[Văn 8] Văn Nghị Luận

S

susu_1412

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Đề 1: Viết bài văn nghị luận để khuyên 1 số ban trong lớp cần chăm chỉ học tập hơn
Đề 2: Viết bài văn nghị luận để nói vè lợi ích những chuyến tham quan du lịch đối với học sinh
Đề 3: Có ý kiến cho rằng đọc sách là công việc vô cung bổ ích vì nó giúp ta hiểu thêm về đời sống. Hãy trình bày ý kiến của em về ý kiến trên
Chú ý cách đặt tiêu đề và bạn không đc dung chữ đỏ nhé chữ màu dỏ chỉ có mods mới được dung
Đã sửa.
Thân~.
 
Last edited by a moderator:
L

lamnun_98

Đề 1:

Trong lớp ta, từ đầu năm nay đã xảy ra một số tình trạng các bạn ham chơi, lười học nên kết quả học tập học kì một không được tốt. Do hỏng một khoản kiến thức khá lớn nên hầu như các bạn hụt hẫng, mất đi niềm tin không cố gắng được trong những học kì còn lại và những năm học sau này.

Các bạn hãy nhgĩ đến tương lai khoa học sau này, một tương lai công nghệ hoá hiện đại hoá, tất cả mọi thứ đều có sự tiến bộ vượt bậc. Liệu không có kiến thức trong đầu bạn có làm được chuyện gì ra hồn trong tương lai mình không ?Bạn theo đuổ kịp sự hiện đại đó không? Các bạn muốn bây giờ mình vui chơi thoải mái, thả mình với thời gian, hay muốn sau này mình sẽ làm được một điều gì đó cho nhân loại, bạn sẽ hết sức vinh dư, đi đâu cũng được mọi người khen ngợi, ca tụng, tiếng thơm còn lưu lại lịch sử khoa học muôn đời. Nếu bây giờ, bạn học hành không đàng hoàng, không cố gắng, lơ là, chễnh mảng, tương lai bạn sẽ ra sao? Mọi người chê cười, xỉ nhục bạn, vì bạn quá quê mùa so với thời đại, bạn quá ngu ***, bạn đi đâu người ta cũng sẽ chẳng buồn để ý đến sự có mặt của bạn, thậm chí chê bai, có thể đuổi bạn đi nữa, bạn chịu nổi một ngày mai như thế không? Bạn chọn một tương lai thế nào?

Chắc hẳn, bạn sẽ chọn tương lai tốt đẹp kia và bạn không hề muốn tương lai còn lại xảy ra trong cuộc đời mình. Nếu bạn muốn thế thì tại sao bạn không học?

Đó chỉ là chuyện tương lai, còn hiện tại, kết quả học tập của các bạn không tốt, làm gia đình, thầy cô buồn phiền.Chắc hẳn, không có ai muốn ngườithân mình, học trò mình có kết quả học tập không tốt. Các bạn có thể vừa học vừa chơi nhưng làm sao bạn “nghiện” học chứ đừng nghiện game. Một khi bạn đã hiểu nghĩa thực sự của từ “học”, lúc đó bạn sẽ say mê học, không ngừng học, học lúc đó đối với bạn là một điều không thể thiếu trong cuộc sống, một ngày không học đối với bạn chẳng còn ý nghĩa gì. Đó là sự “nghiện tốt đẹp”. Và khi bạn lớn lên với biết bao kiến thức đã trao dồi từ bây giờ, bạn sẽ làm được gì nào? Một nhà bác học, sử học uyên bác, nhà chiêm tinh học tài ba,nhà khoa học, vật lí học vĩ đại của nhân loại hay bác sĩ, nhạc sĩ , nhà văn,... biết bao công việc tốt đang chờ bạn trong tương lai.

Như BÁc hồ đã từng nói ;”trẻ em hôm nay thế giới ngày mai”. Vậy từ hôm nay, bạn hãy học, học vì xã hội, đất nước Việt Nam, vì tương lai của chính mình các bạn nhe
 
L

lamnun_98

Đề 1:
Nếu còn trẻ mà không chịu học hành thì lớn lên sẽ chẳng làm được việc gì có ích !".

