[Văn 8] Tổng hợp đề thi

N

nhoc_bettyberry

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Sao chẳng thấy pic này ở đâu nhỷ?

Đầu tiên là đề hsg cuối năm lớp 8, ngắn gọn thôi:

Câu 1: Viết một đoạn văn nêu cảm nhận của em về quê hương sau khi đc học bài thơ "Quê hương" của Tế Hanh

Câu 2: " Một văn bản có tính thuyết phục là văn bản biết kết hợp nhuần nhuyễn nhiều yếu tố" Bằng 1 văn bản đã học ở ct nv 8, em hãy cm.
 
T

thuyhoa17

tiếp ^^

Đề thi học sinh giỏi cấp trường

Môn thi : Văn Lớp 8

Thời gian làm bài : 120 phút


Câu 1 : Có 1 câu chuyện như sau :
Trong Thế chiến thứ nhất, nỗi kinh hoàng đã bóp nghẹt trái tim người lính khi anh chứng kiến cảnh người đồng đội chí thiết của mình ngã xuống trong trận đánh. Lúc đó, anh đang nằm trong chiến hào và những viên đạn vẫn bay lướt qua đầu. Anh hỏi viên trung uý liệu rằng anh có thể ra khu vực phi quân sự giữa chiến hào để mang bạn anh về không?
- Anh có thể đi - viên trung uy nói, nhưng tôi nghĩ rằng không đáng phải làm như thế. Bạn anh có lẽ đã chết, còn anh thì phí phạm mạng sống của mình.
Những lời nói ấy không gây tác động gì tới người lính và anh bắt đầu bò đi.
Thật kì diệu, anh đã đến được chỗ người bạn, vác anh ta lên vai và quay về chiến hào. Khi hai người cùng ngã lăn xuống đáy hào người chỉ huy xem xét cho anh lính bị thương rồi dịu dàng nhìn sang người bạn : "Tôi đã nói là không đáng rồi mà. Bạn anh đã chết còn anh bị thương rất nặng".
- Mặc dù vậy, tôi vẫn thấy rất xứng đáng, thưa ông - người lính nói.
- Anh nói "đáng" nghĩa là sao? Trung uý hỏi - bây giờ bạn anh chết rồi mà.
Người lính lặng lẽ trả lời :
- Đúng thế, thưa ông. Nhưng đó vẫn là một chuyện đáng làm vì khi tôi đến bên cạnh bạn tôi, anh ấy vẫn còn sống. Anh ấy nói với tôi : "Jim, mình biết là cậu sẽ tới". Đối với tôi, như thế đã là quá đủ rồi.

(Trích từ "Tia sáng nhỏ của tôi")​

Hãy viết một đoạn văn không quá 1 trang giấy thi nêu những cảm nghĩ của em sau khi đọc câu chuyện trên.

Câu 2 : Qua bài thơ "Quê hương" hãy chứng minh nhận định sau của Hoài Thanh :
"Tế Hanh là người tinh lắm, người nghe được cả điều không hình sắc, không âm thanh".
 
L

l0ve.literature_7997

Tiếp ^^
Đề của huyện tớ:
Câu 1:(3 điểm)

Phân tích giá trị biểu đạt của những biện pháp tu từ trong khổ thơ sau:
"...Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối"
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan ?
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn
Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới ?
Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt ,
Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?
-Than ôi!Thời oanh liệt nay còn đâu?
(Trích "Nhớ rừng'' của Thế Lữ)
Còn 2 câu hôm sau post tiếp :">
 
L

l0n3ly_canby

Tiếp ^^
Đề của huyện tớ:
Câu 1:(3 điểm)

Phân tích giá trị biểu đạt của những biện pháp tu từ trong khổ thơ sau:
"...Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối"
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan ?
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn
Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới ?
Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt ,
Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?
-Than ôi!Thời oanh liệt nay còn đâu?
(Trích "Nhớ rừng'' của Thế Lữ)
Còn 2 câu hôm sau post tiếp :">



theo tỉ thỳ ... (nói tóm tắt nha ;)))

giá trị...

làm tăng sức biểu cảm ...

giúp bài văn sống động...hấp dẫn...

cho ng` đọc cảm nhận được sức mạnh mãnh liệt của bài thơ...

tăng giá trị nhân văn cuộc sống của bài thơ...

thúc giục lòng yêu nước đứng lên đấu tranh chống giặc...:D

tóm tắt thui...

