[Văn 8] Văn bản "Tức nước vỡ bờ"

P

phuong_binhtan

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1. Nêu thể loại, phương thức biểu đạt và bố cục của văn bản "Tức nước vỡ bờ".
2. Khi bọn tay sai xông vào nhà chị Dậu, tình thế của chị như thế nào?
3. Phân tích nhân vật cai lệ. Em có nhận xét gì về tính cách của nhân vật này và về sự miêu tả của tác giả?
(Gợi ý: "Cai lệ" là chức danh gì? Tên cai lệ có mặt ở làng Đông Xá với vai trò gì? Hắn và tên người nhà lí trưởng xông vào nhà anh Dậu với ý định gì? Vì sao hắn chỉ là một tên tay sai mạt hạng lại có quyền đánh trói người vô tội vạ như vậy? Qua đó em hiểu thế nào về chế độ xã hội đương thời? Em có nhận xét gì về nghệ thuật khắc họa nhân vật của tác giả? Ngoại hình, hành động, ngôn ngữ của nhân vật được thể hiện như thế nào?)
4. Phân tích diễn biến tâm lí của chị Dậu trong đoạn trích. Theo em, sự thay đổi thái độ của chị Dậu có miêu tả chân thực, hợp lí không? Qua đoạn trích này, em có nhận xét gì về tính cách của chị?
5. Em hiểu thế nào vè nhan đề "Tức nước vỡ bờ" đặt cho đoạn trích? Theo em, đặt tên như vậy có thỏa đáng không? Vì sao?
6. Chứng minh nhận xét của nhà nghiên cứu phê bình văn học Vũ Ngọc Phan: "Cái đoạn chị Dậu đánh nhau với tên cai lệ là một đoạn tuyệt khéo".
(Gợi ý: tìm hiểu việc tạo dựng tình huống, việc miêu tả ngoại hình, hành động, ngôn ngữ, tâm lí nhân vật, nghệ thuật kể chuyện, ngôn ngữ tác giả và ngôn ngữ đối thoại...; chú ý nêu rõ những gì khiến cho đoạn văn được coi là "tuyệt khéo")
 
P

phamhienhanh21

chỗ mấy cái sao là
giaoan . violet. vn
( mình cóp ko lên được, ko có cách đâu bạn nhé)
 
Last edited by a moderator:
P

phuong_binhtan

giải giùm mình câu 1 đi, câu này cô hay hỏi khi học văn bản lém ák
 
Last edited by a moderator:
P

phamhienhanh21

/ Khi bọn tay sai xông vào nhà chị Dậu , tình thế của chị ntn ?
- Tình thế của chị Dậu trong buổi sáng sớm :
+ Vụ thuế đang trong thời điểm gay gắt nhất : quan sắp về tận làng để đốc thuế , bọn tay sai xông vào tận nhà để đánh trói , đem ra đình cùm kẹp ....
+ Chị Dậu phải bán con , bán chó , cả gánh khoai nhưng vẫn không đủ tiền để nộp cả xuất sưu cho em chồng đã chết từ năm ngoái .
+ Anh Dậu đang ốm đau rề rề vẫn có thể bị bắt trói , đánh đập , hành hạ bất cứ lúc nào .
Chị Dậu người đàn bà đảm đang , nghèo xác xơ này còn biết làm gì hơn ngoài sự lo lắng , hi vọng cơ may đến để làm sao bảo vệ được người chồng đang ốm nặng .
2/ PHÂN TÍCH NHÂN VẬT CAI LỆ. EM CÓ NHẬN XÉT GÌ VỀ TÍNH CÁCH CỦA NHÂN VẬT NÀY VÀ VỀ SỰ MIÊU TẢ CỦA TÁC GIẢ?
Cai lệ : viên cai chỉ huy một tốp lính , là chức quan thấp nhất trong quân đội thực dân phong kiến .
ở làng Đông Xá , cai lệ được coi là tên tay sai đắc lực của quan phủ , giúp quan tróc nã những người nghèo chưa nộp đủ tiền sưu thuế . Có thể nói đánh trói người là nghề của hắn , được hắn làm với một kĩ thuật thành thạo và sự say mê.
- Cử chỉ , hành động của cai lệ : sầm sập tiến vào với roi song , tay thước và dây thừng trợn ngược hai mắt quát , giật phắt cái dây thừng và chạy sầm sập đến chỗ anh Dậu , bịch luôn vào ngực chị Dậu , tát vào mặt chị một cái đánh bốp ....
- Lời nói : hắn chỉ biết quát , thét , hầm hè , nham nhảm giống như tiếng sủa , rít , gầm của thú dữ .
Bản chất cai lệ được bộc lộ : đó là kẻ tàn bạo , không chút tình người . Hắn cứ nhằm vào anh Dậu mà không bận tâm đến việc hôm qua anh ốm nặng tưởng chết
Hắn bỏ ngoài tai mọi lời van xin , trình bày lễ phép có lí có tình của chị Dậu . Trái lại , hắn đã đáp lại chị Dậu bằng những lời lẽ thô tục , hành động đểu cáng , hung hãn , táng tận lương tâm .
- Trong bộ máy XH đương thời , cai lệ chỉ là gã tay sai mạt hạng nhưng núp dưới bóng quan phủ hắn tha hồ tác oai tác quái . Hắn hung dữ , sẵn sàng gây tội ác mà không hề chùn tay , cũng không hề bị ngăn chặn vì hắn đại diện cho `` nhà nước `` nhân danh
`` phép nước `` để hành động .
Có thể nói , tên cai lệ vô danh không chút tình người là hiện thân đầy đủ nhất , rõ nét nhất của xã hội thực dân phong kiến đương thời .
3/ THEO EM SỰ THAY ĐỔI THÁI ĐỘ CỦA CHỊ DẬU CÓ ĐƯỢC MIÊU TẢ CHÂN THỰC KHÔNG?
Chị Dậu là người phụ nữ hiền dịu , yêu thương chồng con , biết nhẫn nhục chịu đựng nhưng không hề yếu đuối , mà trái lại có sức sống mạnh mẽ , khi bị đẩy tới đường cùng chị vùng lên chống trả quyết liệt .
4/ em hiểu gì về nhan đề `` Tức nước vỡ bờ `` . Theo em cách đặt tên như vậy có thoả đáng không ? Vì sao ?
- Đoạn trích đã diễn tả tâm trạng chị Dậu từ chỗ cam chịu, van xin tên cai lệ cho đến khi vùng dậy quật ngã tên
cai
 
