{ văn 8 }Viết bài tập làm văn số 5

C

cobekieuky_9x

Last edited by a moderator:
T

tranquynhanh96

Thể thơ thất ngôn bát cú được ra đời từ thờ đường ở trung quốc .trong 1 thời gian dài,thể thơ này được dùng trong thi cử để tuyển chọn nhân tài.Thể thơ này phổ biến ở nước ta từ thời kì bắc thuộc ,chủ yếu dùng trong sáng tác và sau này dùng trong thi cử .

Xét về mặt cấu trúc ,thể thơ TNBC gồm 8 câu ,mỗi câu 7 chữ .Nếu biết tiếng thứ 2 của câu 1 là vần bằng thì gọi là thể Bằng , là vần trắc thì gọi là thể trắc .Thể thơ rất qui định ngiêm ngặt về luật bằng trắc ,luật bằbng trắc sẽ tạo nên âm hưởng tinh xảo uyển chuyển cân đối là lời thơ du dương như một bản tình ca.

Về vần thể thơ thường có vần bằng được reo ỏ phía cuối các câu 1-2-4-6-8 .Vần vừa tạo sự liên kết về nghĩa ,vừa tạo nên tính nhạc cho thơ. VD ở bài qua đèo ngang ,vần dược gieo là vần A.Thể thơ còn giống nhau về âm thanh ở các tiếng thứ 2 trong cặp câu 1-8,2-3,4-5,6-7 (điều này mình nhớ ko chắc bạn nên kiểm tra lại),chính điều này tạo ra kết cấu chặt chẽ nhịp nhàng trong âm thanh của bài thơ.

Về đối ,thể thơ có đối ngẫu tương hỗ hoặc đối ngẫu tương phản ở câu 3-4,5-6. Ở bài Qua đèo ngang câu 3-4 hỗp trợ nhau để bộc lộ sự sống thưa thớtg của con người gi7a núi đèo ,câu5-6 bộc lộ nỗi nho71 nước thương nhà của tác giả . ác câu đối về cả từ lọai âm thanh ý nghĩa .

Cấu trúc của thể thơ thất ngôn bát cú đường luật gồm 4 phần :2 câu đề nêu cảm nghỉ chung về người ,về cảnh vật .2 câu thực nêu chi tiết về người về cảnh vật sự tình để làm rõ cảm xúc nêu ở 2 câu đề .2câu luận bàn luận mở rộng cảm xúc thường nêu ý tưởng chính của bài thơ .Hai câu kết khép lại bài thơ nhấn mạnh những cảm xúc đã được giãi bày .Cấu trúc như vậy sẽ làm tác giả bộc lộ cảm xúc ,cảm hứng sáng tác

Còn về cách ngắt nhịp của thể thơ ,phổ biến nhất là 3/4 ,4/3 họac 2/2/3.Cách ngắt nhịp tạo nen nhịp điệu êm đềm ,trôi theo từng dòng cảm xúc của nhà thơ.

Thể thơ TNBC ĐL thực sự là một thể thơ tuyệt tác ,thích hợp để bộc lộ tình cảm da diết cháy bỏng đối với quê hương ,đất nước con người ,Thể thơ th61t ngôn bát cú mãi mãi là trang giấy thơm để muôn nhà thơ viết lên những bài thơ cao quí để lại cho đời .

Đây chỉ là những ý chính thôi ,bạn nên vào google tìm thêm thông tin.
Chúc bạn có bài văn hay.
 
P

peheochungtinh

ban oi co the giup minh lam bai tap van ve cay an qua hoac cay hoa khong./Cuu minh voi minh can gap lem
Co thi lam on chuyen wa nick minh dum nhânh
unu_muimui134 help me,help me
 
T

tranquynhanh96

Từ xưa, thú chơi hoa, thưởng thức hoa đã là một phong tục tao nhã là một nét đẹp văn hóa, thể hiện tâm hồn phong phú, và nhu cầu thẩm mỹ của con người. Trồng hoa là để được vun vén, chờ đón cái đẹp của hoa và cũng là để gửi gắm tâm sự, tình cảm của lòng người trồng hoa, vậy nên mới có: Nguyễn Trãi “Hái cúc, hương lan, hương bén áo/Tìm mai, đạp nguyệt, tuyết xâm khăn” hay Cao Bá Quát “Nhất sinh đê thủ bái mai hoa”.

Trong thiên nhiên, hoa nào cũng đẹp, nhưng mỗi loài hoa có một sắc thái riêng, dáng vẻ riêng, gợi lên những cảm xúc thẩm mỹ khác nhau, trong đó Hoa Mai vàng là loài hoa thân thiết nhất với người dân Nam Bộ.

