[ văn 8]Văn thuyết minh

B

baby_lovely_123

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Thuyết minh cai bếp gas?:eek: MẤY ANH CHI RÁNG GIÚP EM NHA! CUỘC ĐỜI EM PHỤ THUỘC VÀO BÀI VIẾT NAY ĐÓ_PLEASE!
Chú ý Không đặt các tiêu đề phản ánh không đúng nội dung bài viết như: "Help me", "giúp em với", "cứu với", "hehe" v.v...hoặc các tiêu đề có biểu cảm (!!!, ???, @@@).
Đã sửa.Thân
 
Last edited by a moderator:
B

boboiboydiatran

MB
giới thiệu chung về lịch sử và nguồn gốc của chiếc bếp gas
TB
*giới thiệu về hình dáng của chiếc bếp gas
-Gồm 2 phần
+phần bếp (chất liệu làm nên,các bộ phận,...)
+phần bình(chất liệu làm nên,công dụng,...)
*giới thiệu về những nơi sản xuất bếp gas nổi tiếng ở nước ta,công dụng và tác hại bếp gas
KB
công dụng của chiếc bếp gas trong thời đại công nghiệp hoá hiện đại hoá ở nước ta
_______________________________
mong mọi người góp ý thêm cho mình
 
H

huuthuyenrop2

Bếp xưa – bếp nay

Gần hai thập kỷ đổi mới, cái bếp của người Việt Nam đã khác xưa nhiều lắm. Thời của bếp dầu hôi mù, của bếp than tổ ong nghi ngút khói, cả bếp điện đã qua rồi. Lại càng xa cái thời bếp củi khổ ải.



tủ bếp ngày nay

Từ cái bếp thời nay…

Trong tư duy người thành phố hiện nay, bếp là một phần của phòng ăn, riêng rẽ, tách biệt với phòng khách, phòng ngủ. Phòng ăn là phần không thể coi nhẹ khi thiết kế nhà. Nó không chỉ rộng, thoáng, sạch sẽ mà cần phải hiện đại và tiện nghi ở thiết bị: tủ, kệ, chỗ rửa, máy hút mùi, bàn, ghế ăn, bộ đồ ăn, các loại đèn… và dĩ nhiên không thể thiếu, phải là một bếp gas xinh xắn.

Không chỉ ở thành thị, mươi năm nay, bếp gas không còn là thứ lạ mắt và xa xỉ với người dân nông thôn. Đó cũng là nguyên nhân khiến người ta bỗng dưng thờ ơ với rơm, rạ - những thứ vốn là nguồn chất đốt chính trước kia.

Từ độ có cái bếp gas len vào cuộc sống gia đình, công việc bếp núc, nội trợ nhẹ nhàng hẳn.

…Đến cái bếp trong tâm thức người Việt

Với người Việt, cái bếp gắn liền với người phụ nữ. Quan niệm này thể hiện rất rõ qua câu tục ngữ “đàn ông cái nhà, đàn bà cái bếp”. Chỉ có điều, khá nhiều người cho rằng: hàm ý câu tục ngữ trên là coi thường, khinh rẻ phụ nữ. Thực ra, đó là một cách hiểu nông cạn do không nhận thức đúng vai trò cái bếp trong tâm thức người Việt. Từ quan niệm về sự thiêng liêng của cái bếp, câu tục ngữ trên khẳng định một cách thâm thuý và thuyết phục vai trò quan trọng của người phụ nữ trong gia đình với trọng cách giữ lửa - giữ cái gốc của cuộc sống.

Bất cứ nhà ai cũng có hai cái bếp - đó là quan niệm của người Việt: một bếp ở trên trời và một bếp dưới mặt đất. Bếp trên trời, nằm ở phía đông do một vị thần phụ trách, gọi là Đông trù tư mệnh quyết định việc sinh con, đẻ cái, kẻ hèn người kém. Bếp dưới mặt đất, thần phụ trách gọi là Táo phủ thần quân, trông coi gia sư, có gốc tín ngưỡng thờ Thổ công, một dạng của Mẹ đất. Thổ công gắn liền với thành ngữ “Đất có Thổ công, sông có Hà bá”. GS TSKH Trần Ngọc Thêm giải thích quan hệ giữa Thổ công (địa thần) với ông bà tổ tiên (nhân thần) trong gia đình rất thú vị: Thổ công định đoạt phúc hoạt cho cả nhà nên là vị thần quan trọng nhất. Nhưng ông bà tổ tiên sinh thành ra ta nên được tôn kính nhất. Để hài hoà trong thờ cúng, người Việt xếp cho ông bà tổ tiên ngự tại bàn thờ tôn kính nhất ở gian giữa, Thổ công thì ở bên trái. Bên trái, theo ngũ hành là phía đông, nơi quan trọng thứ hai sau trung tâm. Tuy địa vị kém ông bà tổ tiên, nhưng Thổ thần được gọi là Đệ nhất gia chi chủ.