Học hành có tầm quan trọng rất lớn đối với cuộc đời của mỗi con người. Người xưa đã nhắc nhở con cháu rằng : “Nếu còn trẻ mà không chịu học hành thì khi lớn lên sẽ chẳng thể làm được việc gì có ích”. Bên cạnh đó còn có những câu : “Có học thì như lúa như nếp, không học thì như rơm như cỏ”. Hoặc : “Bất học bất tri lí” (Không học thì không biết lí lẽ, lẽ phải).

Suốt lịch sử phát triển mấy ngàn năm, nhân loại đã tích lũy được một kho tàng tri thức khổng lồ về tự nhiên và xã hội. Những tri thức ấy được lưu truyền từ đời này sang đời khác qua hình thức truyền miệng và chữ viết (sách). Muốn tiếp thu tinh hoa trí tuệ, con người chỉ có một con đường duy nhất là học, học suốt đời.

Nói đến học là nói đến trí lực, một năng lực suy nghĩ, một trực quan nhạy bén, một tư duy hợp lí. Điều ấy hết sức cần thiết cho tất cả mọi người. Chính vì vậy, ngay từ lúc nhỏ, bất kì ai cũng phải được học hành.

Trong mười hai năm ở trường phổ thông, học sinh được cung cấp những kiến thức sơ đẳng của một số bộ môn cơ bản như Toán, Lý, Hóa, Sinh, Văn, Sử, Địa, Ngoại ngữ… Tuy thế, học sinh phải chăm chỉ học hành thì mới hiểu và nắm vững kiến thức một cách có hệ thống. Nếu lơ là, chểnh mảng, thiếu nghiêm túc trong việc học hành thì rốt cuộc là tốn thời gian, tiền bạc mà kết quả thu được chẳng đáng là bao.

Thực tế cho thấy là có học có hơn. Mục đích của việc học là nhằm phục vụ cho mọi công việc đạt hiệu quả cao. Nếu ta đơn thuần làm việc theo thói quen hoặc kinh nghiệm có sẵn thì công việc sẽ tiến triển chậm và chất lượng không tốt. Cách làm như trên chỉ thích hợp với các công việc giản đơn, không cần nhiều đến trí tuệ. Còn đối với những công việc phức tạp liên quan đến khoa học kĩ thuật thì cung cách làm việc ấy là lạc hậu, lỗi thời. Muốn đạt hiệu quả tốt trong mọi lĩnh vực, chúng ta bắt buộc phải học, phải được đào tạo chính quy theo từng chuyên ngành và trong suốt quá trình làm việc vẫn phải học tập không ngừng, bằng mọi hình thức khác nhau.

Trong thời đại khoa học kĩ thuật phát triển với tốc độ nhanh như hiện nay thì tri thức (chất xám) của con người là tiền đề vô cùng quan trọng. Có nắm vững lí thuyết, chúng ta mới làm được những công việc phức tạp. Có nắm vững lí thuyết, chúng ta mới làm được những công việc phức tạp. Lí thuyết khoa học có tác dụng soi sáng, dẫn đường cho kĩ năng thực hành, con người sẽ rút ngắn được thời gian mò mẫm, tìm hiểu thực tiễn, do đó sẽ tránh được những sai lầm đáng tiếc.

Học không chỉ là quá trình rèn luyện tri thức mà còn là quá trình rèn luyện tình cảm và đạo đức. Con người ngoài cái trí còn cần có cái tâm. Học là để thấu hiểu những lẽ huyền bí của cuộc đời, của vũ trụ chứa đựng trong những công thức toán đơn giản hoặc trong những quy luật thịnh suy của một xã hội. Không hòa cái tâm của mình vào trong cuộc đời, vào vũ trụ để lắng tìm và cảm nhận thì làm sao có được những tín hiệu mách bảo cho trí tuệ con đường đi tới những lẽ huyền diệu và bí ẩn kia ?. Như vậy là có biết bao kién thức mới, nhận thức mới về cuộc đời, về thế giới mà chúng ta tìm kiếm được không chỉ bằng lí trí mà còn bằng cả tâm hồn.

