van 9 _ nghi luan van hoc

  • Thread starter congchuadautay_laal
  • Ngày gửi
  • Replies 2
  • Views 1,213

B

baby_1995

Đọc bài thơ "bếp lửa" của Bằng Việt, hình ảnh bếp lửa để lại trong lòng người đọc sự nồng ấm của nó. Bởi trong thơ, với thưở ban đầu thường là nồn , ấy vậy mà bếp lửa của Bằng Việt thì lại đượm, đượm của thơ trẻ. để tạo nên một nét duyên rất dễ thương và lạ. Nói đúng ra trong bản đồng ca của thơ trẻ, Bằng Việt như một gam trầm với gam thứ tha thiết đượm buồn, cả hai đều chân thành và trong sáng. Tất cả hiện lên và làm say đắm lòng người, còn tình nghĩa bà cháu như một dòng sông, một dòng sông êm đềm và trong vắt, một dòng sông chở đầy những kỉ niệmvà kỉ niệm du dương theo điệu nhạc , tâm tình, triền miên như nỗi nhớ. Một dòng sông trong vắt , êm đềm ấy âm thầm chảy, chảy mãi. chúng ta ngồi đây đọc bài thơ như đi dạo trên một chiếc thuyêng thơ với một tay lái khoan thai và lại đang say mê với những kỉ niệm thì thấy biển cả đang hiện ra trước mắt! Dòng sông của tình bà cháu đã đổ vào biển cả là tình yêu nước. mấy câu thơ trong bài thơ ấy , nó như những lời nói bình thường nhưng trong tôi và trong anh lẫn cả mọi người như đang nghe chính lời của bà mình và như có một thứ gió lạ kì lây động ta mãi mãi. Đúă cháu có nghĩa ấy đã biết trưng bày hạt ngọc ẩn kín trong tâm hồn người bà và ánh sáng ấy của hạt ngọc đã rọi vào tâm hồn của người cháu nhuốm dậy tâm tình tuổi nhỏ. Hoà cùng nhịp thơ nó trở nên xôn xao, như sự sống sinh sôi, như cây non xoè lá, như chim non chắp cánh. Rồi đứa cháu lớn vụt lên và bay bổng .........Tất cả như xoáy vào lòng người một tình yêu gia đình, quê hương đằm thắm, tha thiết. không nguôi.
tham kkhảo nha bạn thân!
 
K

_killdevil_boy_95_

Hình ảnh người bà không chỉ còn là người bà của riêng cháu mà còn là một biểu tượng rõ nét cho nhữnh người phụ nữa Việt Nam giàu đức hi sinh, thương con qúy cháu.
Kết thúc khổ thơ, Bằng Việt đã nâng hình ảnh bếp lửa trở thành hình ảnh ngọn, một ngọn lửa:
“Một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn,
Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng”.
Hình ảnh ngọn lửa toả sáng trong câu thơ, nó có sức truyền cảm mạnh mẽ. Ngọn lửa của tình yên thương, ngọn lửa của niềm tin, ngọn lửa ấm nồng như tình bà cháu, ngọn lửa đỏ hồng si sáng cho con đường đứa cháu. Bà luôn nhắc cháu rằng: nơi nào có ngọn lửa, nơi đó có bà, bà sẽ luôn ở cạnh cháu.
Những dòng thơ cuối bài cũng chính là những suy ngẫm về bà và bếp lửa mà nhà thớ muốn gởi tới bạn đọc, qua đó cũng là nh74ngbài học sâu sắc từ công việc nhó, lửa tưởng chừng đơn giản:
“ Nhóm bếp lửa ấp iu, nồng đượm”
Một lấn nữa, hình ảnh bếp lửa “ ấp iu”, “nồng đượm” đã được nhắc lại ở cuối bài thơ như một lần nữa khẳng định lại cái tình cảm sâu sắc của hai bà cháu.
“Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi”
Nhóm lên bếp lửa ấy, người bà đã truyền cho đứa cháu một tình yêu thương những người ruột thịt và nhắc cháu rằng không bao giờ được quên đi những năm tháng nghĩ tình, những năm tháng khó khăn mà hai bà cháu đã sống vơi nhau, những năm tháng mà hai bà cháu mình cùng chia nhau từng củ sắn, củ mì.
“Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui”
“Nồi xôi gạo mới sẻ chung vui” của bà hay là lời răng dạy cháu luôn phải mở lòng ra với mọi người xung quanh, phải gắn bó với xóm làng, đừng bao giờ có một lối sống ích kỉ.
“Nhóm dậy cả những tâm tinh tuổi nhỏ”.
 
Top Bottom