muội thử sửa lại nha...:x:-*
 
L

l0ve.literature_7997

Tiếp ^^
Đề của huyện tớ:
Câu 1:(3 điểm)

Phân tích giá trị biểu đạt của những biện pháp tu từ trong khổ thơ sau:
"...Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối"
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan ?
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn
Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới ?
Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt ,
Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?
-Than ôi!Thời oanh liệt nay còn đâu?
(Trích "Nhớ rừng'' của Thế Lữ)
Còn 2 câu hôm sau post tiếp :">
Tiếp
Câu 2,(5 điểm)
Cảm nhận của em về cái chết của nhân vật lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nam Cao.
Câu 3,Có ý kiến cho rằng:"Văn học Trung đại VN thể hiện lòng yêu nước nồng nàn,tinh thần tự hào dân tộc sâu sắc".Bằng kiến thức đã học,em haỹ làm sáng tỏ ý kiến trên

___Hết___
P/s:Chúc các em lớp 8 thi tốt :x
 
P

phantrang97

mình thấy câu đề này rất hay nez!đưa cho mọi người xem....
"Hãy bàn luận về vị ngọt và vị đắng trong cuộc sống"
 
P

pecream.97

Nhà thơ Đỗ Phủ đã từng viết.
“Khóm cúc nở hoa đã hai lần
Làm tuôn rơi nước mắt ngày trước”
Một dòng cảm xúc u uẩn của một Đỗ Phủ kì tài khi nhớ về quê hương đã không khỏi khiến ta phải xúc động, phải trào dâng một nỗi niềm thương nhớ với “Quê hương”.
Khi ta còn nhỏ, những vần thơ về quê hương đã luôn theo ta qua lời ngâm của bà, của mẹ. Quê hương theo ta khi ta chơi, khi ta cười, khi ta ăn, khi ta ngủ. Quê hương là gì? Xưa nay chưa có ai định nghĩa nổi. Nhưng với một phong cách rất Việt Nam, Te Hanh đã khiến những người con xa quê phải bật khóc

