văn 8

ng.htrang2004

Cựu Mod Anh
Thành viên
9 Tháng chín 2017
6,071
1
10,055
1,174
20
Hà Tĩnh
THPT chuyên Đại học Vinh - ViKClanha
Thuyết minh về nồi cơm điện
Trong những đồ vật được con người phát minh mang lại tình hữu ích cho con người phải nhắc đến nồi cơm điện, chiếc nồi sử dụng điện giúp nấu cơm chín nhanh hơn, cơm ngon và không cần phải tốn thời gian theo dõi.
Từ thế kỷ 20 con người đã có ý định dùng điện để nấu chín gạo, tức là vào giai đoạn Âu hóa kỳ Meiji. vào những năm 1940, công ty Mitsubishi nghiên cứu và sản xuất ra nồi cơm điện sơ khai, chiếc nồi gắn thêm dây điện truyền nhiệt nhưng chưa có chức năng tự động như ngày nay. Chiếc nồi nhờ sức nóng truyền từ dây điện để nấu chín gạo trong nồi. Với thời kì sơ khai này chiếc nồi cơm điện phải tốn thời gian theo dõi vì vậy việc tiêu thụ rất chậm chạp.
Sau thời gian nghiên cứu và phát triển thêm chiếc nồi cơm điện hoàn chỉnh vào năm 1970 và đến tận tay những bà nội trợ trên toàn thế giới. Đây chính là sự nghiên cứu và thành quả của người Nhật Bản, có thể khẳng định nguồn gốc nồi cơm điện từ đất nước Nhật Bản.
Nguồn: net
 

nguyễn nhất mai <Yến Vy>

Trùm vi phạm
Thành viên
19 Tháng mười hai 2017
2,031
2,280
389
Hưng Yên
trường học là chs
*mở bài:gthiệu khái quát về nồi cơm điện
(vd:trong gđ của mọi người chắc hẳn k thể thiếu nồi cơm điện.Để có đc những bữa cơm ngon thơm ,dẻo ,ấm cúng bên người thân và gđ thì nồi cơm điện góp phần k nhỏ)
*thân bài:thuyết minh cụ thể về nồi cơm điện
-nguồn gốc:được phát minh ra lần đầu tiên tại Nhật Bản Mục chỉ để đáp ứng nhu cầu. Bán lần đầu tiên vào năm 1956, đó là các thiết bị cơ bản. Các hộ gia đình nhận được phản hồi tích cực từ người dân Nhật Bản. tháng 12 1956, Toshiba đã mang đến một nồi cơm điện không cần giám sát. Mà không cần phải tính toán thời gian ngồi canh thức.Toshiba bắt đầu sản xuất nồi cơm điện tự động thêm 200,000 chỉ trong tháng đầu tiên , trong đó bốn năm sau, nồi cơm điện là phổ biến rộng rãi đến gần một nửa
-đặc điểm cấu tạo
+hình dáng:hình cầu , kích cỡ khác nhau to, nhỏ tùy theo mđ ng sd
+đặc điểm , cấu tạo:
thân nồi:bảo vệ xoong ,tránh bị va đập,giữ nhiệt giúp cơm đc ấm.thân nồi thg có 3 lớp. lớp trong cùng tiếp súc vs xoong có tác dụng tỏa nhiệt tạo sức ấm đều cho xoong.lớp 2 giữ nhiệt cho nồi.lớp 3 vỏ nồithg đc làm bằng thép chống gỉ , chịu nhiệt
mâm nhiệt: bộ phận chính tạo nhiệt độ nấu ăn cho nồi ,giúp cơm chín đều
xoong cơm: bọ phận nấu cơm trực tiếp đc làm từ hợp kim nhôm, nhẹ chịu nhiệt tốt hơn . xoog còn đc phủ lớp chống dính
ngoài ra, còn có 1 số thiết bị khác như :kết nối thiết bị ngoại vi,bộ điều khiển thông minh (arnoid), điều kiển đong bộ cùng hệ thống.
-công dụng: được thiết kế để nấu cơm bằng cách hấp hơi gạo. Nồi cơm điện phức tạp có thể có nhiều cảm biến hơn và các thành phần khác, và có thể nấu đa chức năng.
-cách bảo quản:
Luôn chọn những nơi thông thoáng khô ráo để nồi cơm giúp nồi không bị ẩm mốc hay chuột bọ làm hỏng chi tiết sản phẩm.
Để nồi trên măt phẳng chắc chắn, cố định.
Khi nồi hoạt động, bạn không sử dụng chung phích cắm với nhiều đồ gia dụng khác vì điện áp có thể tăng giảm thất thường dẫn đến việc cháy thiết bị.
Dùng khăn mềm để lau chùi vỏ nồi, tránh để nước rớt vào mâm điện gây chập điện, làm sản phẩm bị hư hỏng.
Không dùng những vật nhám cứng để tẩy rửa lòng nồi vì dễ làm trầy xước lớp chống dính bên trong.
Với những nồi cơm chỉ có chức năng nấu đơn thuần, bạn có thể dùng để luộc rau, nấu canh. Tuy nhiên, bạn không nên hầm, xào thức ăn vì rơ le sẽ ngắt mạch liên tục, giảm tuổi thọ sản phẩm.
Nồi cơm điện thường không tạo ra lớp cơm cháy ở đáy nồi. Thế nhưng nhiều người sử dụng lại chọn việc bật nút “Cook” nhiều lần để có cơm cháy, chính việc này cũng góp phần làm giảm tuổi thọ của nồi do làm giảm độ chính xác của nam châm vĩnh cửu ở mâm điện khiến rơ lư không hoạt động nữa
*kết bài:vai trò , ý nghĩa của nồi cơm điện
mik chỉ làm được dàn bài vậy thôi
có j bạn cứ hỏi mik
 

