[Văn 8] Viết đoạn văn

L

loveyousomuch82

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Hãy viết một đoạn văn (không quá 2.000 từ) để giới thiệu với bè bạn quốc tế về quê hương Quảng Ninh, đồng thời nêu những dự định của mình trong tương lai để góp sức xây dựng Quảng Ninh ngày càng giàu đẹp, văn minh?(cần ngay)
Chú ý cách đặt tiêu đề
Đã sửa
thân!
~maihoc~
 
Last edited by a moderator:
L

lamnun_98

Bạn có thể tham khảo để áp dụng mình k wr quê bạn nên k thể hiểu hết được

BÀI VIẾT THAM GIA CUỘC THI
HỌC SINH-SINH VIÊN VIỆT NAM VỚI BIỂN, ĐẢO QUÊ HƯƠNG
1. Bạn hiểu thế nào về nhận định “Thế kỷ XXI là thế kỷ của đại dương”.
Từ cách nhìn lịch sử, tác giả bài viết cho rằng nhân loại trên thế giới đã từng “đi từ đất liền ra biển và đại dương”, xét về mặt kinh tế mới là “kinh tế đất liền”, còn về góc độ khoa học - kỹ thuật mới phát hiện ra Trái đất, chưa phải “Trái nước”. Khi đề xuất chiến lược biển của Thế kỷ XXI, trước hết phải dự báo được xu thế phát triển của nhân loại đối với nền “kinh tế đại dương” và phải thấy được một quá trình ngược lại – con người sẽ đi từ đại dương vào đất liền. Nói một cách khác là kinh tế đại dương – kinh tế biển tác động quyết định đến kinh tế đất liền.
Việt Nam từ văn minh nông nghiệp lúa nước tiến ra biển và đại dương, cho nên theo tác giả- Kinh tế biển là kéo dài của kinh tế đất liền”. Và vì thế phải có con người của biển và cộng đồng ven biển với các đặc trưng riêng, và cư dân biển phải khắc hẳn với cư dân nông nghiệp lúa nước. Ngoài ra, kinh tế biển phải được đặt trong bối cảnh hội nhập quốc tế và bảo đảm an ninh quốc phòng để hình thành một yếu tố an ninh biển tổng hợp.
1. NHÂN LOẠI VỚI BIỂN VÀ ĐẠI DƯƠNG
Cho đến những năm nửa cuối Thế kỷ XX, nhân loại đã có được cách nhìn nhận mới về hành tinh của chúng ta. Hành tinh này không chỉ là “Trái Đất” mà còn là “Trái Nước” nữa. Vì biển và đại dương chiếm tới 71% toàn bọ bề mặt hành tinh. Trái Nước ấy không chỉ đồ sộ về diện tích mà còn có ý nghĩa vô cùng lớn lao đối với nhân loại. Xin miễn bàn vì đã có quá nhiều công trình khoa học đề cập đến vấn đề này.
Tôi chỉ xin góp thêm đôi điều cách tiếp cận chủ đề “Chiến lược biển, trong đó có kinh tế biển” mà mọi nhà khoa học đang quan tâm.
Nhân loại đi từ đất liền ra biển và đại dương
Hành trình của nhân loại từ cách mạng đá mới - với văn minh nông nghiệp xuất hiện - trải qua hàng vạn năm tới nay đã thiết lập được một nền kinh tế đất liền.
Thật vậy, cho dù hàng nghìn năm trước đây con người đã biết sử dụng các luồng hải lưu, gió mùa với những kỹ thuật “hàng hải” và những “con tàu” thô sơ cũng đã tạo nên được những con đường hàng hải ven bờ, nhờ đó mà con người đã có được những chuyến thương mại đường dài từ quốc gia này đến quốc gia khác (láng giềng).
Nhưng tới khi nền kinh tế nông nghiệp đã phát triển đến độ mà thị trường trong nước (của các quốc gia) đã trở nên hạn hẹp, cách mạng thương mại xuất hiện (đầu thế kỷ XV- kéo dài tới Thế kỷ XVIII). Đồng thời cùng với cuộc cách mạng này là sự phát triển của hàng hải quốc tế: Con người mới biết đại dương!
Cuộc phát kiến địa lý bắt đầu Thế kỷ XV- đầu thế kỷ XVI được khởi xướng bởi các nhà hàng hải Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và cùng với cuộc phát kiến này người ta rút ra được một kết luận: Trái đất là tròn chữ không phải là phẳng hay vuông.
Kết luận này thực sự đã làm biến đổi sâu sắc nhận thức của nhân loại về hành tinh của mình. Và cũng từ đó con người bắt đầu hiểu sơ bộ về giá trị của biển và đại dương. Hệ quả của phát kiến địa lý và cách mạng thương mại lại dẫn đến một tiến trình mới chưa từng có trong lịch sử nhân loại (cho tới Thế kỷ XV). Đó là quá trình hình thành thị trường thế giới, tiếp nối là cách mạng khoa học - kỹ thuật (lần 1- Thế kỷ XVIII và lần 2 - Thế kỷ XIX).
Với tất cả những thành tựu trên đây, nhân loại đã phá bỏ được những hàng rào chật hẹp của nền kinh tế tự túc tự cấp, phát huy cao độ nền kinh tế hàng hóa- một quá trình toàn cầu hóa đã diễn ra.
Vậy là nhân loại nhờ hiểu biết về biển và đại dương, hàng hải quốc tế hình thành, thị trường thế giới xuất hiện, 2 cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật liên tiếp diễn ra trong 2 Thế kỷ XVIII và XIX- mà toàn cầu hóa kinh tế lần thứ nhất ra đời. Nhưng cuộc toàn cầu hóa lần này mới chỉ là kết quả của sự phát triển kinh tế - khoa học - kỹ thuật mà chủ yếu là những khám phá về “Trái đất” mà thôi, chưa có cuộc khám phá về “Trái Nước”- xét về mặt kinh tế thì mới chỉ là nền kinh tế đất liền.
Phải chăng nhân loại sẽ từ đại dương- biển để vào đất liền.
Con người biết biển, đại dương từ lâu song chỉ tiến hành nghiên cứu biển, đại dương với đúng nghĩa của nó là từ sau cách mạng khoa học - kỹ thuật lần 2(Thế kỷ XIX).