Học cần có cái trí và cũng có cần có cái tâm là vì thế. Học cũng là để sáng thêm cái trí, lành thêm cái tâm và để đóng góp tài đức của mình cho sự nghiệp xây dựng đất nước mạnh giàu.

Điều quan trọng là đã học thì phải học đều các môn khoa học tự nhiên và khoa học xã hội.

Văn, Sử là những môn học cần thiết, nếu không nói là đặc biệt quan trọng để tạo nên nhân cách. Nếu chúng ta không coi trọng các môn này thì tâm hồn sẽ khô cứng, vô cảm trước con người và cuộc đời mà dẫn đến thái độ dửng dưng trước vẻ đẹp phong phú và sự giàu có của lịch sử văn hóa dân tộc.

Sẽ không ai trách chúng ta khi chỉ thích học Tin học, Kinh tế, Ngoại ngữ… Nhưng nếu chỉ giỏi chữ số mà quên chữ viết, giỏi kĩ thuật mà kém văn hóa thì sẽ là thiệt thòi lớn cho mỗi con người.

Việc học hành quan trọng như vậy, do đó chúng ta không thể coi nhẹ vai trò của việc học hành. Đúng là : “Nếu không có học hành đến nơi đến chốn thì lớn lên, chúng ta sẽ chẳng làm được việc gì có ích”.

Hiện nay, một số bạn trẻ không nhận thức được tầm quan trọng của việc học đối với sự thành công hay thất bại của đời người. Nhận thức lệch lạc thường dẫn đến hành động sai lầm. Bỏ học đi chơi, giao du với những thành phần bất hảo để rồi bị rủ rê, sa ngã vào con đường cờ bạc, chơi bời, hút chích… dần dần những người đó sẽ đánh mất nhân cách, mất khả năng làm việc và trở thành gánh nặng cho gia đình, xã hội. Một cuộc sống như thế không đáng gọi là cuộc sống của một con người chân chính. Đến lúc nào đó tỉnh ngộ, dẫu có ăn năn, hối hận thì cũng đã muộn màng.

Những kiến thức mà chúng ta tiếp thu được từ nhà trường, sách vở và cuộc đời nếu đem áp dụng vào thực tiễn sẽ mang lại nhiều thành quả tinh thần, vật chất cho cuộc sống của bản thân, gia đình và xã hội.

Tri thức loài người mênh mông như biển cả (“Bể học vô bờ”). Dẫu chúng ta có miệt mài học suốt cuộc đời thì cũng chỉ là tiếp thu được một phần rất nhỏ. Bác Hồ dạy : “Học ở trường, học trong sách vở; học lẫn nhau và học ở dân”. Lenin cũng từng khuyên thanh niên : “Học ! Học nữa ! Học mãi !”. Đó là những lời khuyên chí lí, có giá trị đối với mọi thời đại. Nếu không coi trọng việc họ thì chúng ta sẽ không thể đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của đất nước trong giai đoạn mới.
Chú ý : Không dẫn link web khác
 
Last edited by a moderator:
L

lamnun_98

Đề 3
Từ lâu con người đã biết đến sự kì diệu của sách.Sách,đó là cái thần kì trong những cái thần kì mà nhân loại đã sáng tạo nên.Thật không thể hình dung một nền văn minh mà không có sách.Từ hàng nghìn năm trước,khi chưa có chữ in,chưa có máy in,chưa có cả giấy bút nữa,thì nhân loại đã nghĩ đến sách rồi,đã có những hình thức đầu tiên của sách rồi.Sách là cái cần có để con người lưu giữ và truyền lại cho người khác,cho thế hệ khác,những hiểu biết của mình về thế giới xung quanh,những khám phá về vũ trụ,về con người,cả những ý nghĩ,những quan niệm,những mong muốn về cuộc sống cần gửi đến cho mọi người và trao gửi đến đời sau.

Sách,đó là kho tàng chứa đựng những hiểu biết của con người đã được khám phá,chọn lọc,thử thách,tổng hợp.Sách là nơi kết tinh những tư tưởng tiên tiến nhất của các thời đại,những hoài bão mạnh mẽ nhất,những tình cảm tha thiết nhất của con người.Chỉ có những gì mà con người cảm thấy bức xúc cần nói,cần truyền lại,mới đi vào sách.

