[Văn 8] Văn học 8

A

aghllnq

Last edited by a moderator:
W

windysnow

Việc dời đô mang ý nghĩa chuyển từ thế phòng thủ sang thế phát triển quốc gia trên nhiều mặt
Về chính trị - văn hóa: một vùng đất với nhiều lợi thế, đồng thời là đầu mối giao thông, buôn bán quan trọng, địa hình rộng rãi là nơi hội tụ giao lưu văn hóa trong điều kiện có đầy đủ cơ sở kinh tế - xã hội, cư dân no ấm, văn hóa cũng dựa vào đó mà phát triển và đạt được nhiều thành tựu rực rỡ, để lại di sản Thăng Long văn hiến cho dân tộc. Cùng với việc xây dựng hoàng thành Thăng Long, đã trở thành trung tâm văn hóa, chính trị của cả nước, chi phối một cách trực tiếp, điều hành mọi mặt của đời sống đất nước. Đồng thời thể hiện ý đồ chính trị của nhà cầm quyền là để dễ điều hành, quản lý nhân dân; bên cạnh đó dễ dàng thu nguồn nhân lực vật lực từ nhân dân dể phục vụ, nuôi sống bộ máy hành chính nhà nước và các giai cấp và tầng lớp thống trị.
Về hành chính: do địa hình thuận lợi, lại nằm giữa trung tâm của đất nước lúc bấy giờ, nên việc thiết lập một mạng lưới hành chính một cách chặt chẽ từ trung ương lan tỏa ra những vùng xung quanh được tiến hành một cách có hệ thống, thậm chí đến những vùng cao ở Tây Bắc hay xuôi về phương Nam, từ đó có thể dễ dàng đưa quân đi và thiết lập cơ sở hành chính ở các nơi này.
Về quân sự: ở Hoa Lư (Ninh Bình) là một địa bàn chật hẹp chỉ mang ý nghĩa phòng thủ là chính con tấn công và phát triển kinh tế thì rất khó khăn. Việc vận động chiến đấu của binh lính thủy bộ gặp phải nhiều trở ngại do địa hình núi non hiểm trở, chỉ thuận lợi cho việc phòng thủ; còn ở Đại La địa hình bằng phẳng, có nhiều nhánh sông chằng chịt thông thương ngược lên mạng bắc, qua phía tây, xuôi về phương nam và có nhiều sông đổ ra biển qua nghiều cửa sông, phù hợp với cách đánh vận động chiến của cả hai bộ phận quân thủy bộ, đặc biệt là thủy binh, thế mạnh quân sự chính của cư dân Đại Việt lúc bấy giờ. Với địa hình như thế có thể đưa quân đi tác chiến ở các khu vực tỏa ra từ trung tâm Thăng Long.
Về kinh tế: đây là một vùng hậu cần quan trọng, một nơi đồng bằng trù phú mật ngọt, có khả năng cung cấp đầy đủ, thậm chí là dồi dào nguồn nhân lực, vật lực trong thời bình cũng như thời chiến. Trong thời bình, thì cung cấp lực lượng lao động phát triển kinh tế và nguồn lương thực thực phẩm nuôi sống bộ máy nhà nước và cư dân nơi đây. Trong thời chiến, thì cung cấp quân lực, lương thực thực phẩm, phương tiện chiến tranh và các loại vũ khí, trang thiết bị cho quân đội. Là một vùng có đất đai canh tác màu mỡ rộng lớn, cư dân đông đúc thuận lợi để phát triển nông nghiệp và nhiều ngành thủ công, thông qua việc giao lưu buôn bán qua nhiều con đường thủy bộ.
Từ những ý nghĩa trên, thông qua tầm nhìn xa trông rông của Lý Thái Tổ đã tạo nên sự phát triển cho Thăng Long – Hà Nội đến ngày hôm nay. Thăng Long mãi là hình ảnh con rồng bay thẳng lên bầu trời xanh tượng trưng cho sự phát triển của con dân đất Việt này.
Đô thị Thăng Long hình thành
“Thăng Long đô hội rộn ràng
Gần xa vang tiếng kinh thành rồng bay”
Kinh đô Thăng Long được nhiều người biết đến bằng việc Lý Công Uẩn ra chiếu dời đô từ Hoa Lư ra Đại La mà dựng nên. Tuy thế, đó chỉ là về mặt kinh đô còn về mặt thị tứ được hình thành ra sao để có được một đô thị sầm uất, nhộn nhịp trở thành trung tâm văn hóa của đất nước lúc bấy giờ thì quả là một quá trình được hình thành một cách có quy luật mang nặng tính phương Đông.
