Gia tăng dân số mang đến nhiều hậu quả đặc biệt là sức ép đối với việc làm (thiếu việc làm nghiêm trọng): Thông thường, lực lượng lao động xã hội chiếm khoảng 45-46% trong tổng số dân; tuy nhiên, do qui mô dân số lớn, tỷ lệ gia tăng dân số cao dẫn đến lực lượng lao động lớn và tăng nhanh. Mặt khác, lao động nước ta lại tập trung chủ yếu về nông nghiệp. Trong quá trình đô thị hóa, nhiều diện tích đất canh tác nông nghiệp bị thu hẹp, lực lượng lao động nông nghiệp dôi dư nên dẫn đến tình trạng thiếu việc làm, tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động gia tăng. Thực tế còn cho thấy, dân số ở các nước đang phát triển ngày càng gia tăng. Nhưng do yêu cầu xây dựng kinh tế công nghiệp, phải có chuyên gia, phải nhập kỹ thuật, trang thiết bị nhiều nên các nước này vay nợ quá lớn của nước ngoài và không tránh khỏi xảy ra các nạn lạm phát, thất nghiệp… Ở nước ta, hàng năm xấp xỉ 2 triệu trẻ em ra đời thì đồng thời có thêm một triệu thanh niên vào tuổi lao động chưa có việc làm đầy đủ. Đáng ngại nhất là nông dân ngày nay có xu hướng coi sản xuất nông nghiệp là ít có lãi nên kém hào hứng ở lại mà kéo lên thành thị để tìm việc làm, gây nên áp lực về dân số tại đây.
Sức ép đối với tài nguyên, môi trường: Dân số tăng nhanh, lực lượng lao động thiếu việc làm nghiêm trọng dẫn đến hậu quả nặng nề về tài nguyên môi trường: diện tích rừng bị thu hẹp mau chóng do nạn khai thác bừa bãi lâm sản như chặt phá rừng, săn bắt thú và động vật quí hiếm phục vụ mục đích thương mại, thay vào đó là các vùng diện tích đất trống đồi trọc đã làm cho môi trường bị suy thoái nghiêm trọng, nạn lũ lụt, hạn hán thường xuyên xảy ra do rừng đầu nguồn bị chặt phá. Tình trạng khai thác biển cũng xảy ra tương tự, môi trường biển bị ô nhiễm nặng nề do việc khai thác, vứt rác, chất thải bừa bãi do ý thức hạn chế của người dân…
Đối với y tế, g Dân số tăng nhanh, trẻ em chiếm tỷ lệ tương đối lớn trong khi đất nước còn nghèo đã tạo nên sức ép nặng nề đối với các lĩnh vực y tế, giáo dục: tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi cao (9,8%). Một số vùng nông thôn chưa phổ cập xong chương trình tiểu học. Số trẻ em bỏ học hoặc không được đến trường còn nhiều.
Đặc biệt là sức ép đối với an ninh quốc phòng và các vấn đề xã hội khác: Dân số gia tăng cùng với việc di dân do quá trình đô thị hóa đã để lại hệ quả tất yếu khó kiểm soát về các lĩnh vực an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Bên cạnh đó, sự xâm nhập của các trào lưu văn hóa ngoại do quá trình hội nhập đã khiến một bộ phận không nhỏ thanh thiếu niên và lực lượng lao động trẻ thiếu việc làm sa ngã. Các tệ nạn xã hội như ma túy, mại dâm… ngày càng gia tăng và diễn biến phức tạp. Đây là mối lo ngại lớn đối với mỗi gia đình và toàn xã hội.
Tóm lại gia tăng dân số sẽ nảy sinh nhưng vấn đề như thiếu việc làm, thiếu chỗ ở, thành thị phải chịu áp lực thất nghiệp, quá tải cho cơ sở hạ tầng, ô nhiễm môi trường sống, an ninh xã hội không đảm bảo, các tệ nạn xã hội ví dụ như nghèo đói lạc hậu,mù chữ, trộm cắp.
Vì vậy, con người cần có các biện pháp ngăn chặn, xử lí hiệu quả việc gia tăng dân số. Hãy cùng chung tay bảo vệ tương lai, cuộc sống của nhân loại.