Câu 2:
Truyện Kiều của Nguyễn Du còn có tên gọi khác là Đoạn trường tân thanh có nghĩa là "khúc đau đứt ruột". Ngòi bút tài hoa của Nguyễn Du đã thấm vào thứ máu rỉ ra từ trái tim đầy lòng trắc ẩn của nhà đại thi hào để viết nên những vần thơ xao xuyến lòng người. Thành công của Truyện Kiều không chỉ ở nội dung mang tính nhân đạo sâu sắc mà còn nổi bật nhờ những nét nghệ thuật độc đáo , đặc biệt là nghệ thuật miêu tả nhân vật.
Bút pháp ước lệ chính là thủ pháp được Nguyễn Du sử dụng khá nhiều trong Truyện Kiều. Đây là bút pháp dùng hình ảnh thiên nhiên để miêu tả vẻ đẹp của con người, mang đậm tính chất của văn học trung đại, có khuôn ván từ trước:
"Mai cốt cách, tuyết tinh thần
Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười"
Trong đoạn trích "Chị em Thuý Kiều", ta còn thấy rõ biện pháp đòn bẩy. Kiểu như, Vân đã :" Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang", đã "trang trọng khác vời" như thế, nhưng Thuý Kiều lại còn "sắc sảo mặn mà" hơn hẳn, có dụng ý tôn vinh vẻ đẹp và tài năng của Thuý Kiều
Phân tích kĩ các đoạn trích khác, ta còn thấy, Nguyễn Du xây dựng nhân vật của mình một cách tinh tế đến từng hành động, lời nói, diện mạo bên ngoài.v.v.
Chẳng hạn như với thái độ "Ghế trên gồi tót sỗ sàng" hay bộ dạng bên ngoài "Mày râu nhẵn nhụi" của Mã Giám Sinh đã cho ta được cái nhìn ban đầu về một kẻ vô văn hoá, thô lỗ