Văn Văn 8

hoangtuan9123

Học sinh gương mẫu
Thành viên
26 Tháng một 2018
1,159
2,223
319
Hà Nội
THPT Xuân Đỉnh
e tham khảo nhé
MB: Thời đại công nghiệp hoá - hiện đại hoá phát triển đất nc ngày nay mọi người k chỉ quan tâm hơn tới vẻ đẹp bề ngoài của ngôi nhà, của đường phố mà bản thân mỗi người, đặc biệt là học sinh hiện nay cũng đang quan tâm chú ý hơn tới vẻ đẹp bên ngoài của mỳnk. Đó quả là 1 điều đáng vui mừng nhưng thực trạng trang phục của 1 bộ phận học sinh hiện nay lại đang làm mất dần phong cách và vẻ đẹp của con người Việt Nam truyền thống.
_TB:
+ Trang phục áo dài của VN đc Unessco công nhận là di sản văn hoá thế giới. Đó quả là niềm tự hào của toàn nhân dân. Nhưng học sinh hiện nay đang làm mất dần vẻ đẹp ấy. Điều đó là đúng hay sai?
+ Học sinh bây h là 1 "tập đoàn" lớn toàn là các thế hệ 8x, 9x năng động, trẻ trung, sôi nổi, sống theo 1 cách khác, nghĩ theo 1 cách khác, làm theo 1 cách khác....điều đó k sai, thậm chí là rất tích cực nhưng trong đó, có 1 số phần tử của xã hội đã sống, nghĩ và làm theo 1 hướng rất tiêu cực.
+ Chính cái phong cách sống, nghĩ và làm của HS nói riêng và thế hệ trẻ nói chung ấy đã tác động k nhỏ tới nhận định của HS. Lớp trẻ bây h k thể mặc áo bà ba dịu dàng, k thể mặc áo dài duyên dáng....do cuộc sống của họ quá nhộn nhịp và sôi nổi, và họ cũng k thể theo suy nghĩ lạc hậu của các bà các mẹ, vì thế nên việc HS "diện" quần jean áo phông hiện nay đc cho là rất trẻ trung, năng động
+ k phải HS nào cũng có thể mặc áo dài khi đến trường hay trong những ngày hội, ngày lễ nhưng cũng k có nghĩa là đc ăn mặc 1 cách tự do k có văn hoá.
+ Những chiếc áo, váy ngắn cũn cỡn, với vô vàn những hình ảnh k phù hợp bắt đầu xuất hiện.
+ Những chiếc quần thủng vá lỗ chỗ lại đc HS diện bởi vì "mốt".
+ Việc xỏ lỗ mũi, lỗ tai bắt đầu trở thành 1 trào lưu
+ Đầu tóc nhuộm, ép....bắt đầu phổ biến
--> Hình ảnh người VN bắt đầu bị lu mờ trong mắt người quốc tế
+ Các GSTS, các nhà văn, nhà phê bình....đã từng nói: " Giới trẻ đặc biệt là học sinh thời nay ăn mặc quá lố bịch,...", xã hội lên tiếng phê bình, cha mẹ suốt ngày trách mắng....
+ Những chiếc áo phông hình con thỏ hay chuôt Mickey ngộ nghĩnh, dễ thương đc thay dần bằng những đầu lâu, xương người, hay những lời lẽ Tiếng Anh thô lỗ. Có bạn kịch liệt phản đối, phê bình, lên án, có bạn lại săn tỳm những chiếc áo đó như là "mốt" để khoe bạn bè....
+ Những chiếc quần jean năng động thay dần = những quần rách lung tung, và cũng đc ưa chuộng vì "mốt"
