văn 8

Nguyễn Phạm Đoàn Lê

Học sinh
Thành viên
10 Tháng năm 2017
75
38
21
23
THị Xã Gia Nghĩa Tỉnh Đăk Nông
Ắt hẳn trong chúng ta nếu cứ 10 người học sinh thì đã có đến 7,8 người học lệch,vậy tại sao lại có hiện tượng này thì chúng ta hãy cùng nhau đi tìm hiểu.
Đầu tiên chúng ta phải hiều được"học lệch" là gì"học lệch"là một thuật ngữ ám chỉ những người chỉ học giỏi,tốt,yêu thích về một môn nào đó nhưng những môn còn lại thì lại ghét,xao lãng,....hiện tượng này khá là phổ biến hiện nay,những học sinh họ không có thói quen học đều,giàn trải môn,họ chỉ tập trung vào những môn mà họ thích,ví dụ như những bạn thích học thuộc thì lại rất chú tâm vào các môn xã hội như sử,địa,...nhưng họ lại chẳng để chút thời gian nào cho các môn tự nhiên như toán,lí,hóa,....vì sao ư?!vì họ nghĩ rằng họ học tốt xã hội thì tự nhiên họ phải học kém thôi,hay họ nghĩ rằng họ đã bỏ quá nhiều thời gian cho xã hội thì còn thời gian đâu cho cac môn tự nhiên nữa,...và còn hàng ngàn,hàng vạn lí do được họ đưa ra chỉ để bao biện cho hành vi không học đều của mình,nhưng,..........họ đâu biết rằng nếu chăm chỉ và không đổ lỗi thì họ đã có thể học đều và thậm chí là giỏi hết tất cả các môn,nói sơ sơ,nếu để thời gian mà họ suy nghĩ,bao biện về việc mình học không đều cho việc học các môn mà mình ko thích thì cũng đủ làm cho họ học tốt lên rồi@@nhưng học lệch không xấu,các bạn đừng nghỉ học lệch là xấu,tội nó!học lệch không giống như lười học,trốn học,...đấy,những cái luwoif học,trốn học đấy mới là xấu,còn "học lệch"đơn giản là bạn học sai phương pháp,bạn chỉ cần điều chỉnh lại cách học của mình thì có thể học tốt rồi!nhưng nói đi thì cũng phải nói lại,đối với xã hội bây giờ thi việc học đều là rất khó,khó lắm lun á!bạn thử nghỉ đi,một ngày bạn học mười mấy tiếng,hết sáng rồi tới chiều,hết chiều rồi tới tối!bạn học là may rồi chứ đừng nói đến việc học đều hay học lệch,nhưng các bạn cũng nên cố gắng để học đều nha!cố lên!
~~~Baif viết mang tính chất động viên cá nhân nên bạn đọc lấy ý nha,chứ viết dở lắm,chưa xong gì hết trơn^^~~~
 
  • Like
Reactions: Minh Duyên

lê thị hải nguyên

Mùa hè Hóa học
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
28 Tháng hai 2017
2,166
3,199
689
21
Thanh Hóa
HV Thánh Huy
Gợi ý làm bài:
MB: nêu ảnh hưởng, thực trạng của vấn đề hiện nay
TB:
- Hiểu : học lệch là gì?
- Hiện trạng
- Nguyên nhân
- Biểu hiện
- Hậu quả
- Liên hệ với những hiện tượng tương tự trong việc học ngày nay của học sinh như: học vẹt, học chay, học tủ (giống, khác nhau ntn? Hậu quả của chúng)
- Suy nghĩ của bản thân về vấn đề
KB: Cần khẳng định hiện tượng này nên được loại trừ, đưa ra biện pháp giải quyết (nếu có) . Liên hệ bản thân và hướng hành động trong tương lai (đã làm gì để không rơi vào tình trạng học lệch, bản thân và những người xung quanh có học lệch ko?)
BÀI LÀM
Học tập là quá trình trang bị tri thức giúp mỗi chúng ta bước vào cuộc sống một cách tự tin và trở thành một công dân mẫu mực, một con người văn minh. Cuộc sống muôn màu muôn vẻ, đòi hỏi mỗi con người cần trang bị cho mình những kiến thức về nhiều lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên, hiện nay, do một số yếu tố khách quan và áp lực thi cử, thường xảy ra tình trạng các bạn học sinh học tủ, học lệch, dẫn đến những hệ luỵ cho chính các bạn sau này.

