[Văn 8] Văn 8 bà con ui!!! Nhào zô

T

tunkute123

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1. Cùng một đề tài nhưng mỗi nhà văn có một bản lĩnh là tìm thấy cho mình một chủ đề tư tưởng riêng biệt. Em hãy chứng minh qua tác phẩm Lão Hạc và Tắt đèn





2. Nói về tính độc đáo của phong cách trong sáng tạo văn học, có ý kiến cho rằng:" nghệ thuật là lĩnh vực của cái độc đáo, vì vậy nó đòi hỏi người sáng tác phải có phong cách nổi bật, tức là có nét gì đó rất riêng, mới lạ thể hiện trong tác phẩm của mình". Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Bằng hiểu biết của mình về nhà văn Nam Cao và tác phẩm Lão Hạc, em hãy làm sáng tỏ.



Chú ý tiêu đề nhé ;), thanks, nhoc_bb
 
Last edited by a moderator:
T

thuyhoa17

2. Nói về tính độc đáo của phong cách trong sáng tạo văn học, có ý kiến cho rằng:" nghệ thuật là lĩnh vực của cái độc đáo, vì vậy nó đòi hỏi người sáng tác phải có phong cách nổi bật, tức là có nét gì đó rất riêng, mới lạ thể hiện trong tác phẩm của mình". Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Bằng hiểu biết của mình về nhà văn Nam Cao và tác phẩm Lão Hạc, em hãy làm sáng tỏ.

** Em hiểu ý kiến trên như thế nào?

Với nghệ thuật, nó là lĩnh vực đòi hỏi cái độc đáo, yêu cầu mỗi nhà văn phải tìm ra con đường cho riêng cho tác phẩm của mình để tạo nên dấu ấn. Với nghệ thuật chân chính không hề tồn tại khái niệm đi sao chép lời của người khác. Nó độc đáo - đó vừa là yêu cầu, vừa là mục tiêu cho mỗi con người khi hướng về nghệ thuật.

Chính điều ấy đòi hỏi mỗi người sáng tác phải có nét gì đó riêng biệt cho mình, để rồi thể hiện nó một cách đặc sắc ở trong trong tp của mình.

** Bằng hiểu biết của mình về nhà văn Nam Cao và tác phẩm Lão Hạc, em hãy làm sáng tỏ.

Với chủ để người nông dân quen thuộc, Nam Cao đã khéo léo tạo nên một cốt truyện sâu sắc, đi sâu vào suy nghĩ cua mỗi người về cuộc đời, số phận người nông dân trước CM, về những giá trị nhân đạo, giá trị hiện thực, về phẩm cách cao quý của Lão Hạc, về những triết lý nhân sinh quan sâu sắc, đúng đắn.
(em đưa thêm dẫn chứng vào nữa nhé ^^)

....

CÒn với câu 1 thì đề là
1. Cùng một đề tài nhưng mỗi nhà văn có một bản lĩnh là tìm thấy cho mình một chủ đề tư tưởng riêng biệt. Em hãy chứng minh qua tác phẩm Lão Hạc.
nếu để chứng minh đề này thì đâu có thể với mỗi một tp thì có thể làm rõ được :-? Nếu muốn nêu bật ý nghĩa đó thì phải dẫn chứng nhưng tác phẩm khác nhau, ví dụ như "Lão Hạc" , "Tắt đèn", .... :-?
 
Last edited by a moderator:
T

traitimbangtuyet

1. Cùng một đề tài nhưng mỗi nhà văn có một bản lĩnh là tìm thấy cho mình một chủ đề tư tưởng riêng biệt. Em hãy chứng minh qua tác phẩm Lão Hạc và Tắt đèn
Văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX đã sinh ra những tác giả và tác phẩm để đời.Riêng mảng đề tài về người nông dân,chúng ta phải xếp lên nhóm đầu Lão Hạc của Nam Cao và Tắt đèn của Ngô Tất Tố.Hai tác phẩm tuy chỉ là những truyện ngắn nhưng sức khái quát của chúng không hề nhỏ.Đọc tác phẩm,người ta thấy cả không khí ngột ngạt mà người nông dân Việt Nam trước Cách Mạng tháng Tám phải chịu đựng.Và ở giữa cái guồng quay tàn nhẫn ấy,có những con người,những thân phận đang cố chới với thoát khỏi dòng đời một cách đầy tuyệt vọng.


Với Tắt đèn và Lão hạc,cả Ngô Tất Tố và Nam Cao đều trở về với nông thôn.Nhưng nếu như người ta cứ tưởng nông thôn Việt Nam từ xưa đến nay yên bình sau những lũy tre lành thì hình ảnh cái vùng quê kiểu ấy biến mất hoàn toàn trên những trang văn của Ngô Tất Tố lẫn Nam Cao.Ở Tắt đèn và Lão Hạc,sau cái cổng làng đầy rêu mốc là một nông thôn dữ dội như một bãi chiến trường và kỳ thực ở đó người nông dân dù muốn hay không cũng đang bị biến thành những “chiến binh số phận”.
Chỉ với mấy chục trang văn,hai tác giả đã cho bạn đọc một hình dung khá trọn vẹn về người nông dân Việt Nam trước Cách Mạng.Đó là những con người đang dần nghẹn thở vì sự bóc lột của thực dân và phong kiến theo mọi cách khác nhau.Cuộc sống của họ tủi nhục,đau buồn khiến họ lúc nào cũng có thể nghĩ cái chết có khi còn dễ chịu hơn nhiều.


Ta hãy sống với cuộc đời của Lão Hạc.Một lão nông dân nghèo,chỉ cần nghe qua tiểu sử cũng đủ thấy bao điều bất hạnh.Vợ lão chết sớm để lại cho lão một cậu con trai với mấy sào vườn-thành quả bòn mót suốt cuộc đời của người đàn bà xấu số.Nhưng có vẻ như nhà lão Hạc còn khá khẩm hơn nhiều gia đình khacd.Mọi chuyện chỉ nảy sinh khi con lão đến tuổi lập gia đình.Nhà gái thách cưới cao,nhà lão thì nghèo quá.Kết quả là thằng con lão đành nhìn cô người yêu lấy chồng sang cửa giàu hơn.Nó quẫn chí,ngay mấy hôm sau xin đi đồn điền.Lão Hạc đau lòng lắm nhưng tất cả cũng vì nghèo nên đành ngậm đắng nuốt cay.Con lão bỏ đi lão con chó với mảnh vườn nhưng cái vườn của lão lúc nào cũng bị người ta dòm ngó đòi cướp mất.Lại thêm làng mất vê sợi,lão lại ốm đau luôn.Trăm cái bất hạnh,trăm cái lo lắng đổ xuống cái túi đang dần nhẵn thín của lão nông nghèo.lão không thể nào chống lại,lão đành chấp nhận “chết mòn” rồi “chết hẳn” trong đau đớn,xót xa.Một cái chết đầy bi kịch.
nhớ chừng ni à ?? trong cuốn vở còn đọng lại =))
 
B

babrie98

Theo em , sự khác nhau của hai tác phẩm chính là cách viết của hai tác giả. Tuy cùng một đề tài về nông dân nhưng mỗi tác giả lại đi theo một cách viết khác nhau xu hướng khác nhau
 
Top Bottom