+ Đâu phải mặc những chiếc áo k phù hợp là sành điệu? Đâu phải diện quần mốt mới là dân chơi? Chúng ta còn là những HS - chủ nhân tương lai của đất, cần phải gìn giữ và phát huy truyền thống tốt đẹp cua dân tộc
+ Nhưng k phải tất cả HS bây h đều đua đòi theo những "mốt" đó.
+ HS chúng ta chỷ cần ăn mặc thật thoải mái, miễn là k hở hang quá mức hay những bộ trang phục k phù hợp vs lứa tuổi và cộng đồng.
+ Nhưng các bậc phụ huynh, thầy cô cũng k nên quá khe khắt vs việc trang phục của HS. Những suy nghĩ con gái phải nhẹ nhàng, dịu dàng, nữ tính vs váy và màu hồng là những suy nghĩ quá cổ hủ và lạc hậu. Nhịp sống sôi động của lớp trẻ thời nay cho phép HS nữ đc mặc những trang phục phù hợp, thậm chí là hơi...con trai. Các bậc phụ huynh và cha mẹ nên chấp nhận những nếp sống, suy nghĩ cũng như phong cách của con cái
+ Nhưng k vì thế mà muốn “diện” trang phục thế nèo cũng đc. Bởi vì kéo theo đó còn là mặt trái – tác hại của những phong cách ăn mặc của HS hiện nay:
+ Việc mặc những bộ trang phục theo ý thích k sai nhưng còn phụ thuộc vào hoàn cảnh, điều kiện kinh tế gia đình. 1 “công tử” hay “ tiểu thư” nhà nghèo chạy theo “mốt” hoàn toàn là tác hại, điều kiện gia đình k khá giả, cha mẹ làm nông chân lấm tay bùn để có từng đồng bạc cho con sắm quần mua áo, điều đó là k thể chấp nhận đc. Nhưng học trò bồng bột, áo đẹp quần xinh có khả năng “cám dỗ” hơn những công việc ướt đầm lưng áo ngoài ruộng. Đó k phải là hành động tốt, đó là hành động đua đòi những trang phục xa xỉ vs điều kiện gia đình.
+ 1 bộ phận nhỏ HS cũng lao đầu theo những mốt quần mốt áo mới mà quên mất nhiệm vụ học tập, giúp đỡ gia đình. Đó lại là 1 tác động k nhỏ rất có hại cho HS
+ Từ đơn giản những việc rất nhỏ như cái quần cái áo, cũng sẽ khiến 1 số HS “ bận bịu” mải lo trang phục mà sa đà vào việc ăn chơi đua đòi
.......
_KB: Vẻ đẹp bên ngoài của con người bắt đầu đc cải thiện, đặc biệt là lớp trẻ nói chung và HS nói riêng hiện nay. Việc những bộ trang phục của HS k phù hợp vẫn còn tồn tại. Chúng ta - những mầm non tương lai phải gìn giữ và phát huy truyền thống của dân tộc. Điều đó k có nghĩa HS phải "diện" trang phục áo dài truyền thống. Nhưng trang phục của học sinh cần phải phù hợp vs điều kiện, lứa tuổi và xã hội. Có thể ăn mặc theo phong cách của mỳnk, thoải mái và k gây cảm giác khó chịu miễn là k hở hang quá mức hay ảnh hưởng tới nét đẹp văn hoá dân tộc ngàn đời nay. Và xã hội nói chung và các bậc phụ huynh nói riêng cũng k nên gò bó HS qua mức trong việc trang phục, ăn mặc, hãy rộng lòng tiếp nhận phong cách mới, suy nghĩ mới của lớp trẻ nói chung và HS nói riêng hiện nay.
CHÚC E HOC TỐt
nếu thấy hay thì ...
 

