[văn 8]văn thuyết minh

H

hthbaby

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

các bạn viết giúp mình một bài viết giải thích " Vì sao nước lại quý? " bài dài không quá 800 từ nha các bạn, bài hoàn chỉnh rồi thì càng tốt, nếu không có bài hoàn chỉnh các bạn có thể cho mình dàn ý để viết bài này cũng được. Thanks mọi người nhìu
 
S

subon

ó thể bạn đang nghĩ rằng nguồn nước tự nhiên là tài nguyên vô tận, nhưng bạn đã sai, nước sạch là nguồn tài nguyên thiên nhiên có hạn, nếu tình trạng khai thác và sử dụng không hợp lý nguồn tài nguyên nước thì một ngày không xa Viêt Nam sẽ rơi vào tình trạng thiếu nước sạch, có thể thấy hiện nay vấn đề sử dụng nguồn nước của chúng ta còn nhiều lãng phí, nước sạch bị thất thoát nhiều do rò rỉ hệ thống dãn nước, trong khi đó nước máy được sử dụng tưới cây, rủa xe…, đẻ góp phần giúp bạn đọc thay đổi thói quyen và cachs nghĩ, tôi xin giới thiệu cho bạn đọc về kinh nghiệm và cách thực hiện tiết kiệm nước ở nước Đức, một quốc gia, giàu có, văn minh nhưng lại hết sức tiết kiệm trong việc khai thác sử dụng tài nguyên.

Tiết kiệm nước ra sao? Tôi phải học bài nhập gia tùy tục đầu tiên như thế này: tắm nước vòi sen không nên quá 4 phút, xả nước bồn cầu bằng nút tiết kiệm, gắn miếng nút chặn lavabo khi rửa tay hoặc rửa rau cải… Những tiểu tiết sinh hoạt này thoạt đầu tưởng buồn cười và có vẻ “xâm phạm” quyền tự do cá nhân, nhưng chẳng lâu sau tôi thật sự thấm rằng chuyện tiết kiệm nước đã hết sức phổ biến ở Úc từ lâu và là cả một chiến dịch tích cực được chính phủ đẩy mạnh lẫn người dân thực thi rất nghiêm túc.

Ở thời điểm này, nước Úc đang trải qua đợt hạn hán nặng nề nhất từ 100 năm qua! Từ giữa năm 2007, vùng đông namQueenslandbị hạn hán chưa từng có trong lịch sử, mực nước trong các đập hạ thấp tới mức trầm trọng. ỞSydney, lượng mưa ít ỏi gây khan hiếm nước và các nhà khoa học đoán chắc tình trạng này sẽ còn kéo dài hàng thập kỷ tới. Trong khi đó, cư dân thành phố lớn nhất Úc này sẽ tăng thêm 1 triệu người trong vòng 25 năm tới (theo The Daily Telegraph, 19-9). Nguồn nước đã giảm mà người sử dụng lại tăng nên lượng nước thiếu hụt là lẽ đương nhiên. Thế là dân Úc rầm rộ tiết kiệm nước!

Đáng nói là các chiến dịch về bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng, nguồn nước… ở Úc được tuyên truyền gắn sát sườn với lợi ích của người dân, và đưa ra những giải pháp thực tế cụ thể chứ không nói suông hay hô hào khẩu hiệu chung chung. Ông chủ nhà Gregory đưa tôi xem lá thư của Công ty cấp nước Sydney Water gửi đến từng hộ gia đình ở Sydney từ đầu tháng 8-2007 loan báo về dịch vụ WaterFixed sẵn sàng cung cấp và gắn vòi hoa sen loại tiết kiệm nước, bồn cầu có nút tiết kiệm nước, sửa chữa các chỗ rò rỉ nước với phí tổn gần như… miễn phí. Thậm chí ai đăng ký WaterFixed còn được bốc thăm trúng thưởng máy giặt tiêu chuẩn 4 sao hoặc 5A (máy giặt tiết kiệm nước).

Lá thư ghi rõ: “WaterFixed chỉ là một trong rất nhiều cách mà bạn có thể giúp gìn giữ nguồn nước cho cuộc sống”. Những cách khác là gì? Tùy vào thời điểm khan hiếm nước mà Úc có những mức độ hạn chế, tiết kiệm nước yêu cầu dân chúng thực thi, như từ ngày 1-10 vừa qua Sydney và các vùng phụ cận sẽ áp dụng chế độ tiết kiệm nước mức độ 3 (trước đó vùng đông nam Queensland đã áp dụng chế độ tiết kiệm nước đến mức 5 – mức rất cao). Mức độ tiết kiệm nước có các qui định như chia số nhà chẵn, lẻ và chia thời gian cố định trong ngày để tưới cây, bơm nước; không được dùng nước máy để rửa xe; gia đình nào dùng hơn 800 lít nước/ngày phải nộp giấy thẩm định nước dùng vào các sinh hoạt gì để cơ quan cấp nước kiểm tra và tìm cách giúp hộ đó tiết kiệm nước. Chính quyền luôn khuyến khích người dân dùng ít hơn mức qui định (ví dụ ở mức độ hạn chế 5, mỗi người chỉ được sử dụng 140 lít nước/ngày), sử dụng vòi tắm có những lỗ nhỏ, dùng nước mưa hoặc nước đã qua sử dụng để tưới cây…

Điều thú vị là một mặt qui định hạn chế nước khá chi li, mặt khác ủy ban quản trị nước ở các bang của Úc lại xúc tiến chương trình bồi hoàn chi phí phần lớn mà dân chúng đã dùng cho việc mua sắm trang thiết bị tiết kiệm nước, bồn trữ nước mưa, hệ thống dùng nước tái sinh… trong nhà.

Không chỉ dân thường mà cả công sở chính quyền cũng phải làm gương tiết kiệm nước. Như trụ sở Quốc hội Úc lên kế hoạch giảm 1/3 lượng nước dùng mỗi ngày, thực hiện nhiều biện pháp tiết kiệm nước như tắt vòi phun nước, thay đổi bông sen phòng tắm…

Cần nói hơn nữa, Úc không phải là quốc gia duy nhất kêu gọi tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước. Ở Trung Quốc, để tránh nguy cơ thiếu hụt nước trầm trọng, đã có 100 dự án tiết kiệm nước thực nghiệm để chọn ra dự án tốt nhất đưa vào áp dụng trên toàn quốc nhằm cắt giảm mức nước tiêu thụ trong vòng ba năm tới. Chính phủMalaysiabuộc mọi tòa nhà có mái rộng phải xây bồn chứa để trữ nước mưa (sử dụng để rửa xe, vệ sinh bồn cầu và trồng cây), còn riêng nước máy chỉ dành cho việc ăn uống, tắm rửa.

Từ chuyện tiết kiệm nước ở xứ sở kanguru phồn vinh, chợt thấy VN mình “giàu” làm sao khi nhớ đến những con số thất thoát nước khổng lồ của Sawac
 
Top Bottom