Học lệch là hiện tượng phổ biến hiện nay. Học lệch là tình trạng học sinh chỉ tập trung học một vài môn để phục vụ mỗi việc thi cử mà coi nhẹ thậm chí bỏ qua không học các môn khác.Học lệch là một hiện tượng không mới nhưng nó vẫn là “căn bệnh nan y” . Nhất là trong nền giáo dục hiện tại, học sinh và cha mẹ thường coi trọng tập trung cho con em mình những môn : Toán, Lý, Hóa, Ngoại ngữ… những môn được coi là “thời thượng”, coi nhẹ những môn như giáo dục công dân, Công nghệ, lịch sử…
Do cơ chế thi cử : thi theo khối vì vậy đa số tâm lí phụ huynh muốn con em mình thi đỗ vào các trường đại học nên chỉ cho con em mình tập trung học những môn phải thi. Học sinh theo định hướng của phụ huynh và đích đến mà ngay từ lớp 10 đã ôn khối, những môn học khác và những tri thức cơ bản của những môn đó đã không được học sinh tiếp thu với ý nghĩ “học cũng không để làm gì, không có tác dụng gì”.
Do các bài học trong sách giáo khoa còn nặng về lý thuyết , chưa mang tính thiết thực cao.
Do tâm lý học lấy điểm, để đỗ đạt, để có ngành nghề chứ không phải là để làm phong phú vốn hiểu biết của bản thân.
Hiện nay, nhiều em có xu hướng học các khối tự nhiên , khoa học kĩ thuật , thương mại…lại nghĩ rằng văn học, lịch sử, địa lý, công nghệ , giáo dục công dân…là không cần thiết . Cần khẳng định đó là quan niệm chưa đúng. Thực tế tất cả các môn học được đưa vào giảng dạy trong trung học phổ thông đều rất quan trọng, cần thiết cho mỗi người trong tương lai. Chúng giúp mỗi chúng ta phát triển đầy đủ, hiểu biết sâu sắc tất cả các hiện tượng, giải thích được các mối quan hệ xã hội, những hiện tượng nổi lên trong đời sống, rèn luyện tư duy ngôn ngữ, cách dùng từ đúng chỗ, cách thuyết phục người khác… Thử nghĩ nếu những năng lực đó mà thiếu sót đi do việc học lệch gây ra thì tác hại sẽ ntn?
Học sinh học giỏi lý thuyết mà thực hành lại kém, kiến thức tốt nhưng giao tiếp lại tệ, có tri thức nhưng văn hóa lại ít. Thử hỏi người như vậy thì sao có thể thành công trong cuộc sống. Nhất là khi năng lực thuyết phục, năng lực giao tiếp cũng ngày càng trở nên quan trọng không kém tri thức chuyên ngành. Học lệch dễ dẫn đến sự khô khan trong tâm hồn mỗi người, hình thành nên thói quen ngại giao tiếp, ít sử dụng từ ngữ dẫn đến mai một vốn từ, hình thành lối sống vị kỷ, tiêu cực trong cuộc sống …Những người như vậy ngày càng dễ gặp trong xã hội. Nó cần được hạn chế và loại bỏ trong suy nghĩ và thực trạng hiện nay của học sinh và phụ huynh.

Học sinh ngoài hiện tượng học lệch còn có những hiện tượng xấu khác như học tủ, học vẹt. Học tủ là việc học chỉ 1 vài phần trong môn học mà cá nhân “nghĩ” nó sẽ thi (kiểm tra) phải, mà không học tất cả. Học vẹt là kiểu học nông bên ngoài, có thể đọc vanh cách lý thuyết nhưng không hề hiểu, ko biết cách áp dụng. Học vẹt, học tủ hay học lệch thì đều là những căn bệnh xấu, khó chữa (chứ không phải không chữa được) . Mỗi học sinh khi xác định mục đích học tập cho mình không nên quá coi trọng thành tích, điểm số mà hãy tự trang bị cho mình vốn kiến thức rộng lớn, bao quát. Chỉ có như thế mỗi chúng ta mới trở nên toàn diện có khả năng ứng phó nhạy bén với các tình huống xảy ra trong cuộc sống, không bị thụ động với những bất ngờ xảy đến.

Trong trường học, các môn xã hội cần được giảng dạy một cách trực quan, sinh động để tạo hứng thú cho học sinh. Các bạn học sinh nên coi những giờ học tập môn xã hội chính là những giờ thư giãn, giúp bạn lấy lại tinh thần để học những môn tư nhiên. Có như vậy các bạn sẽ không thấy nhàm chán.
 
Top Bottom