Băng _Băng-water

Học sinh chăm học
Thành viên
1 Tháng mười một 2017
244
233
99
22
Thái Bình
Nghi luận : Trang phục và văn hóa của học sinh r52
Nghị luận Trang phục và văn hoá

I/Mở bài
-Dẫn dắt vào đề: cái răng cái tóc là gốc con người (trích dẫn ca dao tục ngữ)
-Nêu VĐ: trang phục thể hiện văn hóa (VH) của mỗi cá nhân là 1 điều cần lưu tâm
II/Thân bài
1.Trang phục là gì? Văn hóa là gì?
-Trang phục là cách ăn mặc bao gồm quần áo, vật dụng đi kèm và trang sức. Là vẻ bề ngoài của con người
VD: có người ăn mặc gọn gàng, có người lôi thôi, có người cầu kì, có người đon giản
-VH ko đồng nghĩa với trình độ học vấn mà là khả năng ứng xử với cộng đồng hợp với những quy tắc và chuẩn mực đạo đức nói chung của xã hội
VD: người có VH luôn cư xử đúng mực, tôn rtrọng mình và tôn trọng mọi người dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào, người vô VH là người sẵn sàng chà đạp lên những chuẩn mực đạo đức ko phù hợp với quy định của xã hội
2.Mối quan hệ giữa trang phục và văn hóa;
-Trang phục sẽ thể hiện trinh độ VH hoặc cho thấy người đó có VH ko.
-Vì trang phục là tiếng nói thầm lặng thể hiện người đó là ai, có tính cách gì, trình độ thẩm mĩ như thế nào
3.Chúng ta phải làm gì?
-Ăn mặc phù hợp với môi trg, hoàn cảnh, lứa tủi.
Bài làm:
Trang phục truyền thống và hiện đại là một vấn đề văn hóa đa dạng và phức tạp. Đa dạng ở chỗ mỗi dân tộc trong 54 dân tộc đều có cách thức, kiểu dáng, chất liệu trang phục riêng; trong từng hệ thống trang phục ấy lại bao gồm nhiều loại: quần, áo, váy, mũ, khăn, nón, giày, dép, guốc… thậm chí cả đồ trang sức; trang phục ngày thường khác ngày tết, ngày hội, trang phục cưới khác tang phục, lễ phục khác thường phục…
Phức tạp là bởi trang phục không phải hình thành và biến động chỉ trong bản thân hệ thống nội tại của nó mà còn gắn bó với hàng loạt bộ phận khác nhau của đời sống văn hóa xã hội: điều kiện hình thành, phong tục tập quán, thị hiếu, thói quen, nghề nghiệp, tuổi tác… của từng đối tượng hay nhóm đối tượng cư dân. Nghĩa là, đề cập tới trang phục theo chiều tuyến tính, lịch đại (thời gian: quá khứ – hiện tại – tương lai) hay theo lát cắt đồng đại, chúng ta đều bắt gặp sự phong phú, đa dạng, phức tạp này. Tuy nhiên, trong hệ vấn đề về trang phục ấy, chúng tôi xin phép chỉ quan tâm tới một vấn đề nhỏ: quan hệ giữa trang phục (dù truyền thống hay cách tân) với thị hiếu thẩm mỹ của con người với tư cách chủ thể. Hẹp hơn nữa, bài viết đề cập chủ yếu tới một số khía cạnh xung quanh mốt trang phục, mốt thời trang và tất nhiên, từ góc độ lý luận.
Cách hiểu về trang phục, chúng tôi đã trình bày ở trên. Tạm coi đó bao gồm tất cả những phục sức mà con người có thể khoác, đeo, gắn… lên cơ thể mình với nhiều mục đích: che thân, chống rét, chống nắng, làm đẹp, khẳng định nguồn gốc.v.v…
Thị hiếu thẩm mỹ về trang phục có thể được hiểu như một năng lực sẵn có của con người thể hiện sự ưa thích, lựa chọn, khả năng cảm thụ và thực hành cái đẹp thông qua trang phục (và một biểu hiện rất được chú ý của nó là thời trang).
Do vậy, có thể nói, ngay từ buổi bình minh của loài người, trang phục, ngoài những tiện ích như chúng tôi đã đề cập, đã luôn gắn bó và bộc lộ thị hiếu thẩm mỹ. Quần, áo, khố bằng lá, vỏ cây thời tiền sử và vải vóc, nhung, lụa… hiện thời, muốn tồn tại được trong đời sống, rõ ràng phải được con người ưa thích, chọn lựa và đáp ứng được nhu cầu đa dạng khác nhau, trong đó có nhu cầu làm đẹp ngày càng cao, ngày càng hoàn thiện của con người. Tuy nhiên, cần chú ý một điều rất quan trọng là: thị hiếu thẩm mỹ cá nhân, đành rằng rất quan trọng, song sự tồn tại trang phục, với tính xã hội của nó, không hẳn phụ thuộc thẩm mỹ cá nhân mà là thẩm mỹ số đông, thẩm mỹ nhóm, cộng đồng. Hay nói khác đi sự ưa thích, lựa chọn mang tính cộng đồng, thậm chí mang tính quốc gia sẽ khẳng định tầm mức và tư cách xã hội của trang phục. Để có được phục trang ổn định một cách tương đối (như cái chúng ta thường gọi là trang phục người Việt, trang phục người Chăm, Khơme, Tày, Thái.v.v…), con người phải trải qua một quá trình dài lâu lựa chọn, lặp đi lặp lại những trang phục đó từ một vài sản phẩm lưu hành trong đời sống tộc người và dân tộc để từ những lựa chọn cá nhân đẩy thành lựa chọn cộng đồng. Do đó, mốt thời trang (vốn mang đậm tính cá nhân) dần trở thành thị thiếu thời trang của cả cộng đồng, được cộng đồng chấp nhận, ưa thích, bảo lưu, cải biến cho ngày càng phù hợp, ngày càng hoàn thiện.