Nhưng con người nghiên cứu biển, đại dương để phục vụ cho kinh tế - xã hội đất liền và đem con mắt của các nhà khoa học, kinh tế đất liền mà hoạch định chiến lược, chính sách khai thác biển, đại dương. Song dần dần các nhà kinh tế học cũng đã đưa ra được một phức hợp kinh tế biển bao gồm 6 lĩnh vực: (1) Kinh tế cảng; (2) Kinh tế đóng tàu;(3) Kinh tế dầu khí và khai thác mỏ; (4) Kinh tế hải sản;(5) Kinh tế du lịch; (6) Kinh tế lấn biển.
Với 6 lĩnh vực trên cho thấy kinh tế biển là kéo dài của kinh tế đất liền.
Nhưng vào nửa cuối Thế kỷ XX những nhà bác học, kinh tế học nổi tiếng thế giới đã nói đến “nền kinh tế tương lai của loài người, trước hết là nền kinh tế đại dương”.
Nền kinh tế tương lai ấy đã có một báo hiệu vô cùng quan trọng, đó là nguồn năng lượng biển -nguồn năng lượng sạch và dồi dào như: Năng lượng sóng biển; Năng lượng của thủy triều; Các dạng năng lượng biển khác ) Điện phát ra từ chênh lệch độ mặn, biến sự chênh lệch nhiệt độ của biển thành điện năng và nước biển có thể đốt được). Nếu khai thác được nguôn năng lượng mới này - phải chăng đây là cuộc cách mạng về năng lượng. Hệ quả của cuộc cách mạng này thật là khôn lường.
Nếu con người tìm ra lửa đã biến xã hội con người từ dã man tới văn minh thì với cuộc cách mạng mới về năng lượng con người sẽ bước vào một giai đoạn mới mà ta chưa biết đặt tên cho nó là giai đoạn gì.
Nhưng có thể dự báo rằng, với cuộc cách mạng năng lượng mới và sự ra đời của “kinh tế đại dương”- nhân loại sẽ tạo nên được một trạng thái kinh tế phức hợp mới gồm: Kinh tế đất liền; Kinh tế biển và Kinh tế đại dương. Trong đó “kinh tế đại dương” là hạt nhân của phức hợp này. Nhờ đó mà nhân loại tạo ra được một phong cách ứng xử với hành tinh của minh, một hành tinh “Trái Đất- Nước”.
Một khi trạng thái kinh tế phức hợp mới ra đời, đến lúc đó của cải sẽ tràn ra như nước. Con người từ vương quốc tất yếu bước tới vương quốc của Tự do – như ăngghen dự báo. Và cũng vào lức này một quá trình toàn cầu hóa mới sẽ ra đời, nó khắc hẳn về chất do với toàn cầu hóa lần thứ nhất và cả toàn cầu hóa hiện nay nữa.
Khi đề xuất chiến lược biển của Thế kỷ XXI, trước hết phải dự báo được xu thế phát triển của nhân loại đối với nền “kinh tế đại dương” và phải thấy được một quá trình ngược lại – con người sẽ đi từ đại dương vào đất liền. Nói một cách khác là kinh tế đại dương – kinh tế biển tác động quyết định đến kinh tế đất liền.
VIỆT NAM TỪ VĂN MINH NÔNG NGHIỆP LÚA NƯỚC TIẾN RA BIỂN VÀ ĐẠI DƯƠNG.
Việt nam với những nét đặc thù của văn minh lúa nước.
- Ruộng lúa nước là đối tượng lao động và tư liệu lao động chủ yếu.
- Cây lúa chiếm ưu thế tuyệt đối trong nông nghiệp suốt từ thời kỳ văn minh đến nay.
- Nông nghiệp Việt nam là nông nghiệp châu thổ và tuyệt đại bộ phận dân số Việt Nam tập trung ở châu thổ.
- Ý thức, tư tưởng, tình cảm xã hội, văn hóa nghệ thuật nảy sinh và phát triển trong văn minh lúa nước Việt Nam.
Với 4 nét đặc thù trên đây, ông cha ta dù có nói tới rừng vàng, biển bạc song chủ yếu vẫn là khai thác rừng, biển phục vụ cho nến kinh tế nông nghiệp lúa nước mà thôi. Bởi vậy, cho đến nay vẫn còn tình trạng lên rừng phá rừng, xuống biển phá biển.
Vậy nếu giờ đây xây dựng một chiến lược biển hay một nền kinh tế biển mà không làm thay đổi cơ bản về cách ứng xử của con người Việt nam với rừng và nhất là với biển thì làm sao kinh tế biển, chiến lược biển có thể thực thi được. Hơn nữa còn phải khắc phục cả một truyền thống nghiên cứu và hoạch định chiến lược, chương trình khai thác biển và đại dương chỉ nhằm phục vụ cho kinh tế đất liền mà chưa có được một cách nhìn tổng thể về một nền kinh tế mới – kinh tế đại dương của Thế kỷ XXI mà nhiều nhà khoa học, kinh tế học trên thế giới đã dự báo.
Tóm lại, chúng ta phải vượt qua nền văn minh lúa nước để công nghiệp hóa - hiện đại hóa với hướng đi của chiến lược biển - đất liền. Nghĩa là phải nghiên cứu thật sâu về biển và bước đầu nghiên cứu đại dương.
Vấn đề con người và cộng đồng người trong chiến lược biển
a. Con người của biển
Muốn thực thi chiến lược – kinh tế biển, phải có “con người của biển”. Vậy con người của biển phải là con người như thế nào:
- Con người phải cảm thụ được cái đẹp và giá trị của biển cả, gắn bó sống còn với biển, chứ không phải chỉ biết khai thác biển cả theo cung cách “săn bắt hái lượm” của người nguyên thủy. Nghĩa là phải biết nuôi dưỡng biển rồi sau đó mới khai thác biển.
Bởi vậy:
o Phải có kỹ thuật – khoa học tiên tiến
o Có kỹ thuật, khoa học tiến tiến chưa đủ còn phải có vốn liếng và biết kinh doanh nữa.
o Có vấn, có kỹ thuật, khoa học tiên tiến, biết kinh doanh cũng chưa đủ mà còn phải có tinh thần mạo hiểm, biết chấp nhận mọi rủi ro, không thể trông chờ và ỷ lại vào bất cứ ai, bất cứ điều gì.
Thiếu những đức tinh tối thiểu đó, con người “ra biển” chỉ phá biển mà thội! Nói cách khác, cư dân biển phải khác hẳn với cư dân nông nghiệp lúa nước.