Hoa Mai là một trong bốn loài cây được xếp vào hàng tứ quý, gồm Tùng, Cúc, Trúc, Mai. Người Việt xưa cho rằng Tùng, Cúc, Trúc, Mai có những tính chất đặc biệt nổi bật, tượng trưng cho những phẩm chất tốt đẹp của con người. Tùng vững chãi, chịu đựng được sự khắc nghiệt của thời tiết. Trúc thanh mảnh, nhưng dẻo dai bền chắc. Hoa Cúc đẹp bình dị, hương thơm nhẹ nhàng, thanh tao. Cúc tượng trưng cho nếp sống khiêm tốn, điềm đạm (Phú quý lòng hơn phú quý danh - Nguyễn Trãi). Mai tươi đẹp rực rỡ, hương hoa tinh khiết, Mai tượng trưng cho phẩm tiết cao quý, khí phách của người quân tử, là niềm cảm hứng trong thơ ca.. Màu vàng còn tượng trưng cho Vua (thời phong kiến) và màu vàng cũng tượng trưng cho nòi giống Việt.

Nhắc đến Mai, người ta lại nhớ ngay đến Tết miền Nam. Nếu hoa Đào là sắc xuân của Hà Nội thì hoa Mai lại tượng trưng cho mùa xuân phương Nam. Mai có thể nói là một vật không thể thiếu trong mỗi gia đình bên mâm ngũ quả. Dù nghèo hay giàu, dù ở thành thị hay nông thôn người ta đều kiếm cho bằng được một nhành Mai chưng ba ngày Tết. Tết với hoa như duyên tao ngộ, không hoa Tết sẽ trở thành nhạt nhẽo, mà thiếu mai lại càng thêm trống vắng. Kẻ ly hương mỗi lần thấy Mai nở rộ là mỗi lần bâng khuâng nhớ nước, nhớ nhà, nhớ về quê cha đất tổ. Nhiều người chưng Mai ngày tết cũng vì mong muốn gia đình sẽ gặp nhiều điều may mắn trong năm mới. Với ý nghĩa đó, cây Mai được ưu ái chăm sóc suốt năm để dành sức ra hoa vào ngày đầu năm.

Có rất nhiều loại Mai, dân gian thì chia thành các loại với những cái tên rất mĩ miều như: Hà Hoa Mai (cánh hoa ôm vào nhụy), Ban Khấu Mai (cánh hoa cong cong), Đàn Hương Mai (màu vàng đậm, có hương thơm), Cẩu Đăng Mai (hoa mai nhỏ, không có hương thơm)… Không biết từ lịch sử nào mà dân gian có những phân chia như vậy về Mai. Tuy nhiên, theo thông tục bình thường, người chơi Mai, mua Mai chỉ quan tâm đến 2 loạị: Mai Tứ Quý, nở bốn mùa, có năm cánh, bông to, và một loại Mai có mười cánh, bông nhỏ, có hương thơm.

Chọn mua một cành Mai về chưng trong ba ngày Tết, người mua thường chú ý các điểm như: những cành Mai có dáng đẹp, với các hình dáng một gốc to, da sần sùi, mọc rong rêu càng tốt, nhánh khẳng khiu và có thể có những hình thể như: chân quỳ, hạc bay, phụng hoàng…Ngoài những tiêu chí trên, người mua Mai còn chú trọng đến sự phân chia các nhánh trên một gốc Mai: Nhánh to, nhánh nhỏ, sự sắp xếp các nhánh. Ngày nay, rất nhiều người thích những cây Mai, cành Mai có hoa to, rực rỡ, nhiều cánh, nở lâu tàn và coi đó là cành Mai ngũ phúc với hy vọng năm mới sẽ phát tài, gia đình đại cát, đại lộc. Mai nhiều cánh tượng trưng cho cát tường, cho vạn hạnh.

Đối với những người chơi Mai chuyên nghiệp, họ còn phân biệt thêm nhiều yếu tố phụ khác nữa mà chỉ có họ mới biết. Ví dụ như Nhụy Âm Dương, Cành Tứ Quý. Nhụy âm dương là chỉ đạo vợ chồng phu phụ, cành tứ quý chỉ bốn mùa Xuân Hạ Thu Đông... Đặc biệt là các nhà nho học chơi Mai rất công phu. Một cành mai nở không đúng vào dịp Tết, mai vừa nở đã rụng, hoặc các nhánh phân bố không hợp cách là xui xẻo cả năm (Người chơi mai tin như vậy).

