Văn Văn 8

damdamty

Học sinh tiến bộ
Thành viên
10 Tháng năm 2017
1,909
1,637
291
Nghệ An
Trường Tâm

Trần Kim Thi

Học sinh
Thành viên
1 Tháng tư 2017
124
56
36
Hà Tĩnh
thpt trường chinh
Theo mình nghĩ cái này bạn có thể tự tra và tham khảo trên mạng rồi tóm tắt lại là được mà ;v;
 

Thần Nông

Học sinh chăm học
Thành viên
19 Tháng bảy 2017
286
85
94
21
Hà Nội
Tôi đi học:(theo các câu hỏi trong sgk bn nha)
Câu 1. Không khí và cảnh vật vào cuối thu “lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc” đã gợi lên trong lòng nhân vật “tôi” những kỉ niệm về buổi tựu trường đầu tiên. Đọc lại toàn bộ truyện ngắn, em thấy nhà văn diễn tả những kỉ niệm theo trình tự thời gian, không gian. Lúc đầu là buổi sớm mai mẹ dẫn đi trên con đường làng. Sáng đó đứng giữa sân trường, một hồi trống vang lên, nghe ông đốc đọc tên và dặn dò…
Câu 2. Những hình ảnh và chi tiết của nhân vật “tôi”. - Tác giả đã dùng phương pháp nhân hóa để viết những câu văn giàu hình tượng và biểu cảm. + “Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cánh hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng”. + “Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính trong tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học”. + Trong chiếc áo vải dù đen dài tôi cảm thấy mình trang trọng và đứng đắn. + Chú bé cũng như những trò khác “bỡ ngỡ đứng nép bên người thân” chỉ dám “nhìn một nưa”, chỉ dám “đi từng bước nhẹ”; “lo sợ vẩn vơ”, ngập ngừng e sợ, “thèm vụng và ao ước thầm được như những học trò cũ, biết lớp, biết thầy để khỏi phải rụt rè trong cảnh lạ”. + Lúng túng khi ông đốc nói: thôi, các em đứng đây xếp hàng để vào lớp. Một số bạn khóc, tôi nức nở khóc theo. + Được ông đốc học dỗ dành: “Các em đừng khóc. Trưa nay các em được về nhà cơ mà…”. + Tiếng phấn của thầy giáo gạch mạnh trên bảng đen đã đưa tôi về cảnh thật. “Tôi vòng tay lên bàn nhìn thầy viết và lẩm nhẩm đọc: Bài viết tập: TÔI ĐI HỌC Tất cả những dẫn chứng trên được hồi tưởng và diễn tra rất chân thực rất cụ thể, rất ấn tượng và tinh tế lạ thường. Đó là tâm lí chung của rất nhiều học trò lần đầu tiên đi học!
Câu 3. Thái độ, cử chỉ của những người lớn đối với các em lần đầu đi học thật là đẹp đẽ, đáng kính. - Ông đốc có giọng nói ân cần, cặp mắt hiền từ. Thầy giáo lớp 5 đón 28 học trò mới với “gương mặt tươi cười” chứng tỏ thầy là người vui tính, giàu lòng yêu thương. - Người mẹ rất thương yêu con, đã quan tâm, dõi theo từng bước đi của con mình với bao âu yếm, động viên… đặc biệt từ khi con đi trên đường đến lúc tới trường, xếp hàng vào lớp học. Như thế thái độ và cử chỉ của những người lớn đối với học trò rất tinh tế, ngọt ngào bởi đó là ngày đầu tiên đi học của con.
Câu 4. Những hình ảnh so sánh được nhà văn sử dụng trong truyện ngắn rất sinh động, rất đặc sắc: + … Ý nghĩ ấy thoáng qua trong trí tôi nhẹ nhàng như một làn mây lướt ngang trên ngọn núi. + Trước mắt tôi, trường Mĩ Lí trông vừa xinh xắn, vừa oai nghiêm như cái đình làng Hòa Ấp. + Họ như những con chim con đứng bên bờ tổ nhìn quãng trời rộng muốn bay, những con ngập ngừng e sợ.
Câu 5. Đặc sắc nghệ thuật của truyện ngắn Tôi đi học là sử dụng các hình thứ nhân hóa và so sánh đầy thi vị, giọng văn nhẹ nhàng, trong sáng gợi cảm. - Chất thơ của truyện tỏa ra từ thái độ, cử chỉ, gương mặt và lời nói của mỗi người rất tinh tế, gợi cảm. Chất thơ toát ra từ lòng người mẹ hiền thương yêu con. Đã mất lần tác giả tra bàn tay của người mẹ. - Truyện được bố cục trong dòng hồi tưởng. Kết hợp hài hòa giữa kể và tả với sự bộc lộ tâm trạng, cảm xúc của con người. Hình ảnh thiên nhiên, ngôi trường và các học sinh giàu sức gợi cảm. Toàn bộ truyện ngắn toát lên một chất trữ tình thiết tha, êm dịu. “Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp”. Lúc xếp hàng vào lớp, đứa con cảm thấy “có một bàn tay dịu dàng” của mẹ đẩy con tới trước như động viên, khích lệ. Lúc đứa con bé bỏng “khóc nức nở” thì “một bàn tay quen thuộc nhẹ vuốt mái tóc”. Như vậy, cùng với chất thơ toát ra ở lời nói của ông đốc, ở gương mặt thầy giáo, thì ở người mẹ hiền là tấm lòng và bàn tay truyền cảm, tạo cho người đọc một sự xúc động bâng khuâng. Câu 6. Ý nghĩa. “Tôi đi học” là một trang hồi ức của Thanh Tịnh, là trang văn đầy chất thơ kỉ niệm ngày tựu trường thời thơ ấu. Chất thơ ở giọng văn nhẹ nhàng truyền cảm. Nó khơi gợi tâm hồn, kí ức ngày cắp sách đến trường của mỗi chúng ta. “Tôi đi học” là tiếng lòng man mác, bâng khuâng cua một thời để thương, để nhớ và yêu quý vô cùng.