b. Cộng đồng của cư dân biển.
- Đó là một cộng đồng tứ xứ của dân tộc Việt Nam hội tụ lại – không chỉ thế mà còn là “cư dân bốn biển” về đây - một cộng đồng mới về chất so với cộng đồng làng xã của văn minh lúa nước.
- Đó là một cộng đồng có văn hóa ứng xử “đẹp đẽ” với biển cả và với con người tứ xứ, bốn biển “là nhà”.
- Một cộng đồng được điều hành dựa trên Hiến pháp và luật pháp Việt Nam và luật pháp quốc tế, không có cái lối điều hành theo kiểu “phép vua thua lệ làng”.
- Gắn kết với nhau về lợi ích của chiến lược biển (nói hẹp hơn là kinh tế biển của nước CHXHCN Việt Nam).
Biển và sự hội nhập kinh tế quốc tế - bảo vệ Tổ quốc
Một nguồn nhân lực mới, một cộng đồng ven biển mới về chất không chỉ tạo nên sự phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa, giáo dục,...Một sức mạnh tổng hợp nhờ đó tạo nên một nền tảng vững chắc cho sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc với một nền an ninh tổng hợp. An ninh tổng hợp là cách nhìn nhận mới, an ninh quốc phòng chỉ là một khía cạnh của an ninh tổng hợp trong công cuộc bảo vệ nền độc lập dân tộc.
Trong lịch sử Việt Nam thì xây dựng Tổ quốc luôn gắn liền với bảo vệ Tổ quốc. Lá chắn “biển cả” luôn là mối lo âu của nhân dân Việt Nam – quân thù luôn tấn công ta từ biển cả, nhất là từ giữa Thế kỷ XIX đến nay.
Giờ đây các nước đều có chiến lược biển và thế giới đang diễn ra quá trình toàn cầu hóa thì vấn đề “cửa ngõ biển cả” càng phải sao cho thông thoáng để tiếp nhận những “luồng gió trong lành” của bốn phương thổi tới mở mang đất nước. Vì ben biển là mảnh đất hội nhập kinh tế quốc tế tốt nhất: Nơi đây có hệ thống cảng biển Việt Nam gắn với hệ thống cảng biển quốc tế, có đường hàng hải Việt Nam gắn với hàng hải quốc tế, có du lịch biển, khơi thông cho mối quan hệ quốc tế,... Đồng thời ven biển cũng là nơi tiếp nhận nhanh nhất khoa học - kỹ thuật, kinh tế biển hôm nay và kinh tế đại dương trong tương lai.
Song muốn thực thi chiến lược biển nói chung và kinh tế biển nói riêng lại đòi hỏi vốn lớn, khoa học - kỹ thuật hiện đại, năng lực kinh doanh, sản xuất, trình độ quản lý đạt trình độ đương đại. Đó là những đòi hỏi bắt buộc để phát triển kinh tế biển nói riêng và chiến lược biển nói chung. Do đó bắt buộc chúng ta phải tiến hành hội nhập kinh tế quốc tế.
 
