi nũa thì những giá trị văn hoá tinh thần của dân tộc cũng luôn vậy bọc và che chởù cho con người.

“Ánh trăng” đã đi vào lòng người đọc bao thế hệ như một lời nhắc nhở đối với mỗi người: Nếu ai đã lỡ quên đi, đã lỡ đánh mất những giá trị tinh thần qúy giá thì hãy thức tỉnh và tìmlại những giá trị đó. còn ai chưa biết coi trọng những giá trị ấy thì hãy nâng niu những kí ức quý giá của mình ngay từ bây giờ, đừng để quá muộn. Bài thơ không chỉ hay về mắt nội dung mà cón có những nét đột phá trong nghệ thuật. Thể thơ năm chữ được vận dụng sáng tạo, các chữ đầu dòng thơ không viết hoa thể hiện những cảm xúc liền mạch của nhà thơ. Nhịp thơ biến ảo rất nhanh, giọng điệu tâmtình đã gấy ấn tượng mạnh trong lòng người đọc
Nguồn: net

 
H

huck

Ánh trăng “cứ tròn vành vạnh” của Nguyễn Duy không một lời trách cứ. Ngược lại, cứ bao dung, độ lượng; cứ nghĩa tình thủy chung; cứ “im phăng phắc” tỏa sáng xuống nhân gian. Chính sự im lặng khiêm nhường ấy của trăng mới đánh thức niềm cảm suy trong những con người vốn sống thủy chung với tình nghĩa.
Bài thơ “Ánh trăng” của nhà thơ họ Nguyễn, kết trong trạng thái “giật mình” mang cả nỗi tình thành thực; cũng mang bao điều nhắc nhớ: xin đừng vô tình! Xin đừng quên lãng sự hồn nhiên của con người bản thể thuở nào. Bài thơ của Duy viết vào năm 1978 – tại thành phố Hồ Chí Minh. Nghĩa là bài thơ ấy ra đời chỉ sau ngày giải phóng miền Nam ba năm. Nhưng, điều nhắc nhớ mà cũng là điều khẳng định, tựa như quy luật của muôn đời: cái nghĩa, cái tình của con người sẽ mãi không có cái giá nào mua được:
Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình.
Điều tâm niệm ấy, hẳn sẽ vang mãi trong tâm tưởng ta: hãy gìn giữ duy mãn một vầng trăng tình nghĩa.


Chúc bạn học tốt!
 
Top Bottom