Nhà văn Thanh tịnh:
Thanh Tịnh tên thật là Trần Văn Ninh (sau đổi thành Trần Thanh Tịnh), sinh 1917 tại Huế. Mất ngày 17 tháng 07 năm 1988 tại Hà Nội, hiện phần mộ đặt tại núi Thiên Thai phía Tây thành phố Huế. Học chữ Nho đến 11 tuổi, rồi học tiếp bậc tiểu học và trung học ở Huế. Có bằng Thành chung. Năm 1933, đi làm ở sở tư – nghề hướng dẫn viên du lịch – sau đó làm nghề dạy học ở Huế. Sau 1945, ông làm Tổng thư ký Hội văn hóa Trung bộ rồi tham gia bộ đội năm 1946. Từ 1954, Chủ nhiệm Tạp chí Văn nghệ Quân đội CS, hội viên sáng lập Hội Nhà văn tại Hà Nội (1957).

Ngoài thơ, ông còn viết ca dao, viết kịch, viết báo; được coi là người sáng tạo ra thể “tấu hài”, đi đầu trong lối viết “những đoạn văn ngắn” và là nhà văn có nhiều giai thoại văn học về tính tình điềm đạm, thích khôi hài nhẹ nhàng, không muốn làm mất lòng ai. Ông về hưu với cấp bậc đại tá quân đội CS.

Tác phẩm

Thanh Tịnh là nhà văn chuyên viết truyện ngắn. Trước năm 1945, thơ và văn của ông thường đăng trên các báo Phong Hóa, Ngày Nay, Tinh Hoa, Hà Nội Báo, Tiểu thuyết Thứ năm…, sau đó mới in thành sách, gồm:

1) Ngậm ngải tìm trầm (Tập truyện ngắn, 1943).
2) Quê mẹ (Tập truyện ngắn, 1941).
3) Chị và em (Tập truyện ngắn, 1942).
4) Xuân và Sinh (Tập truyện ngắn, 1944).
5) Hận chiến trường (Tập thơ, 1937).
6) Sức mồ hôi (Tập ca dao, 1954).
7) Thi ca Thanh Tịnh (Tập thơ, 1973).
8) Đi giữa mùa sen (Truyện thơ, 1980).


Gia đình

Trong cuộc đảo chánh năm 1945, Thanh Tịnh tham gia cướp chính quyền ở Huế. Cuối năm 1946, ông bỏ gia đình, vợ con, vào chiến khu Bình Trị Thiên gia nhập bộ đội CS.

Sau Hiệp định Genève 1954, từ chiến khu Bình Trị Thiên, ông ra thẳng ngoài Bắc tập kết với ý nghĩ sẽ có ngày trở về. Không ngờ, cuộc “tập kết” đó kéo dài 20 năm (1955-1975). Hai mươi năm ông vẫn sống độc thân, chờ ngày tái ngộ với gia đình. Tính ông đơn giản, đạm bạc, không lấy ai trong khi nhiều người cùng hoàn cảnh như ông đã “đi thêm bước nữa”.

Sau 1975, từ Hà Nội ông trở về Huế tìm vợ con nhưng không gặp. Bà và các con đã bị cuộc chiến cuốn đi, không còn ở Huế nữa, phiêu bạt đến nơi nào không ai biết rõ.

Trong khi nhiều người gặp lại người thân thì Thanh Tịnh thất vọng, lại trở lại Hà Nội sống trong căn hộ nhỏ xíu do Tạp chí Văn nghệ Quân đội (CS) phân phối. Lại chiếc giường cá nhân, lại cơm niêu nước lọ, lại mòn mỏi đợi chờ…

Cho đến ngày 17 tháng 07 năm 1988, ông từ trần và vẫn không gặp được vợ con.