L

lamnun_98

Tiếp:
Vì thế giới hôm nay đang có đủ những điều mà chúng ta cần. Đồng thời các nước trong thế giới đương đại cũng đang phụ thuộc lẫn nhau, không phải chỉ nước nghèo phụ thuộc nước giàu mà nước giàu muốn phát triển cũng không thể phát triển đơn độc mà cũng buộc phải gắn bó với các nước đang phát triển để cùng nhau tồn tại và phát triển. Xu thế toàn cầu hóa là xu thế khách quan và xuất hiện nhiều mâu thuẫn mới. Chính vì thế, nó đã tạo nên một sự đan xen và phụ thuộc lẫn nhau về nhiều lĩnh vực - phụ thuộc tổng thể, không chỉ về kinh tế, khoa học - kỹ thuật mà còn về chính trị - xã hội, văn hóa, an ninh.
Như vậy, biết tận dụng những mặt thuận của toàn cầu hóa và khắc phục những mặt nghich của nó thì chính là Việt Nam đã tạo ra được một nền an ninh tổng hợp.
Hơn thế, nếu vùng ven biển – nơi cư trú của những con người mới và một cộng đồng mới về chất như trên đã trình bày thì chính nơi đây sẽ tạo nên một sức mạnh tổng hợp Việt Nam, kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại của Thế kỷ XXI.
 
Top Bottom