Vào dịp Tết, hoa Mai cùng với bánh chưng, thịt mỡ, dưa hành là những thứ không thể thiếu trong các gia đình ở miền Nam. Hầu như nhà nào cũng có hoa Mai, có thể chỉ là một cành nhỏ bày lên bàn thờ tổ tiên hay là cả một chậu Mai thật lớn đặt ở một nơi trang trọng nhất trong nhà, cũng có khi cây Mai được để ở ngoài sân, ngay trước lối vào nhà.

Ở miền quê, người ta thường trồng Mai ở sân trước, đến Tết cắt vài cành đẹp nhất đem cắm vào lọ trên bàn thờ, còn cây Mai vàng khoe sắc đứng ở giữa sân như một sứ giả của mùa Xuân, thông điệp của niềm vui, hạnh phúc đến cho mọi nhà nhân dịp năm mới. Những khi tiết trời lành lạnh, ngồi bên cạnh bếp lửa hồng và nồi bánh tét, hương Mai thoang thoảng, cảm giác ấm áp đến kỳ lạ.

Thiên nhiên là nơi bắt nguồn của cái đẹp và là nơi nuôi dưỡng tình người. Mai vàng không những đẹp mà còn tượng trưng cho nếp sống văn hóa lâu đời của nhân dân ta. Do đó Mai đối với miền Nam cũng như Đào đối với miền Bắc là những loài hoa gắn liền với văn hóa dân tộc. Nó thân thiết, gần gũi, gắn bó với con người đất Việt.

---->Bài văn thuyết minh hoa mai là mình đọc ở trên mạng thấy khá hay nên mình coppy xuống cho bạn tham khảo.
 
T

tuyetroimuahe_vtn

Thơ lục bát là một thể thơ cách luật cổ điển thuần túy việt nam.
Đơn vị cơ bản là một tổ hợp gồm hai câu sáu tiếng và tám tiếng ,số câu không hạn định.
Về gieo vần, chủ yếu là vần bằng, và cứ mỗi cặp hai câu mới đổi vần, tiếng cuối câu sáu vần với tiếng thứ sáu của câu tám, rồi tiếng cuối câu tám lại vần với tiếng cuối câu sáu sau, như thế ngoài vần chân có cả ở hai câu 6 8 ,lại có cả vần lưng trong câu tám:
Thành tây có cảnh Bích Câu
Cỏ hoa họp lại một bầu xinh sao
Đua chen thu cúc xuân đào
lựu phun lửa hạ , mai chào gió đông
(Bích Câu kì ngộ)
Về phối thanh, chỉ bắt buộc các tiếng thứ tư phải là trắc, các tiếng thứ hai, thứ sáu ,thứ tám phải là bằng,nhưng trong câu tám các tiếng thứ sáu thứ tám phải khác dấu, nếu trước là dấu huyền thì sau phải là không dấu hoặc ngược lại:
Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao
Trong thơ lục bát biến thể, những qui định trên có thay đổi chút ít,trước hết là số chữ có thể tăng thêm , và vần lưng tất nhiên cũng xê dịch theo:
tiền bạc ông lĩnh không biết bao cơ
ông làm quan giữa huyện dân có ăn nhờ chi ông
Về phối thanh, tiếng thứ hai có thể là thanh trắc,nhất là ở câu sáu có tiều đối:
dù mặt lạ , đã lòng quen
(bích câu kì ngộ)
Ngoài ra có thể gieo vần trắc, hệ thống bằng trắc trong tổ hợp hai câu sáu tám, do đó cũng thay đổi:
tò cò mà nuôi con nhện
ngày sau nó lớn nó quện nhau đi
vần lưng có thể ở tiếng thứ hai,nhất là ở tiếng thứ tư, và lúc đó tiếng thứ tư đổi qua thanh bằng, và tiếng thứ sáu tiếp theo phải đổi sang thanh trắc:
thằng tây mà cứ vẩn vơ
có hổ này chờ chôn sống mày đây
( tố hữu, phá đường)
núi cao chi lắm ai ơi
núi che mặt trời chẳng thấy người thương
thể thơ lục bát phản ánh và cô kết trung thành những phẩm chất thẩm mĩ của tiếng việt,với cách gieo vần, phối thanh và ngắt nhịp giản dị mà biến hóa vô cùng linh hoạt, phong phú và đa dạng, nó rất dồi dào khả năng diễn tả.
Bài thuyết minh này chép trong văn mẫu ra,nếu bạn muốn học tốt văn thuyết mình và cũng đễ thuận tiện cho việc học sau này thì mình khuyên bạn nên mua một cuốn sách văn mẫu về xem nhé! ^.^
bài này tạm ổn hì
 
Top Bottom