Mấy năm sau, người con trai biết tin cha mình, bèn đi tìm, nhưng đã quá muộn. Anh chỉ còn cách duy nhất mang xương cốt cha về an táng ở Huế – mảnh đất mà ông đã từng sinh ra và lớn lên ở đấy.
 

anh thảo

Học bá thiên văn học
Thành viên
27 Tháng hai 2017
844
913
269
Hà Tĩnh
THCS Lê Văn Thiêm
Câu 1:

a. Những kĩ niệm về buổi tựu trường đầu tiên được nhà văn diễn tả theo trình tự:

- Từ hiện tại nhớ về quá khứ: tiết trời cuối thu, hình ảnh các em nhỏ đến trường gợi cho nhân vật "tôi" nhớ lại.

- Dòng hồi tưởng của nhân vật "tôi" trở về con đường cùng mẹ tới trưởng.

- Cảm giác của nhân vật "tôi" khi nhìn thấy ngôi trường ngày khai giảng, khi nhìn các bạn, lúc nghe gọi tên mình vào lớp.

- Tâm trạng hồi hộp của nhân vật "tôi" lúc ngồi vào chỗ của mình trong giờ học đầu tiên.

Câu 2: Những hình ảnh, chi tiết chứng tỏ tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật "tôi":

- Con đường, cảnh vật trên đường vốn rất quen nhưng lần này tự nhiên thấy lạ, nhân vật "tôi" cảm thấy có sự thay đổi lớn trong lòng mình.

- Nhân vật "tôi" cảm thấy trang trọng và đứng đắn trong chiếc áo vải dù đen dài, cùng mấy quyển vở mới trên tay.

- Cẩn thận, nâng niu mấy quyển vở, lúng túng muốn thử sức nên xin mẹ được cầm cả bút, thước như các bạn khác.

- Ngạc nhiên thấy sân trường hôm nay dày đặc cả người, ai cũng ăn mặc sạch sẽ, gương mặt tươi vui và sáng sủa.

- Ngôi trường vừa xinh xắn vừa oai nghiêm khác thường. Nhân vật "tôi" cảm thấy mình bé nhỏ, do đó lo sợ vẩn vơ.

- Giật mình và lúng túng khi nghe gọi đến tên mình.

- Càng cảm thấy sợ khi sắp phải rời bàn tay dịu dàng của mẹ.

- Nghe những tiếng khóc của bạn, cảm thấy bước vào thế giới khác, xa lạ.

- Vừa ngỡ ngàng, vừa tự tin khi bước vào giờ học đầu tiên.

Câu 3: Thái độ, cử chỉ của những người lớn đối với các em bé trong lần đầu đi học tỏ ra rất có trách nhiệm, tạo ra ấn tượng tốt đẹp trong các em ngay từ bổi đầu tiên đến trường.

- Ông đốc là một người lãnh đạo nhà trường rất hiền từ, nhân ái.

- Thầy giáo trẻ niềm nở, tươi cười đón nhận học sinh lớp mới.

- Các bậc phụ huynh đều chuẩn bị chu đáo cho con em mình trong buổi tựu trường đầu tiên, đều trân trọng dự buổi khai giảng và hồi hộp cùng các em.

Câu 4: Những hình ảnh so sánh được nhà văn sử dụng trong truyện ngắn rất sinh động, rất đặc sắc:

- Ý nghĩ ấy thoáng qua trong trí tôi nhẹ nhàng như một làn mây lướt ngang trên ngọn núi.

- Trước mắt tôi, trường Mĩ Lí trông vừa xinh xắn, vừa oai nghiêm như cái đình làng Hòa Ấp.

- Họ như những con chim con đứng bên bờ tổ nhìn quãng trời rộng muốn bay, những con ngập ngừng e sợ.

Câu 5: Đặc sắc nghệ thuật của truyện ngắn Tôi đi học là sử dụng các hình thứ nhân hóa và so sánh đầy thi vị, giọng văn nhẹ nhàng, trong sáng gợi cảm.

- Chất thơ của truyện tỏa ra từ thái độ, cử chỉ, gương mặt và lời nói của mỗi người rất tinh tế, gợi cảm. Chất thơ toát ra từ lòng người mẹ hiền thương yêu con. Đã mất lần tác giả tra bàn tay của người mẹ.

- Truyện được cấu tạo theo dòng hồi tưởng, mạch truyện phát triển theo trình tự thời gian và cảm nghĩ chân thành của nhân vật "tôi".

- Trong truyện, có sự phối hợp nhuần nhuyễn giữa các phương thức kể và tả. Điều đó giúp cho cảm xúc, tâm trạng của nhân vật được thể hiện một cách tự nhiên, hợp lí.