  • Like
Reactions: Tú Linh
P

phuong_binhtan

Mình cần câu 1 mà, bạn giúp mình câu 1 đi, mấy câu kia mình tự xử cũng đk
 
P

phuong_binhtan

Mình cần câu 1 mà, bạn giúp mình câu 1 đi, mấy câu kia mình tự xử cũng đk
 
K

khoctrongmua1999

tku xem nka kaka
Bỗng dưng mấy hôm nay tôi chợt nhớ đến đoạn trích Tức Nước Vỡ Bờ (được trích từ quyển tiểu thuyết Tắt Đèn của nhà văn Ngô Tất Tố, lần đầu tiên xuất hiện trên báo Việt Nữ vào năm 1937) mà tôi đã được học hồi năm lớp Chín, bậc phổ thông. Dẫu đã hơn hai mươi năm trôi qua rồi, mà đoạn trích ấy, và cả tác phẩm ấy, như vẫn còn hằn sâu trong tâm trí tôi.
Không phải ngẫu nhiên mà tôi lại nhớ đến đoạn trích này. Đọc và xem tin về vụ cưỡng chế đất ở Văn Giang, tôi đã thấy đau và thấy xót lắm. Ngoài lý do đó, còn có một lý do khác có liên quan đến ký ức – ký ức của tôi về một người thầy. Đó là ông thầy dạy Văn năm lớp Chín phổ thông của tôi. Tôi là thằng học trò cưng của thầy. Không có lần phát bài luận văn nào mà thầy lại không giữ bài của tôi lại để đọc cho cả lớp cùng nghe, với một giọng điệu vừa tự hào, vừa rất đỗi trìu mến. Thầy luôn cho các bài luận của tôi chín điểm và thầy nói thầy chẳng cho ai mười điểm bao giờ, trong suốt cuộc đời đi dạy học của thầy.

Đã có nhiều lần phát bài như thế trong suốt một năm học, nhưng tôi nhớ rõ nhất là ngày phát bài luận với chủ đề “Phân tích diễn biến tâm lý của nhân vật chị Dậu trong trích đoạn Tức Nước Vỡ Bờ”. Đọc bài của tôi, mắt thầy ngân ngấn nước, giọng thầy hơi rung. Thầy nói phân tích của tôi đã chạm được vào trái tim của người đọc, làm họ cảm thấy thương nhân vật chị Dậu này quá. Thương và tội cho chị. Tội chung cho cả những người nông dân Việt Nam của đầu thế kỷ hai mươi.