Như vậy, bỏ qua rất nhiều điều kiện xã hội, dân tộc, văn hóa … trong quá trình hình thành thị hiếu thẩm mỹ trang phục tộc người cũng như dân tộc, chúng tôi đi vào sự chuyển biến từ mốt thời trang đến thị hiếu dân tộc về trang phục, một yếu tố quan trọng thể hiện quá trình xã hội hóa trang phục của con người, một hiện tượng được quan tâm hiện nay.
Mốt trang phục có nội hàm ngữ nghĩa khá rộng. Thứ nhất, có thể hiểu nó như phương thức thực hành thẩm mỹ, xã hội, tư duy con người thông qua trang phục. Thứ hai, nó hàm nghĩa thời thượng, tức sự ưa chuộng, đánh giá sáng tạo, thể hiện trang phục (mặc gì, phối hợp các trang phục ra sao, sự sưu tập các trang phục cổ của các đối tượng khác nhau như vua chúa, quý tộc, những người nổi tiếng…) của số đông trong xã hội. Thứ ba, nó mang ý nghĩa thời trang, tức quá trình hưởng thụ, sáng tạo, thể hiện trang phục được ưa chuộng và phổ biến trong từng thời kỳ, mang đậm tính cá thể và tính nhóm xã hội, linh hoạt và năng động. Hiểu một cách đầy đủ, mốt không chỉ là phần nổi, là hiện tượng thời trang nhất thời như ta từng thấy mà còn bao hàm cả phần chìm, tức những gì thể hiện phương thức thẩm mỹ trang phục cũng như hàng loạt điều kiện kinh tế, văn hóa xã hội chi phối nó trong không gian và thời gian.
Như vậy, phía sau hiện tượng mốt thời trang là cả một quá trình hình thành, vận động, biến đổi của trang phục theo quy luật của cuộc sống xã hội và quy luật phát triển của bản thân trang phục từ truyền thống đến hiện đại.
Trang phục hay hiện tượng nổi của nó – mốt trang phục, do đó, phải được tìm hiểu qua hàng loạt yếu tố nội hàm và ngoại diên liên quan. Chẳng hạn: truyền thống văn hóa, môi trường thẩm mỹ, quan niệm đạo đức, mức sống, đặc điểm tâm sinh lý, quá trình giao lưu và tiếp biến, tính ổn định tương đối, tính thời đoạn, đặc trưng chu kỳ, khả năng truyền lan, sự hài hòa giữa cá nhân và xã hội … Chúng tôi xin điểm qua một số yếu tố tác động đến trang phục, như là một hiện tượng xã hội.
a. Trước hết là những tác động ngoại tại, mang tính xã hội của truyền thống dân tộc, của hệ thống kinh tế văn hóa, của đạo đức, môi trường, tâm sinh lý, giới tính, nghề nghiệp của chủ thể trang phục (cá nhân, nhóm xã hội, cộng đồng).
- Yếu tố truyền thống về trang phục nói riêng và văn hóa nói chung là yếu tố quan trọng. Chẳng hạn, việc những người nông dân Bắc Bộ mặc bộ quần áo nâu sồng, rộng rãi hay váy, yếm, đi dép cỏ, guốc mộc…. không chỉ là điều ngẫu nhiên. Việc “cấm quần không đáy” làm xuất hiện hiện tượng đàn bà (thời Minh Mệnh) ra đường phải mặc quần cũng là hiện tượng tất yếu (dù bị ép buộc). Rồi ngày xưa, trang phục được quy định tương đối rõ ràng: Long bào của vua, phẩm phục của quan, nhung phục của binh, lễ phục, thường phục của dân… Đó là chưa kể đến sự đa dạng của hiếu phục, hỉ phục, trang phục ngày lễ, ngày hội… Có thể nói, dù tiến bộ hay không tiến bộ, song những yếu tố truyền thống ấy tác động, chi phối không nhỏ tới quan điểm phục trang và cách thể hiện trang phục trong đời sống con người. Mốt thời trang là hiện tượng biểu hiện sự phá bỏ và đổi mới trang phục mạnh mẽ, song, dù thế, nó không thể thoát ly truyền thống, mà trái lại, phải dựa vững chắc trên cơ sở truyền thống nếu muốn được chấp nhận, định hình trong xã hội. Và để trở thành một phương thức, một biểu trưng, thì trang phục hiện thời phải đáp ứng được chí ít hai điều kiện: 1, phù hợp với nhu cầu và thị hiếu thẩm mỹ hiện đại và 2, phù hợp với quan niệm, tiêu chuẩn về trang phục của truyền thống dân tộc.
- Yếu tố chính trị – kinh tế – xã hội là cơ sở cốt yếu để đảm bảo cho mốt trang phục cũng như thị hiếu trang phục hình thành, vận động, biến đổi và thích ứng cuộc sống. Chính xác hơn, trang phục phải phù hợp định hướng giá trị của xã hội, nhóm xã hội theo những tiêu chuẩn chính trị, kinh tế, đạo đức, thẩm mỹ, chuẩn mực xã hội…. Cho đến nay ở ta chưa có một thể chế hóa mang tính nhà nước về trang phục, song, rõ ràng sự ảnh hưởng của truyền thống trang phục và dư luận xã hội cũng đã đảm bảo một định hướng khá rõ ràng về phương thức trang phục có tính xã hội.
- Yếu tố văn hóa và một số yếu tố khác của chủ thể biểu hiện trang phục (trình độ văn hóa, hình thể, tâm sinh lý, nghề nghiệp, giới tính, lứa tuổi…) của cá nhân hay nhóm xã hội là những yếu tố trực tiếp ảnh hưởng đến trang phục. Trong thực tiễn đa dạng, phong phú của chủ thể trang phục cũng như kiểu dáng.
 