Tác động của sách không hề bị giới hạn bởi thời gian và không gian.Con người ngày nay vẫn không giảm sút hứng thú tìm lại những trang sách đã có hàng mấy nghìn năm nay,từ những hình vẽ bí hiểm trên những phiến đất sét,những chữ cái từ lâu đã trở nên lạ lùng trên các tấm da cừu,những con chữ tượng hình trên các thẻ tre…cho đến hôm nay,những cuốn sách được in hàng loạt bằng những máy in điện từ hiên đại.Một người sống ở một làng hẻo lánh Châu Á cũng có thể đọc được cuốn sách của một người viết từ một đất nước xa xôi ở Châu Mĩ.Thật có thể không ngoa rằng: có sách,các thể kỉ và các dân tộc xích lại gần nhau.
Sách đưa đến cho người đọc những hiểu biết mới mẻ về thế giới xung quanh,về vũ trụ bao la,về những đất nước và dân tộc xa xôi.Những quyển sách khoa học có thể giúp người đọc khám phá ra vũ trụ vô tận với những quy luật của nó,hiểu được quả đất tròn mang trên mình nó bao nhiêu đất nước khác nhau với những hoàn cảnh thiên nhiên khác nhau.Những quyển sách xã hội học giúp hiểu biết về đời sống con người trên các phần đất khác nhau đó với những đặc điểm về kinh tế,lịch sử,văn hóa,những truyền thống,những khát vọng.

Sách,đặc biệt là những cuốn sách văn học,giúp ta hiểu biết về đời sống bên trong của con người,qua các thời kì khác nhau,ở các dân tộc khác nhau,những niềm vui và nỗi buồn,hạnh phúc và đau khổ,những khát vọng và đấu tranh của họ.

Sách còn giúp người đọc phát hiện ra chính mình,hiểu rõ mình là ai giữa vũ trụ bao la này,hiểu mỗi người có mối quan hệ như thế nào với người khác,với tất cả mọi người trong cộng đồng dân tộc và cộng đồng nhân loại này.Sách giúp người đọc hiểu được đâu là hạnh phúc,đâu là nỗi khổ của mỗi người và phải làm gì để sống cho đúng và đi tới một cuộc đời thật sự.Sách mở rộng những chân trời ước mơ và khát vọng.

.Những trang sách của Bruno,Galie về quả đất và thái dương hệ đã mở ra cho loài người một thời kì mới trên con đường chinh phục tự nhiên.Những trang sách của Dacuyn về các giống loài không chỉ giúp con người hiểu rõ về các giống loài sinh vật mà còn hiểu rõ hơn về chính con người.Sách của Secspia,của Diderro,Monteskier rồi của Mac,Angghen…thực sự đã giúp con người làm những cuộc cách mạng.Đọc Bangdac ta hiểu về thế giới tư bản với sức mạnh lạ lùng của đồng tiền.Đọc thơ Tago,thơ Lý Bạch,Đỗ Phủ,ta hiểu đời sống và tâm hồn của cả những dân tộc.Đọc Nguyễn Du,Hồ Xuân Hương,Cao Bá Quát…ta hiểu xưa kia cha ông ta từng đau khổ và ước mơ những gì…Thật không sao kể hết “những chân trời” mà các trang sách đã mở rộng trước mắt ta.Có thể nói một cách tóm tắt rằng: lợi ích của sách là vô tận.Ta đồng ý với lời nhận xét của M.Gorki cũng là tiếp nhận lời khuyên bao hàm chứa trong câu nói ấy : Hãy đọc sách,cố gắng đọc sách càng nhiều càng tốt.
Từ khi xuất hiện chủ nghĩa tư bản,mọi vận dụng của con người,trong đó có sách,đều trở thành hàng hóa.Sách không chỉ là cái do con người viết ra cho con người đọc,mà còn là một món hàng cho những ông chủ nhà in,chủ nhà xuất bản kiếm lời.Mục đích của những ông chủ ấy,nói chung,không phải là phục vụ nhân loại mà để kiếm lợi nhuận,lợi nhuận tối đa.Vì thế,trên thị trường sách,không phải bao giờ cũng chỉ có những cuốn sách tốt thực sự phục vụ mục đích cao cả của con người,mà còn có rất nhiều những cuốn sách vì mục đích kiếm lời,đã gây tác hại không nhỏ cho con người.