Nhớ lại, đúng là tội thật. Bọn cường hào, ác bá ngày đó lộng hành quá, chúng hạch sách, sách nhiễu người dân đủ điều. Sưu cao thuế nặng và bao nhiêu thứ oan khiên khác cứ mặc tình mà đổ xuống đầu những người nông dân hiền lành, chất phác, và nghèo đến cực cùng. Ca dao Việt Nam có câu:

Con ơi nhớ lấy lời này,
Cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan.

Không có gì ******** hơn và đáng lên án hơn khi mà chính chúng - những tên quan tham ô lại - thay vì làm nhiệm vụ “dân chi phụ mẫu” (đối xử với dân như bậc cha mẹ lo cho con cái) thì chúng lại lợi dụng chức quyền của mình để bòn rút những đồng tiền vốn đã còm cõi của những người nông dân chân lấm, tay bùn, suốt tháng quanh năm bán lưng cho trời, bán mặt cho đất.

Cướp! Chúng cướp hết! Bằng đủ mọi hình thức. Chị Dậu chạy đôn, chạy đáo bán tất cả mọi thứ mới đủ nộp suất thuế thân cho chồng, lại bị chúng buộc đóng thêm suất thuế cho người chết. Chết rồi mà vẫn phải đóng thuế! Nỗi oan rành rành ra đó mà chẳng thể nào giải được. Bao lần lên phủ, lên huyện ăn chực, nằm chờ để kêu oan, nhưng có ai nghe đâu mà kêu với réo. Chị quay về mái nhà tranh nhìn người chồng đã bị bọn chúng đánh đập dã man đến mang bệnh mà cảm thấy bất lực, không biết làm sao để thoát ra khỏi được cái bế tắc của cuộc đời mình.

Và đấy là đoạn mà giọng thầy đã nghẹn lại, gần như khóc: Đến người bệnh chúng cũng chẳng tha, nhà chị đã trống quơ, trống hoác, chẳng còn lại gì, mà một lũ ác ôn đầu trâu, mặt ngựa vẫn cứ nhất quyết xông vào để vơ vét. Cái hình ảnh cả một bọn cai lệ hung hãn, hách dịch, ỷ đông hè nhau xông vào để trấn áp một chị nông dân cô lẻ đã làm bật lên những tiếng thét gào cùng cực cho những phận người quá rẻ rúng, đã trót sống phải nhằm thời kỳ mạt vận, khi mà bọn cường quyền gian ác cấu kết với nhau và không từ bất cứ thủ đoạn nào để vơ vét làm giàu trên những cái xác khô cằn của đồng loại.

Con giun xéo mãi cũng quằn. “Tức nước” ắt “vỡ bờ”. Người đàn bà lực điền ấy, cuối cùng, nghiến chặt hai hàm răng lại và bật lên tiếng thách thức đầy phẫn nộ: “Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem”. Rồi chị túm cổ tên cai lệ ấn giúi ra phía cửa. “Đó là một kết cuộc tất yếu cho mọi đè ép, bất công quá mức trong cuộc đời này.” Tôi vẫn còn nhớ đó là câu nói sau cùng thầy nói trước khi trao trả bài luận viết lại cho tôi. Sự bất mãn và tức giận vẫn còn hằn sâu trên gương mặt thầy. Thầy tôi vốn nhân hậu. Thầy nói thầy không chịu đựng nỗi khi phải nghe, phải nhìn thấy cảnh con người cùng chung nguồn cội lại nỡ lòng nào ức hiếp lẫn nhau.

Lâu quá rồi tôi đã không còn biết tin gì về thầy nữa, không biết thầy còn sống hay đã chết. Lần gặp thầy lần cuối là một kỷ niệm buồn. Lần đó, tôi trở về thăm quê khi vừa hoàn thành xong chương trình đại học và trở thành một đồng nghiệp của thầy. Vừa bước vào một quán cà phê, tôi ngỡ ngàng nhận ra thầy đang ngồi ở một góc quán với một bàn vé số kế bên: thầy đang bán vé số. Trên người thầy vẫn là bộ quần áo thầy đã mặc khi đứng trên bục giảng hơn bảy năm về trước, giờ đây đã sờn vai, bạc màu. Thầy tôi đó sao? Tôi như không tin vào mắt mình. Chưa kịp bật lên hai tiếng “thầy ơi”, tôi đã bắt gặp ánh mắt thầy ngượng ngùng lẫn tránh. Đó là lần cuối cùng tôi gặp thầy. Một vài năm sau, tôi có việc gấp, phải rời quê hương.

