[Văn 8] Trong lòng mẹ

V

vuquynhthuhatinh

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Qua nhân vật trẻ em trong đoạn trích “Trong lòng mẹ”của Nguyên Hồng hãy phân tích để làm sáng tỏ: “Công dụng của văn chương là giúp cho tình cảm và gợi lòng vị tha” (Hoài Thanh)
:khi (110)::khi (110)::khi (45)::khi (45)::khi (12)::khi (162):


Chú ý tiêu đề [Văn 8] + Nội dung
 
Last edited by a moderator:
C

cabua266

Gợi ý:

Bạn dựa vào câu hỏi " ch´ưng minh đoạn trích trong lòng mẹ là văn bản ch~ư tình " . Hơn n~ưa bạn phải dựa vào thái độ nhân vật mẹ Hồng và Hồng
 
P

pro3182001

Mình gợi ý thui nha
- Lòng yêu thương mẹ tha thiết của bé Hồng: Xa mẹ, vắng tình thương, thiếu sự chăm sóc, lại phải nghe những lời dèm pha xúc xiểm của người cô độc ác nhưng tình cảm của bé Hồng hướng về mẹ vẫn mãnh liệt duy nhất một phương, không bị “những rắp tâm tanh bẩn xúc phạm đến”. Chính tình
yêu thương mẹ tha thiết đã khiến cho bé Hồng có một thái độ kiên quyết, dứt khoát.
- Sự căm thù những cổ tục đã đầy đoạ mẹ: Lòng căm ghét của bé Hồng được diễn đạt bằng
những câu văn có nhiều hình ảnh cụ thể, gợi cảm và có nhịp điệu dồn dập tựa như sự uất ức của bé ngày một tăng tiến: “Cô tôi nói chưa dứt câu, cổ họng tôi đã nghẹn ứ không ra tiếng. Giá những cổ tục đã
đầy đoạ mẹ tôi là một vật như hòn đá, cục thuỷ tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lại mà cắn, mà
nhai, mà nghiến cho kỳ nát vụn mới thôi”.
- Khát khao gặp mẹ cháy bỏng: Ngòi bút của nhà văn đã thể hiện thành công đặc sắc khi miêu
tả với phương pháp so sánh như khát khao của người bộ hành đi giữa sa mạc nghĩ về bóng râm và dòng
nước mát. Hình ảnh chú bé phải xa mẹ lâu ngày, hơn nữa phải sống trong sự ghẻ lạnh của những người
xung quanh.
- Sự cảm động, sung s ướng, bối rối khi gặp mẹ. Niềm hạnh phúc vô bờ khi ở trong lòng mẹ:
Để tô đậm niềm sung sướng tột độ của em bé mất cha, xa mẹ lâu ngày, nay được ngồi bên mẹ, lúc thì
nhà văn miêu tả những cảm giác cụ thể: “Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp vào đùi mẹ tôi, đầu ngả vào
cánh tay mẹ … mơn man khắp da thịt”, lúc thì chen những lời bình luận thấm đẫm chất trữ tình: “Phải
bé lại…”, khi thì nghĩ đến câu nói độc ác, đay nghiến của bà cô và “Khômg mảy may nghĩ ngợi gì
nữa.” bởi vì bé Hồng được gặp mẹ rất bất ngờ, niềm vui quá lớn. Nêu chính mình chưa phải trải qua nỗi
đau xa mẹ, cha có niềm sung sướng tột độ khi được gặp mẹ, chắc Nguyên Hồng khó có được những
đoạn văn gây ấn tượng mạnh mẽ cho người đọc như vậy.
Nguồn net
 
P

phnglan

- một số ý cần làm sáng tỏ:

+ Tình yêu thương con người: Bé Hồng có tình yêu mãnh liệt với người mẹ đáng thương

+ Giàu lòng vị tha: Bé Hồng bỏ qua những lời dèm pha thâm độc của bà cô lúc nào cũng nghĩ tới mẹ với niềm thông cảm sâu sắc, mong muốn được đón nhận tình yêu thương của mẹ

+ Bồi đắp thêm về tâm hồn tình cảm
 
Top Bottom