Thế nào là sách tốt ? Đó là những cuốn sách phản ánh chính xác quy luật của tự nhiên và của đời sống xã hội.Chúng giúp con người ta hiểu rõ về số phận của mình để có ý thức đúng về nghĩa vụ của mình trong đời sống.Một cuốn sách tốt phải giúp cho các dân tộc hiểu biết nhau hơn.Nó phải ca ngợi sự công bằng và tình hữu nghị giữa các dân tộc.Nó phải khiến cho con người thêm tự hào về mình,thêm vững tin ở cuộc sống để chiến đấu cho cuộc sống mỗi ngày một hợp lí và hạnh phúc hơn.Nó phải khiến cho tâm hồn con người trở nên phong phú hơn,độ lượng hơn,trong sáng hơn.

Đọc những cuốn sách như thế,đúng là chân trời mở rộng không chỉ trước mắt ta mà còn cả trong tâm hồn ta.Ta không chỉ tăng thêm hiểu biết mà còn tăng thêm giá trị và sức mạnh.
 
T

tiendat102

đề 3

Chúng ta đều biết rằng việc đọc sách rất quan trọng và cũng biết rằng nó có lợi cho chúng ta nhưng bạn có bao giờ kiên nhẫn đọc hết một cuốn sách và hiểu hết những gì mà cuốn sách đó mang lại cho bạn? Cuộc sống của chúng ta từ khi đi học đã gắn liền với những cuốn sách. Sách là người bạn đáng quý mà chúng ta cần trân trọng và nâng niu chúng. Đọc sách là nhu cầu của mỗi người và đừng quên đọc sách mỗi ngày.

Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, việc tìm kiếm thông tin trở nên dễ dàng hơn. Mặc dù vậy, chúng ta không thể phủ nhận một điều, sách là nguồn tri thức vô tận của nhận loại đến bây giờ và mai sau, sách là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta.

Từ xa xưa, con người ta đã tìm ra nhiều phương thức để lưu trữ thông tin mà người ta tích lũy được bằng việc khắc họa lên đá, khắc trữ lên các thanh tre, viết lên giấy… Cho đến bây giờ những thành quả tri thức nhân loại vẫn được lưu trữ chủ yếu thông qua sách. Sách là nơi lưu truyền mọi tri thức, mọi thành tựu mà loài người tích luỹ được qua các thời đại. Lênin đã dạy rằng: “Không có sách, không có tri thức. Không có tri thức, không có chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản”.
Chúng ta phải thừa nhận rằng trong cuộc sống, con người không thể thiếu sách. Thật vậy, bất kì ai cũng cần được đọc sách, bởi vì hiểu biết của con người do đọc sách mà có, đọc sách là nhu cầu không thê thiếu của mỗi con người. Đặc biệt đối với các bạn trẻ, đang nắm giữ chìa khóa của tương lai cần phải trang bị cho mình một vấn kiến thức phong phú. Chúng ta muốn phát triển bản thân, làm giàu thêm kho tàng tri thức nhân loại thì cần phải biết kế thừa những tri thức, thành quả cũ. Sách là kho tàng quý báu cất giữ di sản tinh thần nhân loại, cần được khai thác hiệu quả để mở ra cánh cửa tri thức nhân loại, nhằm phát hiện thế giới mới. Theo Ngọc Bích (2011) đánh giá trong đời sống tinh thần của mỗi chúng ta, sách đóng vai trò rất quan trọng: Sách là chiếc chìa khóa vạn năng mở cửa lâu đài trí tuệ và tâm hồn con người; là người thầy siêu việt thắp sáng trong ta nguồn tri thức vô biên, dạy chúng ta biết sống và biết hy sinh. Có thể nói sách chính là người bạn tâm giao chia sẻ mọi nỗi vui, buồn sâu kín của mỗi con người, và đọc sách từ lâu đã trở thành một nhu cầu cần thiết của xã hội loài người trên thế giới.