Ngày ấy thầy có dạy chúng tôi: “Chúng ta đang sống trong một xã hội mới mà mọi thứ đều là của chung, mọi thứ đều phải được sung vào công quĩ.” Nhớ lại lời thầy dạy, tôi bỗng đâm lo cho thầy: Không biết sau khi tôi đi rồi, cái bàn vé số kiếm sống qua ngày của thầy có được sung vào công quĩ không? Nếu có thì rồi thầy lấy gì mà sống. Càng nghĩ tôi càng đâm lo và tự trách mình đã không thể liên lạc được với thầy trong chừng ấy năm.

Đã hơn hai mươi năm qua trôi qua, bất chợt nhớ thầy, tôi lại nhớ về chị Dậu, nhớ về “Tức Nước Vỡ Bờ”.

Người ta nói: “Con người không thể nào tắm hai lần trên cùng một dòng nước chảy”. Câu ấy có nghĩa là lịch sử thường không lặp lại. Thế mà, sao tôi lại nhìn thấy bóng dáng của những người nông dân khốn khổ, đáng thương của một thế kỷ trước lại mơ hồ vương vất trên những cánh đồng hôm nay của Văn Giang, của những vùng đất trải dài từ Nam ra Bắc? Những oan hồn nào đã không thể siêu sinh? Định mệnh nào lại nghiệt ngã đến thế với những người con dân Việt?

Ngày xưa và ngày nay tưởng rằng là xa thế nhưng xét cho cùng, vẫn nằm trên cùng một dòng trục thời gian, mà ngày xưa ở đầu kia xa lắc, còn ngày nay ở đầu phía bên này của hiện thực. Tôi đứng ở đầu này của dòng thời gian, nhớ thầy, nhớ lại những gì thầy đã dạy: “Con giun xéo mãi cũng quằn, tức nước ắt vỡ bờ.” Vâng, em tin như thế, thầy ơi! Nhất định phải là như thế. Và em ước một lần nữa được nhìn lại gương mặt thỏa nguyện của thầy khi thầy cất cao câu nói của chị Dậu: “Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem”.

thanks nhiu nka kaka
 
P

phuong_binhtan

tku xem nka kaka
Bỗng dưng mấy hôm nay tôi chợt nhớ đến đoạn trích Tức Nước Vỡ Bờ (được trích từ quyển tiểu thuyết Tắt Đèn của nhà văn Ngô Tất Tố, lần đầu tiên xuất hiện trên báo Việt Nữ vào năm 1937) mà tôi đã được học hồi năm lớp Chín, bậc phổ thông. Dẫu đã hơn hai mươi năm trôi qua rồi, mà đoạn trích ấy, và cả tác phẩm ấy, như vẫn còn hằn sâu trong tâm trí tôi.
Không phải ngẫu nhiên mà tôi lại nhớ đến đoạn trích này. Đọc và xem tin về vụ cưỡng chế đất ở Văn Giang, tôi đã thấy đau và thấy xót lắm. Ngoài lý do đó, còn có một lý do khác có liên quan đến ký ức – ký ức của tôi về một người thầy. Đó là ông thầy dạy Văn năm lớp Chín phổ thông của tôi. Tôi là thằng học trò cưng của thầy. Không có lần phát bài luận văn nào mà thầy lại không giữ bài của tôi lại để đọc cho cả lớp cùng nghe, với một giọng điệu vừa tự hào, vừa rất đỗi trìu mến. Thầy luôn cho các bài luận của tôi chín điểm và thầy nói thầy chẳng cho ai mười điểm bao giờ, trong suốt cuộc đời đi dạy học của thầy.

Đã có nhiều lần phát bài như thế trong suốt một năm học, nhưng tôi nhớ rõ nhất là ngày phát bài luận với chủ đề “Phân tích diễn biến tâm lý của nhân vật chị Dậu trong trích đoạn Tức Nước Vỡ Bờ”. Đọc bài của tôi, mắt thầy ngân ngấn nước, giọng thầy hơi rung. Thầy nói phân tích của tôi đã chạm được vào trái tim của người đọc, làm họ cảm thấy thương nhân vật chị Dậu này quá. Thương và tội cho chị. Tội chung cho cả những người nông dân Việt Nam của đầu thế kỷ hai mươi.

Nhớ lại, đúng là tội thật. Bọn cường hào, ác bá ngày đó lộng hành quá, chúng hạch sách, sách nhiễu người dân đủ điều. Sưu cao thuế nặng và bao nhiêu thứ oan khiên khác cứ mặc tình mà đổ xuống đầu những người nông dân hiền lành, chất phác, và nghèo đến cực cùng. Ca dao Việt Nam có câu:

Con ơi nhớ lấy lời này,
Cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan.