Dương Sảng

The Little Angel |Bio Hero
Thành viên
28 Tháng một 2018
2,884
2,779
451
Hà Nội
HMF
Ngày nay vấn đề trang phục của học sinh trong trường học đã khác rất nhiều lần. Nếu nhìn với cái nhìn khách quan bên ngoài vào thì đó là một cái đẹp tưởng chừng như không có gì cả. Nhưng với góc độ một học sinh thì điều đó dường như bị phủ nhận. Với mốt thời trang ngày càng mới mẻ và hiện đại thì việc các học sinh nhất là học sinh nữ làm đẹp cho mình là không có gì lạ so với thời đại phát triển như vũ bão bây giờ.
Việc các học sinh nữ mặc quần đáy ngắn hay ống bó là thực trạng mấy năm gần đây thường diễn ra. Dường như cái cảm giác nóng bức và khó chịu khi trú mình trong bộ áo dài truyền thống và thướt tha ấy là không thể nói hết nếu như không có ai chịu ngồi lại và lắng nghe họ nói.
Vậy thế nào là cái đẹp của học sinh ? Cái đẹp theo mỗi người thì nó là vẻ đẹp bên ngoài hoặc được thể hiện bằng hình thức bên ngoài của mỗi người làm sao để tạo ra một ấn tượng mới khi tiếp xúc hoặc nếu hơn thì trò chuyện với người khác để gây một điểm nhấn không thể nào phai trong suy nghĩ người khác khi họ nghĩ về mình. Nhưng với trình độ nhận thức mới và khả năng tiếp thu kiến thức một cách nhanh chống của xã hội ngày nay thì đó hoàn toàn là một quan điểm sai lầm vì nó thiếu khách quan và nhấn mạnh cái tôi của mỗi người.
Đặt trong môi trường của học sinh thì những quan điểm như vậy là làm ngược lại với nhận thức của xã hội, nó đang là một thành phần góp vào sự suy giảm về phẩm chất, phẩm giá của mỗi học sinh. Điều dĩ nhiên phải xác nhận là ai cũng thích đẹp và đập vào mắt người khác như một hình tượng nhưng cái đẹp đó phải được thể hiện như thế nào để đạt được chuẩn mực của một học sinh khi họ đang ở trong một môi trường văn hóa và rèn luyện những đức tính tốt của con người.
Và chúng ta định nghĩa như thế nào về trang phục văn hóa của học sinh trong trường học ? Giờ đây đi ngược lại với vẻ kín đáo của dân tộc Việt Nam, ngược lại với truyền thống vốn có của ông bà ta ngày xưa là một vẻ đẹp bên ngoài mà thoáng nhìn làm ta thích thú. Nhưng nếu xét kỹ lại thì nó vô tình làm mất đi cái đẹp hồn nhiên, trong sáng của học sinh. Nhất là các bạn nữ thường nhuộm tóc theo nhiều kiểu và màu mè khác nhau có thể nói chung là bắt chước theo mỗi thần tượng ca sĩ mà họ hâm mộ mà không để ý đến cái nhìn ái ngại đi kèm với những suy nghĩ khác nhau mang tính dè dặt của người khác khi thấy mình trong bộ dạng ấy.
Tuy việc kiểm xoát của thầy cô đã được thắt chặt hơn và khắc khe hơn nhưng vẫn không chấm dức được tình trạng đang diễn ra.
Nguyên nhân có lẻ xuất phát từ sự thích thú với những trang phục mới lạ, độc đáo và tạo cho mỗi người cái cảm giác thoải mái. Việc các bạn trẻ chạy theo mốt thời thượng hiện nay là không thể phủ nhận nhưng việc ăn mặt hớ hênh, mỏng manh, đầu tóc vuốt keo bóng mượt ở những nơi đông người nhất là những nơi có tính trang nghiêm như chùa chiềng, hay một buổi hội nghị đã vô tình gây tác động xấu và khiến mình trở nên bị chú ý không phải vẻ đẹp bên ngoài mà là sự quá lố về trang phục hiện tại, sự bấc phù hợp với lứa tuổi và cuối cùng là ảnh hưởng đến phẩm chất đạo đức của mỗi người.