Harry Nanmes

Cựu Mod Văn | Tài năng sáng tạo 2018
Thành viên
6 Tháng chín 2017
1,593
3,819
544
Hải Dương
THPT Tứ Kỳ.
I.Mở bài: giới thiệu về đối tượng cần thuyết minh
II.Thân bài:
1. Nguồn gốc:

- Nồi cơm điện có nguồn gốc từ Nhật Bản, với tên gốc là suihanki.
- Cuối thập niên 1940, công ty điện tử Mitsubishi đã sản xuất ra một loại nồi cơm điện.
- Vào khoảng tháng 7/1951, công ty Toshiba quyết định tiếp tục với thử thách là tạo ra một chiếc nồi cơm điện hoàn chỉnh.
- Tháng 10/1956, khoảng năm năm rưỡi sau khi dự án bắt đầu, 700 chiếc nồi cơm điện được đưa ra thị trường.
Năm 1970, chiếc nồi cơm điện tiện dụng này đã có mặt trong nhà bếp của các bà nội trợ trên toàn thế giới.

2. Cấu tạo:

- Cần gạt: Đây là cái nẫy kim loại có cấu tạo như một chiếc đòn bẩy. Một đầu của nó thò ra ngoài vỏ và gắn nút nhựa (chính là cái nút chúng ta hay nhấn nồi cơm đấy).
- Tiếp điểm công tắc: Đóng vai trò như một công tắc.
- Đầu cực mâm nhiệt : Chính là cái mâm nhiệt ở đáy nồi cơm đấy, cấu tạo là một dây điện trở đốt nóng được đúc kín trên một mâm kim loại.
- Ỏ cắm : Là nơi để cắm dây nguồn cấp điện cho nồi cơm điện.
- Vỏ nồi trong: có chức năng định vị và ôm khít cái xoong.
- Công tắc từ cảm biến nhiệt: Khi chúng ta bỏ xoong vào trong nồi vẫn nhìn thấy một cái núm hình trụ ở giữa nồi có thể nhấn lên , nhấn xuống thì chính là nó đấy. Nó có nhiệm vụ nhận biết thời điểm cơm cạn nước.
- Dây đốt nóng phụ : Dây này sẽ có chức năng ủ ấm khi cơm chín và nhảy về nấc Keep warm.
- Vỏ nồi ngoài: Định hình nên hình dạng cái nồi cũng như cách nhiệt giữa xoong với môi trường bên ngoài.

3. Phân loại:
- Nồi cơm điện cơ : Dùng trên nguyên lý cơ học có rơ le nhiệt tự ngắt khi đủ nhiệt độ và ủ nóng.
- Nồi cơm điện tử : Dùng bằng chip điện tử , bo mạch điều khiển tự động để nấu cơm với nhiều chức năng khác như Nấu cháo , Nấu soup , hầm canh ….
4. Nguyên lý hoạt động:
- Nồi nấu được đổ đầy gạo và nước. Trong thời gian nấu, hỗn hợp nước và gạo được làm nóng với toàn bộ công suất. Nước đạt đến 100 °C (212 °F); nó không thể nóng hơn nhiệt độ điểm sôi này. Vào cuối thời gian nấu sẽ không có nước còn lại nữa; hầu hết sẽ được gạo hấp thụ, và một phần nước đã bay hơi. Nồi tiếp tục được nung nóng, nhiệt độ bây giờ có thể vượt lên trên điểm sôi của nước; điều này làm cho cảm biến nhiệt thay đổi. Một số nồi cơm điện chuyển sang chế độ "hâm nóng" để tiết kiệm năng lượng, giữ cho gạo ở nhiệt độ an toàn ở khoảng 65 °C (150 °F); các nồi cơm điện có mô hình đơn giản hơn thì tắt điện nguồn.

5. Công dụng:
- Được thiết kế để nấu cơm bằng cách hấp hơi gạo. Nồi cơm điện phức tạp có thể có nhiều cảm biến hơn và các thành phần khác, và có thể nấu đa chức năng.
6. Cách bảo quản

tuanloc4.gif

- Luôn chọn những nơi thông thoáng khô ráo để nồi cơm giúp nồi không bị ẩm mốc hay chuột bọ làm hỏng chi tiết sản phẩm.
- Để nồi trên măt phẳng chắc chắn, cố định.
- Khi nồi hoạt động, bạn không sử dụng chung phích cắm với nhiều đồ gia dụng khác vì điện áp có thể tăng giảm thất thường dẫn đến việc cháy thiết bị.
- Dùng khăn mềm để lau chùi vỏ nồi, tránh để nước rớt vào mâm điện gây chập điện, làm sản phẩm bị hư hỏng.
- Không dùng những vật nhám cứng để tẩy rửa lòng nồi vì dễ làm trầy xước lớp chống dính bên trong.

III. Kết bài: vai trò , ý nghĩa của nồi cơm điện.
:DTham khảo nhé!
 
Top Bottom