Không có gì ******** hơn và đáng lên án hơn khi mà chính chúng - những tên quan tham ô lại - thay vì làm nhiệm vụ “dân chi phụ mẫu” (đối xử với dân như bậc cha mẹ lo cho con cái) thì chúng lại lợi dụng chức quyền của mình để bòn rút những đồng tiền vốn đã còm cõi của những người nông dân chân lấm, tay bùn, suốt tháng quanh năm bán lưng cho trời, bán mặt cho đất.

Cướp! Chúng cướp hết! Bằng đủ mọi hình thức. Chị Dậu chạy đôn, chạy đáo bán tất cả mọi thứ mới đủ nộp suất thuế thân cho chồng, lại bị chúng buộc đóng thêm suất thuế cho người chết. Chết rồi mà vẫn phải đóng thuế! Nỗi oan rành rành ra đó mà chẳng thể nào giải được. Bao lần lên phủ, lên huyện ăn chực, nằm chờ để kêu oan, nhưng có ai nghe đâu mà kêu với réo. Chị quay về mái nhà tranh nhìn người chồng đã bị bọn chúng đánh đập dã man đến mang bệnh mà cảm thấy bất lực, không biết làm sao để thoát ra khỏi được cái bế tắc của cuộc đời mình.

Và đấy là đoạn mà giọng thầy đã nghẹn lại, gần như khóc: Đến người bệnh chúng cũng chẳng tha, nhà chị đã trống quơ, trống hoác, chẳng còn lại gì, mà một lũ ác ôn đầu trâu, mặt ngựa vẫn cứ nhất quyết xông vào để vơ vét. Cái hình ảnh cả một bọn cai lệ hung hãn, hách dịch, ỷ đông hè nhau xông vào để trấn áp một chị nông dân cô lẻ đã làm bật lên những tiếng thét gào cùng cực cho những phận người quá rẻ rúng, đã trót sống phải nhằm thời kỳ mạt vận, khi mà bọn cường quyền gian ác cấu kết với nhau và không từ bất cứ thủ đoạn nào để vơ vét làm giàu trên những cái xác khô cằn của đồng loại.

Con giun xéo mãi cũng quằn. “Tức nước” ắt “vỡ bờ”. Người đàn bà lực điền ấy, cuối cùng, nghiến chặt hai hàm răng lại và bật lên tiếng thách thức đầy phẫn nộ: “Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem”. Rồi chị túm cổ tên cai lệ ấn giúi ra phía cửa. “Đó là một kết cuộc tất yếu cho mọi đè ép, bất công quá mức trong cuộc đời này.” Tôi vẫn còn nhớ đó là câu nói sau cùng thầy nói trước khi trao trả bài luận viết lại cho tôi. Sự bất mãn và tức giận vẫn còn hằn sâu trên gương mặt thầy. Thầy tôi vốn nhân hậu. Thầy nói thầy không chịu đựng nỗi khi phải nghe, phải nhìn thấy cảnh con người cùng chung nguồn cội lại nỡ lòng nào ức hiếp lẫn nhau.

Lâu quá rồi tôi đã không còn biết tin gì về thầy nữa, không biết thầy còn sống hay đã chết. Lần gặp thầy lần cuối là một kỷ niệm buồn. Lần đó, tôi trở về thăm quê khi vừa hoàn thành xong chương trình đại học và trở thành một đồng nghiệp của thầy. Vừa bước vào một quán cà phê, tôi ngỡ ngàng nhận ra thầy đang ngồi ở một góc quán với một bàn vé số kế bên: thầy đang bán vé số. Trên người thầy vẫn là bộ quần áo thầy đã mặc khi đứng trên bục giảng hơn bảy năm về trước, giờ đây đã sờn vai, bạc màu. Thầy tôi đó sao? Tôi như không tin vào mắt mình. Chưa kịp bật lên hai tiếng “thầy ơi”, tôi đã bắt gặp ánh mắt thầy ngượng ngùng lẫn tránh. Đó là lần cuối cùng tôi gặp thầy. Một vài năm sau, tôi có việc gấp, phải rời quê hương.

Ngày ấy thầy có dạy chúng tôi: “Chúng ta đang sống trong một xã hội mới mà mọi thứ đều là của chung, mọi thứ đều phải được sung vào công quĩ.” Nhớ lại lời thầy dạy, tôi bỗng đâm lo cho thầy: Không biết sau khi tôi đi rồi, cái bàn vé số kiếm sống qua ngày của thầy có được sung vào công quĩ không? Nếu có thì rồi thầy lấy gì mà sống. Càng nghĩ tôi càng đâm lo và tự trách mình đã không thể liên lạc được với thầy trong chừng ấy năm.