Đến giờ ra chơi, ở dưới sân trường đầy nắng và rợp bóng cây chúng ta hầu như có thể bắt gặp ngay hình ảnh những bạn học sinh đùa dởn, chạy nhảy lung tung, những bóng trắng của chiếc áo dài cứ bay phấp phới trong gió và đôi khi việc chiếc áo với tà quá ngắn để lộ phần nào một phần nhỏ của cơ thể, điều đó dễ là điều kiện thuận lợi để những kẻ nào có dã tâm lợi dụng, chụp hình và post lên những trang mạng xã hội đen có tính chất xấu để mua vui hoặc làm trò cười cho thiên hạ.
Đó mới chỉ là một phần của các thủ đoạn nham hiểm của những thành phần xấu trong xã hội mà nhiều khi chính người bị hại cũng không hề biết rằng họ là mục tiêu nhấm đến của người khác, điều đó có thể làm ảnh hưởng đến cuộc sống chung quanh ta, làm ta trở nên xấu hơn trong mắt mọi người. Nếu một ca sĩ mặt đồ hở hang trên sân khấu thì sẽ làm tổn hại nghiêm trọng đến phẩm chất đạo đức, danh dự của người đó nhưng dã sử đặt trường hợp nếu cũng với trang phục đó ở một buổi tiệc hay dạ hội thì đấy là một cái đẹp tự nhiên mà một người phụ nữ có thể được có.
Giờ đây nhiều bạn trẻ đặt biệt là các bạn nữ sinh thường chạy theo các mốt thời trang, các sản phẩm làm đẹp mới, đi học còn trang điểm để thêm phần đẹp đẻ trong mắt người khác và có lẻ có thể duyên dáng hơn chăn? Những việc làm ấy xét trên phương diện khách quan nào đó thì nó đã vi phạm kỹ luật nhà trường, làm ảnh hưởng đến những học sinh khác, là tấm gương xấu, là mầm móng của những tệ nạn mới phát sinh và điều đơn giẩn là con em, giới trẻ chúng ta sẽ trở nên đua đòi hoặc ghen tị với người khác.
Điều đó đặt những bậc phụ huynh vào tình trạng khó sử và dỉ nhiên là không thể nào không có sự can thiệp của nhà trường bằng giáo dục hay cưỡng chế. Không những vậy, nó còn làm mất đi thuần phong mỹ tục của nước ta, nhiều bạn trẻ chạy theo hàng ngoại cũng góp phần làm mất đi nền văn hóa tốt đẹp, lâu đời của ông cha chúng ta ngày trước. Điều đó thể hiện sự nhận thức kém về xã hội, bị đánh giá thấp và dần dần khiến chúng ta trở nên xấu xí, đồi trụy.
Việc trang phục nhòe nhoẹt hoặc đẹp theo cách mà người ta thường bảo nhau là dã tạo là một phần làm tổn hại đến nhân phẩm, đạo đức và tạo ra một sự cách biệt với môi trường chúng ta đang ở. Khiếm nhả trong cách sử dụng trang phục cũng khiến cho mọi giao tiếp trong cuộc sống trở nên khó khăn và ít hơn bình thường.
Vì vậy hãy sống theo cách của bạn, tự nhiên và gọn gàng đó mới là cái đẹp hoàn hảo nhất, đem lại sự tự tin nhất và thành quả của chúng là ta luôn được tôn trọng trong mọi cuộc gặp gỡ, giao lưu và trò chuyện trực tiếp trước đám đông hoặc với một cá nhân nào đó.
Nói tóm lại, trang phục dùng để làm đẹp cho con người về mặt hình thức, đừng nên lạm dụng nó một cách quá mức để một ngày chúng ta có thể nhận lấy hậu quả từ chúng. Cái quan trọng nhất của một học sinh là cái đẹp tâm hồn, trong sáng và tự tin. Đó mới đúng là điểm nhấn thực sự đối với người khác cho dù bề ngoài có như thế nào như câu thơ ông cha ta truyền lại tới ngày nay: tốt gỗ hơn tốt nước sơn.
Điều cuối cùng có thể nói rằng đây là trường học, là môi trường nuôi chúng ta lớn lên ngoài gia đình, là nơi bạn bè và những cuộc tình vụ trộm bắt đầu xâm nhập vào đầu chúng ta. Hãy làm sao để nó được đẹp hơn, văn minh hơn để văn hóa đẹp đẽ của chúng ta không bị mài mòn trong tương lai, trong những cuộc đột phá vĩ đại sau này và hãy (yêu) chúng, những chiếc áo dài trắng tinh, những tà áo bay bay trong buổi chiều tàn và những cái đẹp nhất của học sinh sẽ được giữ lại mãi mãi trong suy nghĩ của chúng ta.
 
