{văn 8 } văn nghị luận

P

phamducanhday

tham khảo nhá
Nói dối là một thói xấu và là một bệnh chung của xã hội ngày nay.Nói dối cũng chính là sự không trung thực,hành động đó dần sẽ làm cho con người không sống thực với chính bản thân mình ,làm mất đi lý trí và sẽ sống trong sự giả dối của chính lương tâm.
Việc nói dối còn gây ra nhiều tác hại xấu đến chính bản thân . Nó làm ta mất đi sự tín nhiệm của mọi người xung quanh,làm mất đi tư chất và nhân cách của một con người.Nó còn có hại đối với công việc à bạn đang làm,nói nối dối sẽ khến sự tín nhiệm trong công việc bạn mất đi. Liệu có ai trong chúng ta muốn giao công việc cho người không trung thưc...Khi nói dối ,có thể ta sẽ nhận được những cái lợi trong thời gian đầu ,nhưng có biết rằng,điều ảnh hưởng xấu sẽ còn nhiều gấp hai gấp ba lần .
Bạn cứ hình dung ra một đất nước chìm trong sự giả dối. Chúng ta phải sống một cách căng thẳng và trong đầu chỉ luôn nghĩ tới việc đáp trả và mất lòng tin với tất cả mọi thứ xung quanh,luôn toan tính một cách mưu mô và xảo quỵt hơn để đối đầu với nó. Và nếu một đất nước giả dối như thế,thì liệu các quốc gia lân cận có thể nào hợp tác với chúng ta,vì ai cũng hiểu rõ rằng ,sự trung thực , uy tín là nền tảng để xây dựng sự hpợp tác lâu dài giữa các nước láng giềng.
Đáng nói nhất là tác hại của việc nói dối không chỉ gây ra hậu quả xấu cho ta ,mà còn cho cả một thế hệ con cái.Vì nói dối là một thói quen khó chữa.nó có thể lan tràn sang con cái,khi nó thấy việc nói dối là một việc làm bình thường.Đó là một nguy hiểm lớn cho việc giáo dục cả một thế hệ tương lai. Rõ ràng, nói dối là một bệnh rất nguy hiểm đối với chúng ta.Chỉ khi nào chúng ta hiểu ra tác hại của nó thì chúng ta mới sớm đưa đất nước đi lên.Có như thế,xã hội sẽ sống trong sự tươi sáng bởi những lý tưởng chân thực nhất,không lọc lừa,không gian dối,để thế hệ sau này tiến bước đi lên theo con đường tươi đẹp nhất


tham khảo google.com
 
F

friendoftheworld

Một chút ý kiến nhỏ

Nói dối là một trong những thói quen rất xấu trong xã hội loài người, làm cho con người mất đi phẩm chất giá trị của bản thân. Tuy hai từ nói dối xem chừng rất nhẹ nhưng lại mang đến những hậu quả không lường, việc không trung thực trong cuộc sống đồng nghĩa với việc người đó đang phải đối mặt với chính toà án lương tâm của mình và chờ bản án cho chính người đó.
Ngoài ra, việc nói dối không những làm mất đi sự tín nhiệm của mọi người xung quanh đối với mình mà còn làm cho con người mất đi lý trí, nhân cách và phẩm chất đạo đức của người đó. Con người sẽ luôn sống mặc cảm và cô đơn biết nhường nào khi không còn sự tín nhiệm của mọi người, bị xa lánh, phân biệt và chế giễu.
Đôi khi con người nói dối vì muốn cố gắng che giấu sự thật khi bị mắc lỗi và không muốn người khác biết nhưng họ không hề hiểu rằng nói dối không chỉ ảnh hưởng một phần về đạo đức mà còn nghiêm trong hơn về sức khoẻ, suy nhược tinh thần, uy tín trong công việc, quan hệ bạn bè, đồng nghiệp. Làm người khác có cái nhìn lệch lạc về cuộc sống. Nếu một quốc gia bị chìm trong tệ nạm xã hội này thì sẽ mất sự tôn trọng tin tưởng và gắn bó giữa các nước láng giềng, kinh tế suy thoái, mất đi nền tảng xã hội. Nếu muốn xây dựng một mối quan hệ xã hội tốt đẹp, bản thân mỗi con người và tập thể cộng đồng góp phần hạn chế tích cực căn bệnh nguy hiểm này, đồng thời sống chân thật, phát triển lý tưởng xã hội, thẳng thắn đối mặt.
Đây là bài văn tự mình suy nghĩ viết ra, có hơi trùng lặp, khó diễn tả ngôn ngữ một chút và cũng không hay bằng bài mẫu của bạn phamducanhday, bạn tự viết lại cho hay hơn nhé.
Chúc bạn thành công. THÂN MẾN.
 
Last edited by a moderator:
A

anhvippro1209

Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận, nêu yêu cầu cần phải chứng minh.
Thân bài:
Luận điểm 1: Tác hại của việc nói dối.
- Nói dối là gì? Hãy chứng minh những tác hai mà nói dối gây ra.

- Nói dối là nói không đúng sự thật làm sai lệch sự thật để che giấu khuyết điểm hay lỗi lầm do mình gây ra.

- Tác hại:

+ Gây mất niềm tin -> Ảnh hưởng đến học tập lao động.

+ Hình thành thói quen xấu -> con người không trung thực -> cuộc sống cô độc, mặc cảm.

- Dẫn chứng: Những câu chuyện trong văn chương, trong thực tế.

Luận điểm 2: Cách khắc phục.
- Tự rèn luyện tính trung thực, thật thà, dũng cảm, nhận sai lầm khi phạm khuyết điểm.

- Tránh xa những đối tượng xấu, những tệ nạn xã hội.

- Sống hòa đồng, nhân ái và lương thiện với mọi người.
Kết bài: Rút ra bài học.
 
D

dellany

hay\sum_{i=1}^k a_i^n[YOUTUBE]:-SS:)|\{ABC}\oint_{}^{}:khi (161)::khi (161)::khi (161)::khi (161)::khi (161)::khi (161)::khi (161):[/YOUTUBE]
 
Top Bottom