Sức cuốn hút của tác phẩm được tạo nên từ:

- Tình huống truyện.

- Ý nghĩ ngây thơ của nhân vật "tôi".

- Hình ảnh thiên nhiên, ngôi trường và những nhân vật khác qua lời kể của nhân vật "tôi".

Câu 6: Ý nghĩa

"Tôi đi học" là một trang hồi ức của Thanh Tịnh, là trang văn đầy chất thơ kỉ niệm ngày tựu trường thời thơ ấu. Chất thơ ở giọng văn nhẹ nhàng truyền cảm. Nó khơi gợi tâm hồn, kí ức ngày cắp sách đến trường của mỗi chúng ta. "Tôi đi học" là tiếng lòng man mác, bâng khuâng cua một thời để thương, để nhớ và yêu quý vô cùng.

Nguồn: Sưu tầm
 
  • Like
Reactions: damdamty

anh thảo

Học bá thiên văn học
Thành viên
27 Tháng hai 2017
844
913
269
Hà Tĩnh
THCS Lê Văn Thiêm
Đôi nét về tác giả Thanh Tịnh
1. Thân thế và sự nghiệp
Ông sinh ngày 12 tháng 12 năm 1911[1] tại xóm Gia Lạc,ven sông Hương, ngoại ô Huế.

Thuở nhỏ, ông theo học chữ Hán đến năm 11 tuổi, thì theo học chữ Quốc ngữ tại trường tiểu học (trường Đông Ba) và trung học (trường Pellerin của giáo hội Thiên Chúa giáo) ở Huế.

Đỗ bằng Thành chung, năm 1933, ông đi làm ở các sở tư rồi sau đó làm nghề dạy học. Thời gian này, ông bắt đầu viết văn, làm thơ và cộng tác với các báo Phong hóa, Ngày nay, Hà Nội báo, Tiểu thuyết thứ Năm, Thanh Nghị, Tinh Hoa...Sáng tác đầu tay của ông là truyện "Cha làm trâu, con làm ngựa" đăng trên Thần kinh tạp chí (1934).

+Năm 1936, Thanh Tịnh cho xuất bản tập thơ Hận chiến trường.
+Năm 1941, ông và hai bài thơ của ông ("Mòn mỏi" và "Tơ trời với tơ lòng") được Hoài Thanh- Hoài Chân giới thiệu trong quyển Thi nhân Việt Nam (1942).
+Sau Cách mạng tháng Tám (1945), Thanh Tịnh làm Tổng thư ký Hội Văn hóa cứu quốc Trung Bộ.
+Năm 1948, ông gia nhập bộ đội. Sau đó, ông tham gia phụ trách đoàn kịch Chiến Thắng của Bộ Tổng tư lệnh Quân đôi nhân dân Việt Nam.
+Năm 1945, ông tham gia phụ trách rồi làm Chủ nhiệm tạp chí Văn nghệ quân đội. Về sau, ông thôi làm lãnh đạo, để chuyên sáng tác.
+Năm 1957, ông tham gia thành lập Hội Nhà văn Việt Nam (1957), và trở thành Ủy viên Ban chấp hành Hội khóa I, II.

Ngoài ra, ông còn là Ủy viên Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, và mang cấp bậc Đại tá Quân đội Nhân dân Việt Nam trước khi nghỉ hưu.

Thanh Tịnh mất ngày 17 tháng 7 năm 1988 tại Hà Nội. Hiện phần mộ ông đặt tại núi Thiên Thai phía Tây thành phố Huế.

2. Tác phẩm và giải thưởng của tác giả
a)Tác phẩm được xuất bản
Trước 1945
-Hận chiến trường (thơ, 1937)
-Quê mẹ (truyện ngắn, 1941)
-Chị và em (truyện ngắn, 1942)
-Ngậm ngải tìm trầm (truyện ngắn, 1943)
Sau 1945
-Sức mồ hôi (thơ và ca dao, 1954)
-Những giọt nước biển (tập truyện ngắn, 1956)
-Đi từ giữa mùa sen (truyện thơ, 1973)
-Thơ ca (thơ, 1980)
-Thanh Tịnh đời và văn (1996).
b)Giải thưởng
Nhà thơ Thanh Tịnh đã được tặng thưởng:
+Giải thưởng Hội Văn nghệ Việt Nam (1951-1952) cho những bài độc tấu xuất sắc.
+Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật 2007.
Ngoài ra, ông còn là người chiếm giải nhất (bài Lời cuối cùng) đồng hạng với nhà thơ Phạm Đình Bách trong cuộc thi thơ tháng Hai do báo Hà Nội báo tổ chức năm 1936.
Nguồn: Sưu tầm
 
Top Bottom