“Quê hương” hai từ “thiêng liêng” nhất của một đời người. Nó là mảnh đất chào đón sự khởi đầu của cuộc đời, một sinh linh. Con người ta không thể có hai quê hương cũng như không thể có hai người mẹ. Mảnh đất quê hương yêu dấu mà nơi ấy cho ta hạt gạo ta ăn, ngụm nước ta uóng, là nơi đã đón nhận những bước chân chập chững đầu đời. Quê hương ấm áp, ngọt ngào như dòng sữa mẹ, nuôi lớn ta từng ngày, từng ngày. Với Đỗ Trung Quân “Quê hương” thân thương là thế. “yêu dấu là thế. Từ “chỉ một” như muốn nhắc nhở chúng ta, quê hương là duy nhất, nếu ai mà không nhớ quê hương, người đó sẽ không thể lớn nổi thành người”. “không lớn nổi không phải là cơ thể không lớn lên, không phải là con người ta cứ bé mãi, mà “không lớn nổi” có nghĩa là không trưởng thành một con người thật sự. Người mà không nhớ về cội nguồn, gốc rễ, ăn cháo đá bát thì người đó không có đạo đức, không xứng đáng là một con người.
Với tất cả chúng ta, quê hương là một thứ gì đó gần gũi đến kỳ lạ. Như khi ta ăn một trái lê, ngửi một bông hoa, vị thơm ngọt của nó gợi nhắc ta về với quê hương; nơi có những cánh đồng trải dài xa mãi, những bãi cỏ xanh thơm mùi thảo mộc, những chiều hoàng hôn bình yên, ta ngồi nhìn gió hát. Dù có đi đâu xa, hơi thở của quê hương vẫn bên ta, để ta luôn có một góc nhỏ bình yên với tâm hồn. Khi ta lớn lên, ta ra đi, bon chen, lặn lội trên đường đời. Bao nhiêu mệt mỏi, bao nhiêu tủi hờn, ấm ức, ta vẫn cố chịu, để rồi khi trở về nhìn thấy rặng tre đầu làng, con đê trước sông và nhận ra mái nhà thân quen của ta đâu đó trong xóm, ta lại bật khóc, tiếng khóc vỡ òa ra vì để trú hết tủi hờn, đau buồn, tiếng khóc vờ vì một niềm hạnh phúc vô bờ bến. Ôi ! Sao mà yêu thương thế!
Về với quê hwong, như về với kí ức, như về với bản chất con người thuần túy, quê hương cho ta sự yên ả, tĩnh lặng, sự bình dị, thanh tịnh. Ta như điên cuồng muốn ôm lấy quê hương mà hôn, mà yêu. Ta như muốn chạm tay vuốt ve tất cả mọi thứ, rồi hét lên rằng “Quê hương ơi! Con đã về”. Ta chỉ muốn nhìn hết, thu hết mọi sự yêu thương ấy để vào trong tim, cho nó cùng sống, cùng chết với ta. Như vậy ta sẽ chẳng còn cô đơn, chẳng con thương nhớ nữa.
Mọi sự vật nơi đây đều có một linh hồn riêng biệt. Linh hồn ấy mãi mãi chẳng đổi thay. Mọi linh hồn ấy đều sẵn sàng dang tay chào đón ta trở về. Cái đụn rơm này, cái cây đa già này, cả cái mùi ẩm mốc của đất quê này… Tất cả, tất cả đều vây lấy ta, trò chuyện với ta, hơn hết chúng đã giúp ta chữa lành mọi vết thương lòng.
Với ta, quê hương luôn gắn với vòng tay của bà, của mẹ, là nụ hôn, là giọt nước mắt. Quê hương thơm mùi canh cà chua, tròn như quả cà, xanh như màu rau muống luộc. Đâu phải vì chưa từng ăn những thứ đó, mà sao giờ đây, nó lại ngon đến thế!. Quê hương sôi nổi và mộc mạc trong những câu chuyện vui rôm rả của làng xóm láng giếng mỗi buổi tối trăng sáng, là nụ cười ngây thơ đến mê hồn của lũ trẻ con. Ta muốn yêu, yêu hết tất cả mọi thứ của mảnh đất này.
Quê hương là một cái gì đó như giàng buộc, như một thứ kỳ diệu khiến ngày ta phải ra đi, tiến một bước nhưng muốn lùi hai bước. Phải ra bến xe nhưng lại chạy ra sông ngồi ngẩn ngơ một lúc, ngắm nhìn dòng suối bạc lấp lánh đến chói mắt khi mặt trời chiếu xuống. Quê hương ơi là quê hương!
Lại một lần nữa – ta khóc – ngày ta phải ra đi – đến giờ, ta còn quyến luyến. Kì lạ sao ta đi chậm như thế, cứ hay ngoảnh lại như thế, cây đa đầu làng đã xã mờ lắm rồi mà ta vẫn ngờ nó chỉ mới kia thôi. Trong lòng bỗng thấy bâng khuâng, xao xuyến lạ! Ta ngạc nhiên vì thấy sao lá vẫn xanh, nắng vẫn vàng ươm trùm lên cảnh vật.
 
