câu 1 Thông qua văn bản Tức nước vỡ bờ em hãy viết văn bản ngắn về Chị Dậu
câu 2 Em hãy làm 1 văn bản ngắn vế Lão hạc
Câu 3 Làm 1 văn bản ngắn về tình cảm của chú bé Hồng đối với mẹ của mình
Câu 4 Làm 1 đoạn văn cái chết dữ dôi của Lão Hạc
CÁC ANH CHỊ GIÚP EM VỚI
câu 1.
Mở bài
– Giới thiệu tác giả: Ngô Tất Tố là nhà văn hiện thực xuất sắc trong nền văn xuôi Việt Nam
– Tắt đèn là tác phẩm tiêu biểu của nhà văn Ngô Tất Tố như một lời tố cáo nặng nề đến giai cấp thống trị trong xã hội phong kiến xưa.
– Nhân vật chị Dậu nổi bật lên với những đức tính tiêu biểu của người phụ nữ sống trong xã hội đầy bất công ấy vừa hiền lành nhịn nhục nhưng khi bị đẩy vào bước đường cùng họ lại vùng dậy đấu tranh.
Thân bài
– Chị Dậu – người phụ nữ hết lòng yêu thương chăm sóc chồng:
+ Anh Dậu phải chịu những đòn roi, đánh đập hết sức dã man chỉ vì chưa nộp sưu
+ Để cứu anh Dậu thoát khỏi cơn nguy kịch chị Dậu đã nấu nồi cháo loãng bón từng thìa giúp chồng mình cầm cự cho lại sức.
– Chị Dậu – con người chịu nhẫn nhục
+ Khi bọn cai lệ xông đến đòi bắt anh Dậu đi -> Chị Dậu van xin, lời lẽ nhịn nhục
+ Cách xưng hô khiêm nhường “ông” với “cháu”.
-> Tỏ thái độ cúi nhường để bảo vệ tính mạng cho người chồng.
– Chị Dậu vùng lên chống trả
+ Khi bị cai lệ đánh, anh Dậu tuy ốm yếu nhưng chúng vẫn bắt lôi đi
-> Tình yêu thương đối với chồng, với gia đình với quê hương trong chị Dậu dâng lên cùng với nỗi căm thù giặc sâu sắc đã dẫn đến hành động của chị.
+ Thay đổi trong cách xưng hô: ông – cháu, ông – tôi và cuối cùng: mày – bà
+ Chị Dậu đánh ngã tên cai lệ và người nhà Lí trưởng bằng sức mạnh của lòng căm thù
-> Tức nước thì vỡ bờ, có áp bức thì có đấu tranh.
Kết bài
– Đoạn trích Tức nước vỡ bờ là đoạn thể hiện được sự đấu tranh quyết liệt hết sức ngoan cường của chị Dậu, đại diện cho người phụ nữ và người nông dân Việt Nam trong xã hội xưa.
– Chị Dậu là hình tượng đẹp cho những phẩm chất đáng quý hiền dịu, thiết tha, tình yêu thương chồng, gia đình và đặc biệt là đức tính vùng lên đấu tranh mãnh liệt.
câu 2.
- Tình cảnh:
+ Nhà nghèo, vợ chết, con trai phẫn chí bỏ đi đồn điền cao su. Lão sống cô độc, chỉ biết làm bạn với con ch.ó Vàng mà lão gọi thân mật là cậu Vàng.
=> đáng thương, cô đơn, nghèo khổ, già yếu
+ bắt rận, đem ra ao tắm.
+ cho nó ăn trong một cái bát, gắp thức ăn cho nó như cho con trẻ, có gì ngon lão cũng chia cho nó.
+ nói chuyện như nói với một con người.
=> chăm sóc cẩn thận, chu đáo, yêu quí cậu Vàng, là chỗ dựa tinh thần lúc tuổi già cô đơn.
* Tâm trạng khi bán cậu vàng:
- Cố làm ra vui vẻ, cười như mếu.
- đôi mắt
ầng ậng nước.
- mặt đột nhiên co rúm lại, những vết nhăn xô lại với nhau,
ép cho nước mắt chảy ra.
- đầu ngoẹo về một bên.
- miệng móm mém mếu như con nít, hu hu khóc.
-> Nhà văn đã sử dụng từ tượng thanh, tượng hình có gợi tả sinh động ngoại hình của LH: ầng ậng nước, móm mém, hu hu khóc.
-> Lão vừa đau đớn, tự trách, xót xa, ân hận vì phải bán đi con vật mình yêu quý và đó là vật kỷ niệm của đứa con trai.Vẽ ra một tâm hồn đau khổ dường như đã cạn kiệt nước mắt.
