“Bác ơi tim Bác mênh mông quá
Ôm cả non sông trọn kiếp người.”
Không có ngôn ngữ nào có thể diễn tả hết được tình cảm của Bác dành cho dân tộc Việt Nam. Chính vì lẽ ấy, khi Người ra đi để lại tiếc nuối nhớ thương cho đồng bào cả nước. Đã biết bao nhà thơ, nhạc sĩ đã thể hiện tình cảm thiêng liêng, thành kính sâu sắc dâng lên Người. Trong đó có người con miềm Nam_Viễn Phương được niềm vinh dự ra thủ đô HN viếng lăng bác. Và trong cuộc viếng thăm này, ông đã bày tỏ tình cảm dâng lên Người qua bài thơ:
Viếng Lăng Bác
“Con ở miền nam ra thăm lăng Bác
……………
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này”
Đó là những dòng cảm xúc tự hào về dân tộc là những dòng tình cảm chân thành thiết tha của con người VN dâng kính lên Người qua lời thơ dung dị, hàm xúc mà ý nghĩa khái quát biểu cảm.
Đến với những dòng thơ của VPhương, người đọc sẽ thực sự thấu hiểu rằng:
“Vì sao trái đất nặng ân tình
Nhắc mãi tên người Hồ Chí Minh”
Dù rằng Bác của chúng ta đã ra đi nhưng Bác sẽ sống mãi trong lòng dân tộc qua muôn thế hệ với những bài thơ vượt thời gian, không gian tồn tại muôn đời. Đó là tình cảm dân tộc luôn hiện hữu trong tiềm thức của mỗi người về Bác, với tình yêu thương, sự hy sinh vĩ đại của Người. Tình cảm của dân tộc, VPhương không chỉ đơn thuần là tình cảm của nhân dân dành cho vị lãnh tụ mà là tình cảm thiêng liêng bất diệt: tình cha con sậu đậm qua những dòng thơ ân tình:
“Con ở miềm Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát”
Tiếng “con” của VPhương mang sắc thái thân thương rất Nam Bộ mang niềm xúc động thành kính, vì đó là nơi xa xôi, nơi mà Người luôn ấp ủ trong tim “miền Nam trong trái tim tôi” với nỗi nhớ:
“Bác nhớ miền Nam nỗi nhớ nhà
Miền Nam mong Bác nỗi mong cha.”
Chỉ có tình cảm cha con mới có những dòng thơ như thế. Không chỉ VPhương, nhân dân miền Nam mà cả dân tộc đã từ rất lâu trong tiềm thức mỗi người Bác là cha như nhà thơ Tố Hữu đã từng khẳng định:
“Nơi đây sống một người cha tóc bạc
Người không con mà có triệu con
Nhân dân gọi Người là Bác
Cả đời Người là của nước non.”
Bác chính là người cha vĩ đại của dân tộc, người cha đã đem ánh sáng vinh quang độc lâp, đem lại hạnh phúc cho cuộc đời mỗi chúng ta. Người cha ấy đã khai sinh ra đất nước VN, thử hỏi nơi đâu không có tình yêu thương của Người? Chính vì thế đã có biết bao nhà thơ thay mặt nhân dân cả nước bày tỏ tình cảm của người con:
“Chiều nay con chạy về bên Bác
Ướt lạnh vườn rau mấy góc dừa”
Tình cha con thật sâu đậm! cho nên VPhương không “viếng” mà “ra thăm lăng lăng Bác”. Con về thăm cha, thăm nơi Bác ở, thăm chỗ Bác nằm. Chỉ có tình cha con mới nồng hậu như vậy.
Trong tình cảm cha con thiết tha ấy, còn là niềm xúc động ngẹn ngào qua đôi mắt nhòa lệ:
“Đã thấy trong sương hang tre bát ngát”
Đã biết bao nỗi mong đợi ngày hội ngộ của những đứa con miền Nam cho nên những giây phút gần đế lăng, gần được gặp Người thử hỏi ai không xúc đông? Những giọt nước mắt của nỗi niềm thương nhớ khôn nguôi đặc biệt là nhân dân miền Nam, VPhương. Nỗi niềm xúc động ấy thể hiên nhất là lúc Bác ra đi:
“Suốt mấy đêm rày đau tiễn đưa
Đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa.”
Với thời gian những tưởng con người có thể quên đi tất cả. Nhưng không! nhân dân vẫn luôn sống trong tình thương, nỗi nhớ:
“Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân”
Đòan người viếng lăng Bác như những “tràng hoa”, 1 hình ảnh ẩn dụ vừa đẹp, vừa sâu sắc: cuôc đời của mỗi người như nở hoa dưới ánh sáng của Người. Chính Bác đã đem lại mùa xuân cho đất nước, cho dân tộc. “Bảy mươi chin mùa xuân” ngợi ca Người cũng xuất phát từ tình cảm yêu thương, kính trọng và lòng cảm phục của thi nhân.