Đã hơn hai mươi năm qua trôi qua, bất chợt nhớ thầy, tôi lại nhớ về chị Dậu, nhớ về “Tức Nước Vỡ Bờ”.

Người ta nói: “Con người không thể nào tắm hai lần trên cùng một dòng nước chảy”. Câu ấy có nghĩa là lịch sử thường không lặp lại. Thế mà, sao tôi lại nhìn thấy bóng dáng của những người nông dân khốn khổ, đáng thương của một thế kỷ trước lại mơ hồ vương vất trên những cánh đồng hôm nay của Văn Giang, của những vùng đất trải dài từ Nam ra Bắc? Những oan hồn nào đã không thể siêu sinh? Định mệnh nào lại nghiệt ngã đến thế với những người con dân Việt?

Ngày xưa và ngày nay tưởng rằng là xa thế nhưng xét cho cùng, vẫn nằm trên cùng một dòng trục thời gian, mà ngày xưa ở đầu kia xa lắc, còn ngày nay ở đầu phía bên này của hiện thực. Tôi đứng ở đầu này của dòng thời gian, nhớ thầy, nhớ lại những gì thầy đã dạy: “Con giun xéo mãi cũng quằn, tức nước ắt vỡ bờ.” Vâng, em tin như thế, thầy ơi! Nhất định phải là như thế. Và em ước một lần nữa được nhìn lại gương mặt thỏa nguyện của thầy khi thầy cất cao câu nói của chị Dậu: “Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem”.

thanks nhiu nka kaka
cho mình hỏi bài viết này dùng cho câu hỏi số mấy trong những câu hỏi mình đưa ra z???

 
T

tbsbd

nội dung của từng phần là gì vậy********************************************************************************************************************************************????
 
