Văn Văn 8

Kyungsoo Do

Học sinh chăm học
Thành viên
12 Tháng chín 2017
1,087
984
131
Nam Định
THCS Tống Văn Trân
1. Nguồn gốc: xuất hiện từ lâu trog các di chỉ khảo cổ, người ta đã thấy hình ảnh chiếc nón được khắc họa trên mặt trống đồng Đông Sơn. Như thế, chiếc nón lá đã gắn liền với nền văn minh lúa nước của người Việt cổ.
2. Phân loại: -Người Bắc Kì xưa thường dùng nón thúng quai thao, là loại nón có vành, rộng và phẳng, ngoài cùng của nón nhô cao và ở giữa nón có 1 vành nhỏ vừa 1 vòng đầu, quai nón là quai thao buông lơi 2 vạt răt duyên dáng.
- Ngày nay nón chỉ xuất hiện trên sân khấu hoặc trog lễ hội, đền, chùa.
- Nón nhỏ ( nón dấu): là nón chóp nhọn vừa ôm lấy 1 vòng đầu thường làm quân trag phục vụ cho quân đội.
- Nón bài thơ: thường xuất hiện ở Huế, làm nhẹ, mỏng, xuất hiện nhiều ở Huế và Quảng Bình. Đây là 1 loại nón rất đẹp và duyên dáng.
- Nón chóp là loại nón phổ biến cho đến nay vẫn được sử dụng bởi tính tiện lợi.
- Nổi tiếng nhất là nón chuông ở Hà Tây, Hà Nội. Điều đặc biệt nhất của nón chính là giữa 2 lớp lá có 1 lớp mo được ép kĩ và là phẳng, ko quá dày như nón ở địa phương nhưng cũng không quá mỏng như nón ở Huế.
3. Nguyên liệu: -Vành nón gồm 16 vành từ lớn đến nhỏ, vành lớn nhất khoảng 40 cm, vành nhỏ nhất từ 1->2 cm.
- Khung nón được làm từ cật nứa.
- Nhôi nón: là nơi buộc quai nón= chỉ hoặc len, màu sắc sặc sỡ và cũng có khi được làm = sợi cước trong.
- Quai nón thường được làm = lụa, nhung, vải voan; vải voan màu sắc đẹp, phong phú, tôn lên vẻ duyên dáng của nón.
4. Qúa trình làm nón: -Vành nón được làm bằng tre, được chuốt thật mỏng, nhẵn, uốn thành các vòng tròn, ở 2 đầu được kết nối lại = 1 mối buộc rất khéo.
- Sau khi đủ 16 vành nón thì vành nón được đặt trên khung hình chóp.
- Người thợ lợp lá nón làm = lá cọ hay còn gọi là lá cây bông, loại cây này xuất hiện nhiều ở Thanh Hóa, Sơn La, Quảng Bình, lá đem về được phơi từ 3-4 ngày để chuyển sang màu trắng. Để tăng độ bền cho lá, người ta phải phơi sương cho lá mềm ra.
+ Người thợ chọn những chiếc lá phẳng phiu màu trắng sữa, ánh xanh nhẹ, mặt phải láng bóng.
+ Người thợ sẽ đặt lá phủ trên khung nón, lớp nọ xếp khít lớp kia, lớp trong khoảng 20 lá, lớp ngoài khoảng 30. Độ dài của nón khoảng 30 cm.
- Chỉ khâu: là những sợi cước trong suốt, mềm, có độ dai và chắc, mũi khâu phải nhỏ đều tăm tắp, vành dưới ko thưa hơi căng lên trên thì mũi khâu càng dày lại.
- Nón đẹp hay ko phụ thuộc nhiều vào bàn tay người thợ ko chỉ là đường kim mũi chỉ mà còn là độ dày mỏng, độ dày của chóp , độ nghiêng của chóp, độ phẳng phiu của lá rồi đến khâu chọn lá, tất cả đều phụ thuộc vào sự tỉ mỉ của người thợ.
*Riêng cách làm nón Huế thì cần cầu kì, đặc biệt hơn:- Chiếc nón phải mỏng và nhẹ hơn.
-Vành nón phải được làm từ tre ngà, phải trắng muốt.
- Giữa 2 lớp lá mỏng được khắc những hình hoa lá, những hình vẽ dân gian, bài thơ. Những hình ảnh đó thì cần phải đưa lên trước ánh sáng thì mới nhìn thấy được.
5. Công dụng: -Che mưa che nắng.
- Từ xa xưa, nón làng chuông trở thành 1 lễ vật dâng tiến cho vua.
- Nón còn là kỉ vật, quà tặng.
- Đi vào thơ ca nhạc và các loại hình nghệ thuật, VD múa nón, thể hiện nét văn hóa dân tộc.
- Còn là 1 loại mặt hàng xuất khẩu trong khu vực và trên thế giới, mang lại nguồn lợi kinh tế.
- Chiếc nón cùng với tà áo dài truyền thống của dân tộc đã tôn thêm vẻ đẹp duyên dáng của người phụ nữ Việt Nam.
6. Cách sử dụng và bảo quản: -Để tăng độ bền, đẹp của nón thì khi mua về phải sơn thêm 1 lớp dầu bóng làm nón đẹp hơn, chống ẩm mốc.
- Tránh để vật nặng đè lên, khi ko đội nữa thì phải treo lên. Giặt quai nón thường xuyên.
p/s:dàn ý cô đọc cho bọn mình ghi đó, không phải chép mạng đâu nha
 
Top Bottom