Như vậy, từ một cái bếp thô mộc, dân gian đã thêu dệt nên câu chuyện độc đáo và thật sự xúc động, đẩy nó thành biểu tượng về tình yêu chung thuỷ, lối sống nghĩa tình - một quan niệm thẩm mỹ thấm đẫm tinh thần nhân văn - như nhận xét của nhà nghiên cứu văn hoá dân gian, giáo sư Vũ Ngọc Khánh.



… Và tục cúng Thần bếp

Đúng ra là trước tết, vào ngày 23 tháng chạp, thường được gọi là ngày tiễn ông Táo lên chầu trời. Hai ba tháng chạp tiễn ông Công/ Thường tục ngày xưa có phải không?/ Chẳng biết hoàn cầu đâu cũng thế?/ Hay chỉ người Nam lẽ tục chung/ Ngựa cá ông lên chầu thượng đế/ Trần gian xin nhớ tới tôi cùng! (Tản Đà)

Lâu nay, đó là một trong những lễ cúng quan trọng nhất. Lôgic nằm ở chỗ: cuối năm, nhà nào cũng muốn có một cuộc tổng kết gia đình về những việc đã làm và chưa làm được. Việc tổng kết phải có người “duyệt”. Vua thì xa nên người dân đành trông cậy vào trời và người nhận trách nhiệm báo cáo với trời không thể ai khác ngoài ông Táo. Tất nhiên, bếp là nơi diễn ra việc cúng tiễn. Hai ông Táo phụ tá bà Táo, bà Táo ở nhà bếp nên không thể chụẩn bị kiệu hay ngựa mà phải chọn cá; phải là loài cá hoá được thành rồng, tức loài cá chép gắn với câu chuyện cá chép vượt vũ môn có gốc tích từ Hương Khê, Hà Tĩnh.

Thật là một sự “bịa đặt” khéo léo của dân gian nhằm đáp ứng nhu cầu chủ quan nhưng rất chính đáng và lành mạnh của mình!
nguồn: thacviet
 
H

huuthuyenrop2

Hàng triệu nông dân ở Indonesia có thể hưởng lợi từ một loại bếp gas đơn giản bằng cách đun nấu thức ăn từ công nghệ biến khí gas từ vỏ trấu. Vỏ trấu là phế thải có rất dồi dào tại đảo quốc này, nơi mà trung bình một năm sản xuất ra khoảng 58 triệu tấn gạo.

Loại bếp này rất giản dị thực ra nó là một loại bếp bằng kim loại, phát ra ngọn lửa màu xanh có độ trong suốt đã được phát minh và đi vào vận dụng ở Philippines và sau đó là được đem giới thiệu ở Indonesia do Alexis Belonio, một kỹ sư nông nghiệp người Philippine. Sau khi nhận được giải thưởng Rolex SS của Thụy Sĩ tại buổi lễ trao giải khá đặc biệt ở thủ đô Manila, ông Belonio phát biểu: “Bằng cách sử dụng loại thiết bị bếp gas này các nông dân trồng lúa có thể tiết kiệm một số tiền tương đương 150 USD / năm, số tiền này rẻ hơn nhiều nếu so với việc sử dụng dầu hoả hoặc khí đốt thiên nhiên qua tinh chế. Đồng thời việc sử dụng bếp gas đun bằng vỏ trấu có thể giúp cho hàng trăm triệu nông dân trên thế giới có thể sống khoẻ với mức thu nhập chưa tới 2 USD / ngày”.