T

thanhhatrungtu

CH1: Phân tích nhân vật tên cai lệ. Em có nhận xét gì về tính cách của nhân vật này và về sự miêu tả của tg?
TL: Cai lệ là viên quan chỉ huy một tốp lính, là chức quan thấp nhất trong quân đội chế độ cũ. Hắn tỏ là một tên tay sai đắc lực của cái trật tự xã hội bất công, tàn bạo và có vai trò đắc lực trong việc truy thu sưu thuế của người nông dân. Có thể đánh trói người là nghề của hắn, được hắn làm có kĩ thuật thành thạo và sự say mê. Hắn hung dữ và sẵn sàng gây tội ác mà không hề run tay, cũng không bị ngăn chặn vì hắn đại diện cho nhà nước, nhân danh phép nước để hành động. Qua đoạn trích, nhân vật tên cai lệ được miêu tả rất đậm nét với những điệu bộ, cử chỉ, lời nói của một tên đã mất hết tính người: sầm sập tiến vào, trợn ngược hai mắt, đùng đùng giật phắt cái thừng, bịch luôn vào ngực chị Dậu, sấn đến để trói anh Dậu, tát vào mặt chị Dậu đánh bốp,…,Hắn quát, thét, hầm hè giống như tiếng sủa, rít, gầm của thú dữ. Hắn cứ nhằm vào anh Dậu mà không bận tâm đến việc đêm qua anh bị ốm nặng tưởng chết, hắn bỏ ngoài tai những lời van xin của chị Dậu, đáp lại chị bằng những hành động hung hãn và lời nói tàn nhẫn (hắn bịch vào ngực chị mấy bịch) đánh nhịp cho câu trả lời đểu giả “Tha này! Tha này!”. Vì vậy có thể nói tên cai lệ vô danh không chút tính người là hiện thân đầy đủ, rõ rệt nhất của cái “nhà nước” bất nhân bấy giờ.
Chỉ xuất trong đoạn trích với đoạn văn ngắn nhưng nhân vật tên cai lệ được khắc hoạ hết sức nổi bật, sống động, có giá trị điển hình rõ rệt cho bọn tay sai của trật tự xã hội thực dân phong kiến
CH2: Phân tích diễn biến tâm lí của chị Dậu trong đoạn trích. Theo em sự thay đổi thái độ của chị Dậu có được miêu tả chân thực và hợp lí không? Qua đoạn trích này em có nhận xét gì về tính cách của chị Dậu.
TL: Chị Dậu hết mực thương chồng, lo cho chồng đang ốm lại bị đánh trói từ qua tới giờ chưa có tí nào vào bụng nên chị đang cố ép cho chồng húp một ít cháo. Khi tên cai lệ và người nhà lí trưởng xông vào, chị cố van xin tha thiết. Bản tính lương thiện và thói quen chịu đựng nhẫn nhịn của người nông dân trong xã hội cũ khiến chị chỉ biết van xin lễ phép để gợi lòng thương của “ông cai”.
Nhưng tên cai lệ không thèm nghe chị đến nửa lời, đáp lại những lời van xin của chị là những quả bịch vào ngực và cứ nhảy vào cạnh anh Dậu. Và chỉ đến khi ấy, chị Dậu “hình như tức quá không thể chịu được”, chị liều mạng cự lại. Thoạt đầu chị cự lại bằng lí lẽ: “Chồng tôi đau ốm ông không được phép hành hạ!”. Lúc này chị không còn xưng “cháu” mà đã xưng “tôi” ngang hàng với bọn chúng. Bằng sự thay đổi đó, chị đã đứng thẳng lên với vị thế của kẻ ngang hàng, dám nhìn thẳng vào mặt đói thủ.
Khi tên cai lệ dã thú ấy vẫn không thèm đếm xỉa gì đến lời nói của chị, còn “tát vào mặt chị một cái đánh bốp” thì chị đã vụt đứng dậy với niềm căm giận ngùn ngụt; “Chị nghiến hai hàm răng : Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!”. Chi Dậu lúc này đã chuyển hẳn cách xưng hô, không còn là “ông- cháu” hay “ông- tôi” mà là “mày- bà”, khẳng định tư thế đứng lên trên đầu chúng, không còn chút sợ hãi nào nữa. Điều đó thể hiện sự căm giận khinh bỉ đến cao độ. Lần này chị Dậu không còn đấu lí với những kẻ thi hành phép nước nữa mà chị đã ra tay đấu lực với chúng: “túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa” làm tên cai lệ “ngã chổng quèo trên mặt đất”, đến tên người nhà lí trưởng thì xông vào giằng co áp vào vật nhau. Rốt cục hắn cũng bị chị “túm tóc, lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm”.
Hành động dữ dội, quyết liệt, bất ngờ chống trả lại tên cai lệ và người nhà lí trưởng của chị Dậu xuất phát từ lòng yêu thương chồng hết mực của chị, không thể nhìn thấy chồng ốm đau lệt bệt mà lại bị hành hạ. Khối căm thù ngùn ngụt bùng lên ở chị chính là biểu hiện, một trạng thái của lòng yêu thương mãnh liệt của người phụ nữ lao động dường như sinh ra để yêu thương, nhường nhịn và hi sinh.
Đoạn trích cho thấy, chị Dậu là người phụ nữ nông dân mộc mạc, khiêm nhường, giàu lòng vị tha, biết nhẫn nhục chịu đựng nhưng không hoàn toàn yếu đuối, không chỉ biết sợ hãi mà trái lại có tinh thần phản kháng tiềm tàng, có sức sống mạnh mẽ, khi bị đẩy tời bước đường cùng đã dám vùng lên chống trả quyết liệt.
