van 8

H

hocgioi2013

Trong đoạn thơ này Thế Lữ đã " vẽ " lên bốn cảnh rừng núi với các tính chất khác nhau , trong bốn khoảnh khắc khác nhau:
- Những đêm vàng : " Ta say mồi dưới đứng uống ánh trăng tan " Cảnh thật thơ mộng , lãng mạn , không gian trời nước như được nhuộm vàng bởi ánh trăng . (Từ " vàng " còn có nghĩa là huy hoàng , vàng son " ). Hổ như mội thi sĩ thưởng thức vẻ đẹp đêm trăng rừng suối. Nhưng con hổ lúc ấy vẫn mang dáng dấp của một mãnh thứ phi thường khi nó nuối trăng vào bụng.
- Những ngày mưa dữ dội , bốn phương ngàn như xoay chuyển , trắng xóa màu mưa : Hổ như một nhà hiền triết ( một lãnh chúa ) đứng lặng ngắm giang sơn , ( lãnh địa ) của mình như đang thay áo mới .
- Những buổi " bình minh cây xanh nắng gội " . Hổ như một bậc vương gia trong giấc ngủ tưng bừng với tiếng ca ru là khúc nhạc rừng của ngàn vạn loài chim.
- Những hoàng hôn nắng đỏ : qua con mắt của một mãnh thứ " chúa tể cả muôn loài " , đó là những " chiều lang láng máu " và vầng mặt trời sắp lận chỉ là một đối thủ bé mọn đang hấp hối
" Đâu những chiều láng lênh láng máu sau rừng
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,
Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?

Chú ý : " mảnh mặt trời " là hình ảnh mới lạ trong Thế Lữ , khi so sánh với thơ ca dân gian và thơ ca trung đại. Nếu thay thay từ "chết" bằng từ "lặn" và bỏ đi từ "mảnh" thì câu thơ sẽ trở nên lạc lõng bởi nó không phù hợp với lozic tâm trạng cũng như tầm vóc của chúa tể rừng già. Chính câu thơ này đã nâng tầm vóc ấy lên một mức phi thường và kỳ vĩ đến tột đọ .
-> Bộ tranh tứ bình là những bức tranh thiên nhiên đẹp một cách đa dạng , rất kỳ vĩ , phóng khoáng , huy hoàng và đầy bí ẩn. Con hổ hiện lên ở vị trí trung tầm cùng mang những dán vẻ khác nhau nhưng luôn phi thường đầy uy lực .
* Đặc sắc
- Đoạn thơ có những hình ảnh kỳ vĩ, phi thường , độc đáo ; cách phong phú về thời gian , màu sắc , dáng vẻ -> có thể ví như bộ tranh tứ bình hiện đại.
- Đại tự " ta " lặp nhiều lân -> thể hiện sự kiêu hãnh , khí phách ngang tàng của con hổ , đồng thời tạo nhạc điệu rắn rỏi cho câu thơ.
- Đoạn thơ gồm liên tiếp các câu nghi vấn được được dùng để bộc lộ cảm xúc , tâm trạng ( câu hỏi tu từ ) , kết hợp với điệp từ " đâu " ( thêm nữa có câu , có câu " Than ôi ! thời oanh liệt nay còn đâu ? " là câu cảm thán ) -> Cho thấy sự gắn bó máu thịt của con hổ với núi rừng - nơi nó được sống đúng với tư thế dũng mãnh , hào hùng của một vị chúa tể. Đồng thời , những câu hỏi ấy dồn dập mỗi lúc một xoáy sâu vào tâm can , cho thấy con hổ quằn quoại trong nỗi nhớ tiếc quá khứ tới mức đớn đau . Bởi tất cả những hình ảnh huy hoàng , lầm liệt kia chỉ còn là " những ngày xưa " , là " thời oanh liệt nay còn đâu ?"
- Nghê thuật đối lập : Hình ảnh thiên nhiên và dáng vẻ , tầm vóc con hổ trong đoạn thơ này hoàn toàn đối lập với hình ảnh con hổ nằm dài trong cũi sắt đầy ngạo ngán và bất lức ở đoạn thơ đầu thơ đầu tiền -> Quá khứ càng hào hùng bao nhiêu thì hiện thực " hùm thiêng khi đã sa cơ cùng hèn " càng xót xa , tủi nhục bấy nhiêu -> nỗi khao khát được sống tự do trong xứ sở của chính mình càng thêm mãnh liệt.
* Kết luận
" BỘ TRANH TỨ BÌNH " bằng thơ chính là những câu thơ xuất sắc nhất trong truyện bút của Thế Lữ - " vùng sao đột hiện " thêm bầu trời " Thơ mới "

nguồn google
 
Top Bottom