-> LH là một người sống rất tình nghĩa, thuỷ trung, vô cùng yêu thương loài vật.
- Lão Hạc nhờ cậy ông giáo hai việc:
+Nhờ ông giáo trông coi mảnh vườn để trao lại con trai lão.
+Gửi món tiền để hàng xóm lo ma chay cho lão khi lão chết.
- Cuộc sống: ăn khoai, củ chuối, sung luộc, rau má, củ ráy, bữa trai, bữa ốc.
=> Đói nghèo, khổ cực, thiếu thốn, túng quẫn
=> Một người cha có trách nhiệm với con, tình thương con sâu sắc, là một con người cẩn thận, chu đáo, giàu lòng tự trọng, con người “đói cho sạch rách cho thơm”.
câu 3
+/ tình yêu thương mãnh liệt của chú bé Hồng dành cho người mẹ đáng thương của mk.
+/Nghe bà cô hỏi, trong kí ức bé Hồng vụt hiện lên vẻ mặt rầu rầu và hiền từ của mẹ.
=> trước những lời kết tội mẹ mình, cậu chỉ phản ứng bằng cử chỉ im lặng, cúi đầu mà lòng thắt lại, khóe mất cay cay,cậu không muốn tình thương yêu và lòng kính mến mẹ của mình bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến.
+/cậu bé không nén nổi uất ức và oà lên khóc khi người cô mỉa mai,kết tội mẹ cậu bé
+/cậu khóc vì những lời cạnh khóe độc ác mà bà cô cứ cố ý nhắc đi nhắc lại, căm tức những thành kiến bất công của người đời đối với người mẹ tội nghiệp
+/ thương xót người mẹ khốn khổ sợ dư luận chê cười nên phải lìa con, tha phương cầu thực và trốn tránh tìm nơi sinh nở.
=>Tình thương yêu mẹ là nét nổi bật trong tâm hồn bé Hồng. Tình thương mẹ đã giúp bé Hồng có cách nhìn xác thực về con người và cuộc đời. Cho dù cảnh ngộ có éo le đốn mấy thì tình mẫu tử thiêng liêng vẫn không thể phai mờ
=> thông cảm và quý mến bé Hồng, từ đó càng trân trọng tình mẫu tử.
+“Nhưng đến ngày giỗ đầu thầy tôi ... giữa sa mạc”
+ “Nếu không phải là mẹ thì sẽ là một trò cười cho lũ bạn, ..”
-> So sánh này rất hay nói được bản chất khát khao tình mẹ của bé Hồng.
+Khi gọi Mợ ơi! Mợ ơi! Mợ ơi!, gọi bối rối cho thấy bé Hồng rất khát khao gặp mẹ.
+Tác giả miêu tả ngắn gọn. Chú bé thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, chân ríu lại, òa lên khóc rồi cứ thế nức nở.
-> không phải do mệt nhọc mà do xúc động hết sức mãnh liệt.
+ Khi được ngồi trong lòng mẹ, bé Hồng thấy cảm giác ấm áp mơn man khắp da thịt, cảm thấy hơi quần áo, hơi thở ở khuôn miệng... cảm giác êm dịu vô cùng sung sướng, hạnh phúc.
=> Biểu hiện rõ nhất sâu sắc nhất tình mẫu tử được thể hiện trong tiếng gọi (mợ ơi!), ở hành động (thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, ríu cả chân lại, đầu ngã …), ở cảm xúc (cảm giác ấm áp... thấy êm dịu vô cùng)
câu 4.
- LH đang
vật vã trên giường
- đầu tóc
rũ rượi
- quần áo
xộc xệch
- hai mắt
long sòng sọc
-
tru tréo, bọt mép sùi ra
- khắp người chốc chốc lại bị giật mạnh một cái, nảy lên
-> Sử dụng từ tượng hình, tượng thanh liên tiếp tạo hình ảnh cụ thể, sinh động. Làm cho người đọc có cảm giác như đang được chứng kiến cái chết của LH
- Tình cảnh đói khổ, túng quẫn đã đẩy lão Hạc đến cái chết như một hành động tự giải thoát.
+ Cái chết tự nguyện
+ Xuất phát từ lòng thương con âm thầm mà lớn lao, đáng kính.
+ Lão không còn con đường nào khác.
=> Cái chết thê thảm, đau đớn, bất ngờ. Cái chết của lão Hạc tố cáo xã hội phi nhân tính, tàn ác đẩy người nông dân như Lão Hạc đến con đường bần cùng hoá
-> Bi kịch của sự nghèo đói cùng quẫn, trách nhiệm chưa tròn của người cha, bi kịch của phẩm giá con người