P

pecream.97

Cảm nhận của em về câu tục ngữ Học đi đôi với hành

Trong sự nghiệp xây dựng đất nước công nghiệp hoá-hiện đại hoá đất nước ngày nay, xã hội ta ngày một phát triển. Cùng với đó là sự hiểu biết về trình độ và khả năng chuyên môn là điều không thể thiếu của mỗi người. Tuy nhiên, đã có nhiều bạn trẻ hiện nay quá chú trọng vào việc học lí thuyết ở nhà trường mà đôi khi quên mất phải thực hành-một điều hết sức quan trọng. Mối quan hệ giữa học và hành một lần nữa được nhấn mạnh qua câu tục ngữ: “Học đi đôi với hành”.
Vậy chúng ta hãy tìm hiểu xem học là gì? Hành là gì? Mà lại có sự tương quan, liền kề với nhau như thế?
Học là hoạt động tiếp thu những tri thức của nhân loại đã được đúc kết qua mấy ngàn năm lịch sử. Chúng ta có thể học ở trường qua sự truyền thụ của thầy cô, học ở bạn bè; tự học ở sách vở và thực tế cuộc sống. Học để nâng cao trình độ hiểu biết của bản thân. Tuy nhiên khi học phải tóm lược kiến thức cơ bản để dễ nhớ, dễ vận dụng…
Hành là quá trình vận dụng những kiến thức đã học vào những công việc hàng ngày. Ví dụ như một bác sĩ đem những kiến thức tiếp thu được trong suốt quá trình đào tạo sáu, bảy năm ở trường đại học để vận dụng vào việc chữa bệnh cho mọi người. Những kiến trúc sư, kĩ sư xây dựng đem kiến thức đã học để thiết kế và thi công bao công trình như nhà máy, bệnh viện, trường học, công viên…để phục vụ đời sống con người. Học sinh vận dụng những điều thầy giáo dạy để làm một bài toán khó, một bài văn…Đó là hành.
Bác Hồ cũng đã từng khẳnng định: Học để hành, có nghĩa là học để cho tốt. Thực tế cho thấy có học có hơn. Ông cha ta ngày xưa đã nói: Bất học, bất tri lí ( Không học thì không biết đâu là phải, là đúng). Mục đích cuối cùng của sự học là nhằm phục vụ cho mọi công việc đạt hiệu quả cao hơn. Nếu học được lí thuyết dù cao siêu đến đâu chằng nữa mà không đem ra vận dụng vào thực tế thì việc học ấy chỉ tốn thời gian, công sức, tiền bạc mà thôi.
Học kết hợp với hành không phải là vừa học vừa làm. Như khi ta học lí thuyết môn toán Lượng giác ở trường, ta thực hành những kiến thức đó bằng cách làm thật nhiều bài tập để nắm vững những lí thuyết ấy. Nói chung phương châm “Học đi đôi với hành” là hoàn toàn chính xác. Nếu không kết hợp học với hành thì không thể đạt được hiệu suất cao trong công việc được. Bởi trong công việc cái người ta cần, người ta quan tâm hàng đầu là sản phẩm-thành quả lao động chứ không phải là hiểu biết trên lí thuyết, một khi không đạt chỉ tiêu đó thì dẫu cho có thành tích học tập tốt đến đâu thì ta cũng sẽ nhanh chóng bị xã hội đào thải, trở thành một kẻ thất bại đáng thương hại mà thôi. Như một học sinh học tập rất tốt, Điểm môn Công dân luôn cao, vậy mà khi ra đường trong thấy một bà lão ăn xin té ngã trên đường, không những không giúp đỡ mà ngược lại còn tỏ thái độ khinh thường ghê tởm bà ấy, thiếu thực hành về mặt học vấn thì có thể bù đấp lại chứ thiếu thực hành ở mặt đạo đức thì thật không thể chấp nhận được. Một ngôi nhà không hoàn hảo thì có thể tạm sử dụng hoặc xây lại, còn con người có đạo đức suy thoái thì chỉ là đồ vô dụng. Một khi gạo đã thành cơm, dủ cho có chỉnh sửa thế nào thì cái ác tâm trong đầu cũng chẳng thể nào mất đi được chỉ có thể đầu thai chuyển kiếp khác thì mới có thể sống tốt được thôi. Những ví dụ đó đã phần nào cho ta thấy những tác hại của việc học mà không đi đôi với hành. Ngược lại, nếu bạn kết hợp tốt học với hành thì bạn sẽ đạt được nhiều thành tựu.
Trong giai đoạn xã hội phát triển với tốc độ nhanh như hiện nay thì tri thức con người là tiền đề vô cùng quan trọng. Lí thuyết mà gắn với thực hành thì sẽ thúc đẩy công việc, sản xuất một cách nhanh chóng và đạt hiệu quả cao hơn.
Thực tế cho thấy trong tất cả các cấp học ngày nay, phương châm học đi đôi với hành là hoàn toàn đúng. Những kiến thức mà ta tiếp thu được từ nhà trường, sách vở,… phải được áp dụng vào thực tế cuộc sống để sáng tạo ra những thành quả vật chất, tinh thần phục vụ con người.
Là học sinh trong thời gian học ở nhà trường, chúng ta cần phải chăm chỉ học tập kết hợp đi đôi với hành. Học bao gồm cả văn hoá, chữ nghĩa và kinh nghiệm cuộc sống để nâng cao trình độ văn hoá, tiếp thu nền khoa học và công nghệ hiện đại nhằm nâng cao nhận thức về chính trị xã hội. Và sau này, khi bước vào đời thì phải tiếp tục nâng cao trình độ hiểu biết, nâng cao chuyên môn để làm việc có hiệu quả hơn…
Tóm lại, câu phương châm “Học đi đôi với hành” đã nêu rõ tầm quan trọng của việc học kết hợp với hành. Thực hiện phương châm này đúng cách ta sẽ đạt hiệu quả cao trong học tập, tạo điều kiện thuận lợi cho sự nghiệp sau này, đồng thời góp phần tích cực vào việc xây dựng một đất nước phồn vinh tiến bộ…
 
Top Bottom