Những lợi ích có từ phát minh của ông Belonio đó là nguồn nhiên liệu trấu lúa khá dồi dào và hầu như “cho không, biếu không”, hiện diện tại các hộ gia đình nông dân hoặc tại các nhà máy xay xát lúa, việc sử dụng bếp gas đun bằng trấu có thể giảm thiểu khói thải khí đốt độc hại và cắt giảm nhu cầu sử dụng củi đun. Tờ The Jakarta Post nói: “Hàng năm, Indonesia tạo ra hơn 10 triệu tấn trấu và phần lớn chúng trở thành rác. Nhưng hiện tại đây là một nguồn nhiên liệu khổng lồ”.

Được biết ông Alexis Belonio là 1 trong 10 gương mặt của giải thưởng Rolex SS dành cho doanh nghiệp vào năm 2008, nhằm vinh danh những nhà phát minh ưu tú trong nhiều lĩnh vực khác nhau, giải được hình thành kể từ năm 1976. 5 người được nhận giải thưởng Rolex hạng nhất, mỗi người sẽ được trao tặng số tiền lên tới 100.000 USD; 5 người nhận được giải thưởng Rolex hữu nghị, mỗi người sẽ được trao tặng số tiền 50.000 USD, trong đó có cả ông Alexis Belonio. Những người thắng cuộc đã được ban tổ chức sàng lọc rất kỹ lưỡng từ 1.500 ứng viên nhà phát minh từ hơn 125 quốc gia trên thế giới. Ban hội thẩm chấm giải là những nhà khoa học, kinh tế gia và các chuyên gia trong nhiều lĩnh vực từ khắp nơi trên thế giới.

Giải thưởng Rolex SS mang tính toàn cầu và là một trong những giải thưởng khá danh giá dành cho các nhà phát minh xuất sắc nhất thế giới trong những lĩnh vực mang lại sự tiến bộ cho con người.

Ông Alexis Belonio, 48 tuổi, là một phó trợ tá kỹ sư nông nghiệp, hiện đang giảng dạy tại trường Cao đẳng Nông nghiệp thuộc Đại học Trung Ương Philippines toạ lạc tại thành phố Iloilo. Bản thân ông Belonio từng nhận thức rằng cánh nông dân đã sử dụng trấu trong đun nấu thức ăn từ trước đó, nhưng phương pháp đun nấu này không tốt lắm vì đọng rất nhiều muội đen bồ hóng, không đảm bảo an toàn về sức khoẻ, hơi nóng không được tập trung tối đa do đó thời gian nấu rất chậm. “Nhưng bằng quy trình khí hoá do tôi phát minh ra, tôi đã tập trung để chế tạo nên một loại bếp gas có thể nấu chín thức ăn hoặc đun sôi nước rất nhanh chóng. Một tấn vỏ trấu có thể quy đổi thành 415 lít khí đốt hay bằng 378 lít dầu hoả”, ông Belonio thêm vào.

Quy trình chế tạo của ông Belonio được tiến hành thực nghiệm tại nhà xưởng Minang Jordanindo, đã chỉ ra rằng chỉ bằng một nhúm vỏ trấu cũng có khả năng để đun sôi nước trong thời gian 7 phút. Mặt khác đun nấu bằng bếp gas đun vỏ trấu sẽ làm hạn chế tối đa khói bụi độc hại trong hộ gia đình. Mặt khác, sau khi đã đốt vỏ trấu thành than bột thì thứ than bột này có thể được tái xử lý để tăng thêm chất dinh dưỡng cho đất trồng hoặc ép nó tạo thành các tấm bìa các-tông. Trước đó, mẫu bếp gas đun bằng trấu đã được ông Belonio chế tạo ra ở Philippines kể từ năm 2003 nhưng cái giá của nó khi đó khá đắt, lên tới 100 USD/bộ, cái giá đó chẳng thể nào đụng tới tầm với của đại bộ phận dân làm nông nghiệp.

Ông Belonio chia sẻ: “Bằng các đợt khảo nghiệm xa hơn cộng với sự tài trợ của hãng Minang Jordanindo đã giúp cho tôi có điều kiện để chế tạo ra một mẫu bếp gas mới, cắt giảm giá thành của mẫu bếp gas ban đầu xuống chỉ còn 25 USD/bộ. Nhưng tham vọng của tôi là sẽ làm cho giá thành của bếp gas giảm xuống cực thấp chỉ còn 10 USD/bộ”.
nguồn:http://csvtsnt.ning.com/
 
Top Bottom