Quá trình hình thành đô thị theo quy luật mang nặng tính phương Đông được thể hiện bắt đầu bằng việc Lý Công Uẩn ra chiếu dời đô và kinh đô của đất nước được chính thức tọa lạc trên vùng đất Thăng Long. Khi phần “đô” đã được định hình thì phần “thị” mới dần dần được hình thành và phát triển để cùng với phần “đô” hợp thành nên “đô thị” bậc nhất của đất nước. Việc dời đô về Thăng Long dã hình thành ở đây một bộ máy nhà nước trung ương, với hệ thống các cơ quan nhà nước, hệ thống quan lại, quý tộc, binh lính và một số tầng lớp khác phục vụ cho các cơ quan nhà nước phong kiến. Bên cạnh đó, cũng đồng nghĩa với việc kéo theo một bộ phận người ăn không ngồi rồi và chuyên làm việc trong lĩnh vực hành chính, quân sự…. Khi đó, sẽ kéo theo nhiều tầng lớp dân cư về đây sinh sống, ta có thể thấy:
Tầng lớp thợ xây dựng, kiến trúc và những thương nhân buôn bán vật liệu xây dựng tụ hội về đây khá đông để phục vụ nhu cầu xây dựng đền đài, cung điện, phố xá, nhà cửa… của tầng lớp quý tộc, quan lại, những người giàu có và một số tầng lớp khác trong xã hội. Đồng thời, kéo theo một bộ phận lao động làm thuê và người ở để phục vụ cho cầu vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng và phục vụ cho sự giàu sang của tầng lớp thống trị. Cũng từ sự tập trung đó, mà hệ thống phố xá, nhà cửa, đền đài, cung điện,…được xây dựng một cách có hệ thống và lộng lẫy sang trọng, để góp phần hình thành phần “thị”.
Tầng lớp những người buôn bán nhỏ, thương nhân, thợ thủ công cũng quy tụ về vùng đất này để tìm kế sinh nhai và phục vụ nhu cầu của các tầng lớp quan lại, quý tộc giàu có như mua sắm, sử dụng các loại hang hóa cao cấp, đồ mỹ nghệ. Đây là những loại hàng hóa mang tính mang tính thưởng thức, trang trí…
Khi xây dựng kinh thành Thăng Long, các vị vua nhà Lý cần có một hệ thống quân đội bảo vệ kinh thành, bảo vệ các cơ quan nhà nước phong kiến như chùa, miếu, đền, đài…. Từ đó, một bộ phận thợ rèn cũng quy tụ đến nhằm sản xuất vũ khí, quân trang, quân dụng và phương tiện chiến đấu cho các đội quân bảo vệ nhà vua, triều đình, kinh thành…
Khi chuyện an cư lạc nghiệp đã ổn định, đời sống vật chất dần được cải thiện thì nhu cầu về đời sống văn hóa, tinh thần được chú ý đến. Xuất phát từ nhu cầu đó, bộ phận những người làm nghề hát tuồng, chèo, hát xướng, các họa sỹ, nhà văn, nhà thơ… cũng được tập trung về vùng đất này, góp phần làm đa dạng các tầng lớp dân cư đô thị.
Với việc chọn vị trí đóng đô tại vùng đất Thăng Long bằng phẳng, trước có sông, sau có núi còn đã biến nơi đây trở thành vùng đồng bằng trù phú, đồng thời được sự trị vì của vị thiên tử anh minh, đức độ nên đã thu hút khá lớn một bộ phận nông dân về đây sinh sống lập nghiệp tại vùng ngoại kinh thành, góp phần tạo nên sự nhộn nhịp cho đô thị Thăng Long.
Với sự tập trung, quy tụ của nhiều tầng lớp cư dân, nhiều dịch vụ buôn bán phát triển đã hình thành nên một thị tứ sầm uất, nhộn nhịp với hệ thống nhà cửa, phố xá, đền đài, cung điện uy nghi…. Chính phần “thị tứ” này đã kết hợp với phần “kinh đô” đã hình thành nên một “đô thị” Thăng Long phồn hoa, sung túc; một trung tâm văn hóa, hành chính bật nhất của đất nước ta thời bấy giờ. Điều này cũng hợp quy luật với một nền văn minh nông nghiệp lúa nước ở phương Đông nói chung và ở Việt Nam thời bấy giờ nói riêng là phần “đô” hình thành trước phần “thị”, để từ đó có sự kết hợp hoàn hảo tạo nên bộ mặt Thăng Long phát triển liên tục trong các thế kỷ sau.

Nguồn: google
 
Top Bottom