Bạn thử tham khảo xem có dùng dc gì không nhá
Vào lúc 9h47’ ngày 2/9/1969, trái tim Bác Hồ kính yêu đã ngừng đập. Tin Bác mất làm cho cả nước bàng hoàng và 4 ngày sau đó, với sự thương tiếc vô hạn vị Cha già kính yêu của dân tộc, nhà thơ Tố Hữu đã dồn nén cảm xúc của mình: Bác ơi tim Bác mênh mông thế/ Ôm cả non sông mọi kiếp người!
`Bác ơi!`, nỗi niềm và lời giục giã...
Hai câu này đã trở thành chủ điểm của bài thơ, ca ngợi lòng nhân ái mênh mông của Bác, sự hy sinh suốt đời cho nhân dân, cho dân tộc, cho thế giới hòa bình. Đọc bài thơ Bác ơi!, câu, chữ nào cũng làm người đọc xúc động, ứa nước mắt. Xúc động nhưng không bi quan, chán nản mà giúp chúng ta biến đau thương, nhớ tiếc thành hành động cách mạng.
Sự thương nhớ lên tới đỉnh điểm làm cho không gian nén lại, vũ trụ cũng quay cuồng: Đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa.
`Bác ơi!`, nỗi niềm và lời giục giã...
Bác Hồ như một ông tiên luôn gần gũi với con người và thiên nhiên. Từ sự dung dị của đời thường đến phong cách vĩ đại của người cộng sản. Bác mất vào lúc cả nước đang dốc lòng, dốc sức giải phóng miền Nam, xây dựng miền Bắc tiến lên CNXH, tiến tới thống nhất đất nước, vì thế, khát vọng của những đứa con thành đồng Tổ quốc là khát vọng hòa bình: Miền Nam đang thắng mơ ngày hội/ Rước Bác vào thăm thấy Bác cười.
Bài thơ Bác ơi! một lần nữa làm cho người đọc cảm thấy đột ngột khi ý thơ đã đồng hành với lời Di chúc của Người: “Tôi có ý định đến ngày đó tôi sẽ đi khắp 2 miền Nam - Bắc”.
`Bác ơi!`, nỗi niềm và lời giục giã...
Trước lúc ra đi, Người vẫn tin “Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước… nhất định sẽ thắng lợi hoàn toàn” nhưng Bác ra đi vẫn chưa đành với Nỗi đau dân nước, nỗi năm châu. Bài thơ có sức truyền cảm lớn, không chỉ bởi hình ảnh, màu sắc của câu chữ mà cái lớn nhất là khắc họa sâu đậm trong trái tim con người từ những hình ảnh “đôi dép cao su” đến tình yêu thương vô bờ: Sữa để em thơ, lụa tặng già.
`Bác ơi!`, nỗi niềm và lời giục giã...
Sự giản dị của Người được nói bằng thơ, có sức mạnh giáo dục lớn đối với mọi tầng lớp nhân dân, nhất là thế hệ trẻ. Bác ơi!, một tiếng gọi thiêng liêng không bao giờ tắt. “Bác ơi!”, một lời giục giã chúng ta suốt đời học tập và phấn đấu theo phong cách đạo đức vĩ đại của Người.
Nguồn gg