Tình cảm đối với Bác còn được thể hiện qua niềm tôn kính tột bậc, niềm ngợi ca tôn thờ của VPhương nói riêng và của nhân dân nói chung qua những dòng thơ:
“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”
Bác là mặt trời trong lăng rất đỏ, 1 mặt trời cao siêu, vĩ đại, mặt trời ấy đã xua tan cảnh đời tâm tối đem lại độc lập_tự do hạnh phúc cho dân tộc. Đó là mặt trời cách mạng. Mặt trời thiên nhiên còn thất hơn, không có mặt trời nào có thể sánh được. Trong suy nghĩ của VPhương, của dân tộc Bác còn là “vầng trăng” , “trời xanh” dịu hiền bất tận, vĩnh hằng trong cuộc đời mỗi con người, trong mọi thế hệ, mọi thời đại. Với bút pháp tu từ ẩn dụ hết sức độc đáo, gợi cảm, VPhương diễn tả tình cảm của dân tộc dành cho Bác là sự tôn thờ tột bậc không gì sánh được.
Lời thơ như 1 sự khẳng định sức song bất diệt của Bác sẽ trường tồn vĩnh hằng trong tiềm thức con người VN. “Dù cho vật đổi sao dời”. Lí trí thật rạch ròi sang suốt nhưng con tim thì lại đau nhói, xót xa, tê tái:
“Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim”
Càng yên thương kính trọng bao nhiêu thì con tim càng đau nhói bấy nhiêu! Đó chính là sự rung cảm chân thành nhất của VPhương. Không chỉ ca ngợi, kính trọng, cảm phục mà bao hàm cả long biết ơn, lòng ước nguyện đền đáp trước tình yêu của Người dành cho dân tộc:
“Mai về miền Nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này!”
Lời thơ thật giản dị nhưng đó là tình yêu thương sâu lắng của thi nhân. Với bút pháp nghệ thuật điệp ngữ “muốn làm” như 1 sự khẳng định tự nguyện: muốn làm con chim để ru Người giấc ngủ ngàn thu, muốm làm đóa hoa để tỏa hương dâng Người, muốn làm cây tre trung hiếu bảo vệ Người giấc ngủ bình yên. Dân tộc sẽ phát huy, gìn giữ sự nghiệp cách mạng mà Bác đã tạo dựng. Dân tộc VN sẽ sống xứng đáng với sự hy sinh của Người.
Cảm xúc chủ đạo bao trùm bài thơ là tình cảm dành cho Bác nhưng trong cảm xúc ấy, người đọc còn cảm nhận được cảm xúc tự hào, kiêu hãnh của nhà thơ về con người VN, dân tộc VN:
“Ôi hàng tre xanh xanh VN
Bão táp mưa sa đứng thẳng hang”
Hình ảnh làng tre biểu hiện cho sức sống mãnh liệt của dân tộc được thể hiện qua dòng suy tưởng của tác giả. Với bút pháp nhân hóa, cách dùng tính từ gợi tả “xanh xanh, thẳng hàng” vừa cụ thể vừa tượng trưng. Hàng tre tương tốt trải dài mênh mông, thẳng hang ẩn mình trong sương sớm. Tre vượt qua thử thách của mưa sa vẫn đứng thẳng hang đó chính là tính cách, phẩm chất của con người VN: dẻo dai, cứng cáp, buất khuất, kiên cường,… Nhà thơ khẳng định sức sống của dân tộc và bất diệt cũng như tình cảm của dân tộc đối với Bác là trường tồn. Bằng nghệ thuật trữ tình tha thiết, ngôn ngữ thơ cô đọng, dung dị, hàm xúc, VPhương 1 lần nữa đã khẳng định tình cảm dân tộc đối với Bác.
Khép trang tác phẩm lại mà âm điệu của bài thơ vẫn đọng lại trong chúng ta âm hưởng ngọt ngào, thiết tha về tình yêu thương của VPhương, của dân tộc đối với Bác. Đồng hành với âm điệu ấy còn là hình ảnh về Bác Hồ kính kêu, về dân tộc VN trong âm khảm người đọc qua cách sử dụng điêu luyên các biên pháp tu từ giàu hình ảnh, giàu cảm xúc. dù Bác đã ra đi mãi mãi nhưng tình yêu của Người sẽ sống ãi mãi với chúng ta qua mọi thời đại. Trước tình yêu thương của Người, thanh niên học sinh chúng ta phải xác định cho mình 1 con đường đúng đắn sống xứng đáng với sự hy sinh của Người.