  • Like
Reactions: Phạm Tuyết Linh

Pé Phương

Học sinh
Thành viên
17 Tháng tư 2018
185
129
36
18
Hà Nội
THCS Kiêu Kị
Hình ảnh những cô gái thướt tha trong tà áo dài duyên dáng từ lâu đã trở thành biểu tượng của Việt Nam. Tuy nhiên, nhìn lại quá trình phát triển lịch sử trang phục dân tộc, Việt Nam không chỉ có áo dài mà còn có áo yếm - thứ trang phục không thể thiếu của người con gái xưa.

Trang phục truyền thống và hiện đại là một vấn đề văn hóa đa dạng và phức tạp. Đa dạng ở chỗ mỗi dân tộc trong 54 dân tộc đều có cách thức, kiểu dáng, chất liệu trang phục riêng; trong từng hệ thống trang phục ấy lại bao gồm nhiều loại: quần, áo, váy, mũ, khăn, nón, giày, dép, guốc... thậm chí cả đồ trang sức; trang phục ngày thường khác ngày tết, ngày hội, trang phục cưới khác tang phục, lễ phục khác thường phục...

Phức tạp là bởi trang phục không phải hình thành và biến động chỉ trong bản thân hệ thống nội tại của nó mà còn gắn bó với hàng loạt bộ phận khác nhau của đời sống văn hóa xã hội: điều kiện hình thành, phong tục tập quán, thị hiếu, thói quen, nghề nghiệp, tuổi tác... của từng đối tượng hay nhóm đối tượng cư dân. Nghĩa là, đề cập tới trang phục theo chiều tuyến tính, lịch đại (thời gian: quá khứ - hiện tại - tương lai) hay theo lát cắt đồng đại, chúng ta đều bắt gặp sự phong phú, đa dạng, phức tạp này. Tuy nhiên, trong hệ vấn đề về trang phục ấy, chúng tôi xin phép chỉ quan tâm tới một vấn đề nhỏ: quan hệ giữa trang phục (dù truyền thống hay cách tân) với thị hiếu thẩm mỹ của con người với tư cách chủ thể. Hẹp hơn nữa, bài viết đề cập chủ yếu tới một số khía cạnh xung quanh mốt trang phục, mốt thời trang và tất nhiên, từ góc độ lý luận.

Cách hiểu về trang phục, chúng tôi đã trình bày ở trên. Tạm coi đó bao gồm tất cả những phục sức mà con người có thể khoác, đeo, gắn... lên cơ thể mình với nhiều mục đích: che thân, chống rét, chống nắng, làm đẹp, khẳng định nguồn gốc.v.v...

Thị hiếu thẩm mỹ về trang phục có thể được hiểu như một năng lực sẵn có của con người thể hiện sự ưa thích, lựa chọn, khả năng cảm thụ và thực hành cái đẹp thông qua trang phục (và một biểu hiện rất được chú ý của nó là thời trang).