CH3: Em hiểu như thế nào về nhan đề Tức nước vỡ bờ đặt cho đoạn trích? Theo em đặt tên như vậy có thoả đáng không? Vì sao?
TL: Về nhan đề Tức nước vỡ bờ của đoạn trích:
Đoạn trích diễn tả diễn biến tâm lí của chị Dởu từ chỗ cam chịu, van xin tên cai lệ và người nhà lí trưởng tha cho chồng đến chỗ vùng dậy quật ngã tên cai lẹ và người nhà lí trưởng ngã chỏng quèo trên mặt đất. Ngòi bút hiện thực của Ngô Tất Tố đã làm toát lên lôgic hiện thực: có áp bức, có đấu tranh, “tức nước vỡ bỡ”. Trong Tắt đèn, Ngô Tất Tố chưa chỉ ra được con đường đấu tranh cách mạng là tất yếu của quần chúng bị áp nhưng bằng cảm quan hiện thực mạnh mẽ, nhà văn đã cảm nhận được xu thế “tức nước vỡ bờ” và sức mạnh to lớn khôn lường của sự “vỡ bờ”đó.
CH4: Hãy chứng minh nhận xét của nhà nghiên cứu phê bình văn học Vũ Ngọc Phan: “Cái đoạn chị Dởu đánh nhau với tên cai lệ là một đoạn tuyệt khéo”.
TL: Ý kiến của nhà nghiên cứu phê bình văn học Vũ Ngọc Phan: Đoạn chị Dởu đánh nhau với tên cai lệ là một đoạn tuyệt khéo
- Đây là một đoạn tạo nên những tình huống bất ngờ cho người đọc…Trong đoạn trích hai nhân vật chị Dởu và tên cai lệ được miêu tả rõ nét nhất. Cai lệ chỉ là một tên tay sai vô danh nhưng đã được tác giả tập trung miêu tả nổi bật. Từ giọng quát thét hống hách đến những lời lẽ xỏ xiên đểu cáng và những hành động hung hãn xông vào trói nghiến anh Dởu, cái giọng “khàn khàn vì hút nhiều xái cũ”, thân hình “lẻo khẻo” vì nghiện ngập đến cái tư thế”ngã chỏng quèo” mà miệng vẫn còn “nham nhảm thét trói”…,tất cả đều làm nổi bật về một tên tay sai trắng trợn, đểu giả, đe tiện.
- Bên cạnh đó nhân vật chị Dởu mọi lời lẽ, cử chỉ, hành động, đều cho thấy một tính cách thống nhất, nhất quán. Đồng thời đó cũng là một tính cách khá đa dạng: vừa van xin lễ phép tha thiết, vừa ngỗ ngược, “đanh đá”, quyết liệt, vừa chan chứa tình yêu thuơng với chồng, vừa ngùn ngụt căm thù đói với những kẻ tay sai đểu cáng. Diễn biến tâm lí của chị Dậu được thể hiện tự nhiên, chân thực, đúng lôgic với tính cách của chị- một người phụ nữ nông thôn tuy nghèo khó nhưng có lòng tự trọng cao.
- Đoạn văn miêu tả cảnh chị Dậu mình cự lại” hai tên tay sai được miêu tả linh hoạt, sống động, các hoạt động dồn dập, rộn rã nhưng vẵn rõ nét, không rối, mỗi chi tiết đều đắt.
- Ngôn ngữ kể chuyện của tác giả và ngôn ngữ đối thoại của nhân vật trong đoạn trrích rất đặc sắc. Mỗi nhân vật đều có ngôn ngữ riêng để tự bộc lộ bản chất của mình. Ngôn ngữ của tên cai lệ thì thô lỗ, đểu cáng; của chị Dởu thì thiết tha mềm mỏng khi van xin trình bày và đanh đá quyết liệt khi liều mạng chống cự lại; lời lẽ của bà hàng xóm thì thật thà hiền hậu.
CH5: Nhà văn Nguyễn Tuân cho rằng, với tác phẩm Tắt đèn, Ngô Tất Tố đã “xui người nông dân nổi loạn”. Em hiểu ntn về nhận xét đó? Qua đoạn trích Tức nước vỡ bờ, hãy làm sáng rõ ý kiến của Nguyễn Tuân.
TL:
- Nhà văn Nguyễn Tuân cho rằng Ngô Tất Tố đã xui người nông dân nổi loạn qua tác
phẩm Tắt đèn. Nhận định này hoàn toàn đúng vì trong tác phẩm Ngô Tất Tố tuy chưa chỉ ra cho người nông dân cách đấu tranh cách mạng nhưng ông đã làm toát lên cái chân lí hiện thực rất đơn giản của cuộc sống tức nước ắt vỡ bờ, ở đâu có áp bức ở đó có đấu tranh và con đường tự giải phóng cứu lấy mình là một con đường tất yếu của người nông dân dưới chế độ cũ.
- Mặc dù kết thúc tác phẩm,Ngô Tất Tố chưa chỉ ra được con đường đấu tranh cách
mạng của người nông dân dưới sự lãnh đạo của Đảng vô sản nhưng qua đoạn trích tức nước vỡ bờ có thể thấy chị Dởu đã dám đứng lên chống lại những người đại diện cho nhà nước đến thi hành công vụ. Điều đó chứng tỏ chị Dởu là một người phụ nữ rất mực hiền dịu nhưng không yếu đuối, khi cần chị đã phản kháng dũng cảm, thể hiện sức sống kiên cường bất khuất của người phụ nữ nông dân Việt Nam. Đây là một điểm sáng trong chuỗi ngày tăm tối của cuộc đời chị Dởu trong suốt cả tác phẩm Tắt đèn. Hành động liều mình vùng lên cự lại của chị Dởu đã khơi dậy cho những người nông dân đang sống trong cảnh lầm than, cực khổ trước cách mạng ý thức sâu sắc hơn về nhân phẩm, giá trị của mình. Và không lâu sau đó,chính những người nông dân đó đã làm nên một cuộc cách mạng vô ccùng to lớn, giải phóng mình thoát khỏi ách nô lệ hàng ngàn năm của chế độ phong kiến.,
 
Top Bottom