Bắt đầu từ khi được làm quen với sách, chúng ta được học đọc các con chữ kèm theo đó là những hình ảnh minh họa, dần dần chúng ta hình thành nên năng lực liên tưởng, tưởng tượng. Khi chúng ta đọc được từ “quả chanh”, ngay trong suy nghĩ của chúng ta đã hình thành nên hình ảnh quả chanh mà chúng ta đã được nhìn thấy đâu đó, rồi kèm theo đó chúng ta còn có cảm nhận thấy vị chua chua của nó, nếu như chúng ta đã từng được ăn một quả chanh một lần nào đó. Mọi sự vật sự việc đều nằm trong mối quan hệ tổng thể của nó, không thể tách riêng rẽ. Chính vì vậy, trong quá trình đọc, chúng ta cũng hình thành sự liên tưởng, so sánh, những vấn đề, những sự vật, sự việc trong cuốn sách với những gì ngoài thực tế, cũng như với những thông tin chúng ta đã biết ở một cuốn sách.

Không những đọc nhiều sách giúp hình thành kỹ năng ngôn ngữ mà nó sẽ giúp tăng cường khả năng giao tiếp. Tuy rằng khi chúng ta đọc sách, chúng ta chỉ tham gia vào quá trình giao tiếp một chiều giữa ta và tác giả, nhưng với quá trình đọc sách lâu dài sẽ giúp bạn dễ dàng nắm bắt vấn đề, học được các cách trình bày của tác giả về các vấn đề, dần dần chúng ta tổng hợp và kết hợp chúng, hình thành cho chúng một lối văn, cách trình bày vấn đề rõ ràng, rành mạch. Từ những vốn kinh nghiệm thu được thông qua việc đọc sách chúng ta áp dụng vào giao tiếp trực tiếp trong đời sống hằng ngày, như vậy là vừa học vừa hành và cuối cùng kỹ năng giao tiếp của chúng ta được nâng cao rõ rệt.

Nhìn một cách bao quát tổng thể, đọc sách là một cách giúp bạn sống tốt trong xã hội và làm người? M.Goroki từng nói : "Mỗi cuốn sách đều là một bậc thang nhỏ mà khi bước lên, tôi tách khỏi con thú và đến tới gần con người, tới gần quan niệm về cuộc sống tốt đẹp nhất và về sự thèm khác cuộc sống." Những giá trị tinh thần của những cuốn sách luôn hướng con người ta cái hay, cái đẹp; hướng tới lợi ích bản thân trong mối quan hệ với lợi ích chung của những người xung quanh. Theo Dr.Gúerin, sách không những để nâng cao trí thức mà còn nâng cao nhân cách. M.An-cốt có câu: “Một cuốn sách tốt mở ra thì gợi niềm hy vọng, khép lại thì đem lại điều hữu ích”. Cũng giống như khi bạn cầm trên tay một cuốn sách học tiếng anh, với hy vọng bạn sẽ học tốt tiếng anh. Và rồi, sau khi đọc và hiểu nó, bạn biết nói tiếng anh. Điều đó, thực sự có ích cho cuộc sống của bạn. Tóm lại, sách đem đến cho con người một cuộc sống tốt đẹp, hòa hợp giữa bản thân với cộng đồng, môi trường xung quanh, xã hội và cả nhân loại. Nhưng trước hết, đọc sách giúp chúng ta hoàn thiện mình càng tốt hơn.

Bên cạnh những lợi ích cho mỗi cá nhân đọc sách, những cuốn sách con là cây cầu xây dựng những mỗi quan hệ tốt đẹp trong xã hội. Ta đọc một cuốn sách hay và muốn đem chia sẻ với mọi người. Khi ta mua được cuốn sách quý và muốn lưu lại cho con cháu... Những cuốn sách đó là sợi dây nối liền tình cảm gia đình khi cha mẹ cùng con đọc sách, thông qua sách để dạy con và hiểu con. Các bạn trẻ tặng nhau những cuốn sách, gửi gắm vào đó là những tình cảm của mình... Và chính những người viết nên mỗi cuốn sách thực sự mong muốn xây dựng một cộng đồng đọc sách, mọi người gắn kết lại với nhau, xây dựng các mối quan hệ hài hòa giữa con người với con người và con người trong tổng thể xã hội.