Do vậy, có thể nói, ngay từ buổi bình minh của loài người, trang phục, ngoài những tiện ích như chúng tôi đã đề cập, đã luôn gắn bó và bộc lộ thị hiếu thẩm mỹ. Quần, áo, khố bằng lá, vỏ cây thời tiền sử và vải vóc, nhung, lụa... hiện thời, muốn tồn tại được trong đời sống, rõ ràng phải được con người ưa thích, chọn lựa và đáp ứng được nhu cầu đa dạng khác nhau, trong đó có nhu cầu làm đẹp ngày càng cao, ngày càng hoàn thiện của con người. Tuy nhiên, cần chú ý một điều rất quan trọng là: thị hiếu thẩm mỹ cá nhân, đành rằng rất quan trọng, song sự tồn tại trang phục, với tính xã hội của nó, không hẳn phụ thuộc thẩm mỹ cá nhân mà là thẩm mỹ số đông, thẩm mỹ nhóm, cộng đồng. Hay nói khác đi sự ưa thích, lựa chọn mang tính cộng đồng, thậm chí mang tính quốc gia sẽ khẳng định tầm mức và tư cách xã hội của trang phục. Để có được phục trang ổn định một cách tương đối (như cái chúng ta thường gọi là trang phục người Việt, trang phục người Chăm, Khơme, Tày, Thái.v.v...), con người phải trải qua một quá trình dài lâu lựa chọn, lặp đi lặp lại những trang phục đó từ một vài sản phẩm lưu hành trong đời sống tộc người và dân tộc để từ những lựa chọn cá nhân đẩy thành lựa chọn cộng đồng. Do đó, mốt thời trang (vốn mang đậm tính cá nhân) dần trở thành thị thiếu thời trang của cả cộng đồng, được cộng đồng chấp nhận, ưa thích, bảo lưu, cải biến cho ngày càng phù hợp, ngày càng hoàn thiện.

Như vậy, bỏ qua rất nhiều điều kiện xã hội, dân tộc, văn hóa ... trong quá trình hình thành thị hiếu thẩm mỹ trang phục tộc người cũng như dân tộc, chúng tôi đi vào sự chuyển biến từ mốt thời trang đến thị hiếu dân tộc về trang phục, một yếu tố quan trọng thể hiện quá trình xã hội hóa trang phục của con người, một hiện tượng được quan tâm hiện nay.

Mốt trang phục có nội hàm ngữ nghĩa khá rộng. Thứ nhất, có thể hiểu nó như phương thức thực hành thẩm mỹ, xã hội, tư duy con người thông qua trang phục. Thứ hai, nó hàm nghĩa thời thượng, tức sự ưa chuộng, đánh giá sáng tạo, thể hiện trang phục (mặc gì, phối hợp các trang phục ra sao, sự sưu tập các trang phục cổ của các đối tượng khác nhau như vua chúa, quý tộc, những người nổi tiếng...) của số đông trong xã hội. Thứ ba, nó mang ý nghĩa thời trang, tức quá trình hưởng thụ, sáng tạo, thể hiện trang phục được ưa chuộng và phổ biến trong từng thời kỳ, mang đậm tính cá thể và tính nhóm xã hội, linh hoạt và năng động. Hiểu một cách đầy đủ, mốt không chỉ là phần nổi, là hiện tượng thời trang nhất thời như ta từng thấy mà còn bao hàm cả phần chìm, tức những gì thể hiện phương thức thẩm mỹ trang phục cũng như hàng loạt điều kiện kinh tế, văn hóa xã hội chi phối nó trong không gian và thời gian.

Như vậy, phía sau hiện tượng mốt thời trang là cả một quá trình hình thành, vận động, biến đổi của trang phục theo quy luật của cuộc sống xã hội và quy luật phát triển của bản thân trang phục từ truyền thống đến hiện đại.

Trang phục hay hiện tượng nổi của nó - mốt trang phục, do đó, phải được tìm hiểu qua hàng loạt yếu tố nội hàm và ngoại diên liên quan. Chẳng hạn: truyền thống văn hóa, môi trường thẩm mỹ, quan niệm đạo đức, mức sống, đặc điểm tâm sinh lý, quá trình giao lưu và tiếp biến, tính ổn định tương đối, tính thời đoạn, đặc trưng chu kỳ, khả năng truyền lan, sự hài hòa giữa cá nhân và xã hội ... Chúng tôi xin điểm qua một số yếu tố tác động đến trang phục, như là một hiện tượng xã hội
 
Top Bottom