[Văn 9]: ai pt NT hộ mình nhé

C

candyxbaby

Diễn tả nỗi buồn của ông đồ. Giấy đỏ lâu không dùng nên không thấm, mực đọng trong nghiên với nỗi sầu thảm cô đơn... Phải chăng giấy chỉ buồn mà không thấm, mực chỉ buồn đến nỗi đọng trong nghiên chăng? Đâu chỉ có vậy....Giấy,mực đều diễn tả gián tiếp nỗi cô đơn của ông đồ. Nghiên mực không được động đến như đọng lại bao sầu tủi để trở thành nghiên sầu. Dù vậy, ông đồ vẫn cố bám lấy cuộc sống, vẫn muốn có mặt với đời sao người đời lại vô tình đến vậy. Ông ngồi đấy mà vô cùng lạc lõng, lẻ lôi, trong lòng ông như một tấm kịch, một sự sụp đổ hoàn toàn. Trời đất cũng ảm đạm lạnh lẽo như trong lòng ông.
 
L

ljnhchj_5v

Câu thơi trên đã sử dụng thành công nghệ thuật nhân hóa (giấy-buồn, mực-sầu). Cái buồn, cái sầu như ngấm vào cảnh vật(giấy, nghiên), những vật vô tri vô giác ấy cũng buồn cùng ông, như có linh hồn cảm thấy cô đơn lạc lõng. Có lẽ hình ảnh ông đồ già lặng lẽ bên góc phố khiến cảnh vật buồn theo.
 
H

hoan1793

Bốn câu thơ đó đều sử dụng nghệ thuật "lấy cảnh tả tình"
- Hình ảnh giấy đỏ buồn hok thắm / mực đọng trong nghiên sầu diễn tả nỗi bùn của ông đồ. Giấy đỏ lâu hok dùng nên hok thắm,mực đọng trong nghiên với nỗi sầu thảm cô đơn...Phải chăng giấy chỉ bùn mà hok thắm,mực chỉ bùn đến nỗi đọng trong nghiên chăng? Đâu chỉ có vậy....Giấy,mực đều diễn tả gián tiếp nỗi cô đơn của ông đồ
- Hình ảnh lá vàng rơi trên giấy/ngoài giời mưa bụi bay: giấy hok dùng để lá vàng rụng rơi xuống,mưa bụi ngoài giời lất phất rơi đều thể hiện 1 cách sâu sắc nỗi lòng của ông đồ...lá vàng như dòng thời gian xoay đy xoay đều xoáy vào tâm can người đọc;mưa bụi,lá vàng đâu phải là chỉ là cảnh vật một cảnh vật đơn thuần song hình ảnh ấy đy vào lòng người đọc và khiến trái tim ta như ngân lên từng hồi
___= Tóm lại,biện pháp nghệ thuật là "lấy cảnh tả tình" và sử dụng những từ ngữ hay,tinh tế diễn tả hok chỉ tâm trạng ông đồ mà còn thể hiện 1 cách sâu sắc nỗi lòng tác giả trước 1 nền văn hoá tàn tạ :D
 
T

thaonguyenkmhd

+ Nghệ thuật nhân hóa: nỗi buồn như lan tỏa sang cả những vật vô tri vô giác: không người dùng đến giấy đỏ trở nên bẽ bàng, vô duyên không “thắm” lên được, mực đọng lại bao sầu tủi và trở thành “nghiên sầu”.

+ Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình: bi kịch của ông đồ và của thời thế: mượn cảnh tàn tạ, buồn bã, ảm đạm lạnh lẽo cảnh vật, đất trời “lá vàng rơi”, “mưa bụi bay” để nói đến cái lạc lõng, lẻ loi của ông đồ và của một thời tàn.

* Tham khảo đoạn phân tích

Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu
Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu.​

Khổ thơ là một sự hụt hẫng trong ánh mắt kiếm tìm: "Người thuê viết nay đâu?”, là nhịp thời gian khắc khoải đến đau lòng: "mỗi năm mỗi vắng”. Sự tàn lụi của nền văn hoá Nho học là một điều tất yếu, cái mới sẽ thay thế cái cũ, ánh hào quang nào trước sau cũng dần một tắt, bị lãng quên, thờ ơ trong dòng đời vất vả với những kế mưu sinh, nhưng hiện thực phũ phàng cũng khiến cho lớp hậu sinh như Vũ Đình Liên không khỏi ái ngại, tiếc thương khi trước mặt mình là một cảnh vật hoang vắng, đượm buồn. Trong sắc phai bẽ bàng của giấy, sự kết đọng lạnh lòng của mực tự thân nó đã dâng lên một nỗi buồn tủi. Là ngoại cảnh nhưng cũng là tâm cảnh, một nỗi buồn thắm thía, khiến cho những vật vô tri vô giác cũng nhuốm sầu như chủ nhân của chúng "một mình mình biết, một mình mình buồn”, "trĩu nặng những ưu tư, xót xa trước thời thế đổi thay”.
 
Y

yoona_98

mik

2 câu thơ trên nói về nỗi buồn của ông thầy đồ khi thấy mọi người không còn ham thú vui treo tranh Tết nữa, sử dụng biện pháp nhân hoá: giấy -buồn không thắm, mực - đọng trọng nghiên sầu để thấy rõ những đồ vật này đã lâu không sử dụng đến nữa.
Mình chỉ biết thế này thôi, có j bổ sung hãy liên lạc với mình nhé!:)]:)]:)]
 
Top Bottom