Đọc sách là một nét văn hóa, mọi người cần giữ gìn và phát huy: Ngày nay đọc sách đã trở thành một nét văn hóa- văn hóa Đọc. Đó là ứng xử, giá trị và chuẩn mực đọc của mỗi cá nhân. Ứng xử, giá trị và chuẩn mực đọc lành mạnh của mỗi cá nhân trong xã hội là thói quen đọc, sở thích đọc và kỹ năng đọc lành mạnh của họ. Đó chính là nền tảng của một xã hội học tập, của việc học suốt đời, một yêu cầu cũng là một thách thức của xã hội hiện đại.

Đọc sách không chỉ là thói quen, sở thích mà còn là một nhu cầu không thể thiếu, một lối sống, là cái đích hướng đến của tất cả mọi người trong khát vọng trinh phục tri thức. Những gì chúng ta được biết chỉ như một hạt cát trong sa mạc, một giọt nước trong đại dương bao la. Đọc sách đúng là nhu cầu không thể thiếu được trong xã hội hiện đại. Đó là con đường để tích lũy tri thức, kĩ năng, chuẩn bị cho sự hòa nhập cộng đồng, thích ứng với môi trường và cống hiến cho xã hội. Tất cả mọi người ai cũng có khát vọng được trinh phục tri thức và đọc sách là một con đường dẫn đến khát vọng đó.

Đọc sách cũng là một nghệ uật tinh tế của đời sống tinh thần, thậm chí là một nghệ thuật sống. Biêlinxki đã có câu: “Đọc một cuốn sách xấu thì thà không đọc còn đỡ tệ hại hơn”. Cho nên, phải biết lựa sách để đọc cho phù hợp với bản thân. Mục đích cuối cùng của kỹ năng đọc là đọc có hiệu quả cao nhất, nắm chắc nội dung cốt lõi và biết vận dụng những điều đã đọc được vào cuộc sống của chính người đọc. V. I. Lênin đã từng có câu nói nổi tiếng: “Đọc cũng là một nghệ thuật”. Vì vậy phải chọn một quyển sách hay có giá trị, nội dung tốt, bổ ích chứ không phải cái nào cũng là hay là quý cả? Mọi thứ đều phải có sự chắt lọc mới có kết quả như ý! Damiron đã noi: “Lựa sách mà đọc cũng như lựa bạn mà chơi. Hãy coi chừng bạn giả”.

Văn hóa đọc không chỉ thể hiện ở việc bạn đọc hì hục đọc mỗi ngày bao nhiêu trang sách mà còn thể hiện ở việc bạn đối xử với sách và việc đọc thế nào? Xu hướng đọc hiện nay ít nhiều có biểu hiện lệch lạc. Giới trẻ - đối tượng chúng ta đang hướng tới xây dựng thế hệ đọc tương lai - có xu hướng đọc những chuyện tranh với những nội dung đơn giản, vô bổ, thậm chí thiếu lành mạnh, ngại đọc các loại sách kinh điển, lý luận, đặc biệt các sách dày, nhiều tập. Đọc nhiều sách sẽ rất có ích cho mình, tuy nhiên, cũng cần phải lựa những cuốn sách hay và thật cần thiết để tránh tình trạng "đọc nhiều mà không hiểu được bao nhiêu". N.Ô-xtơ-rốp-xki nói: “Sách có thể ít đi một chút nhưng phải tốt đẹp hơn, không nên đặt 1 cuốn sách tầm thường lên giá sách, đừng ăn cắp thời gian của người lao động”. Sách là người bạn tri kỉ mà mỗi người đọc sách có được vì vậy hãy biết quý trọng và gìn giữ chúng.
 
Top Bottom